2.3.1. Thực trạng nợ xấu tại hệ thống NHTM VN
Tăng trưởng tín dụng nóng và chất lượng quản lý tín dụng còn yếu của các NHTM Việt Nam là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua.
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn luôn ở mức trên 20%, có khi lên tới 48.9% vào năm 2007, 37.5% năm 2009 và 31.2% vào năm 2010. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nên việc cân đối vốn của các NHTM gặp khó khăn; nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng liên tục tăng.
Theo các báo cáo của NHNN, nợ xấu toàn hệ thống năm 2007 là 16,000 tỷ đồng, chiếm 1.55% tổng dư nợ nền kinh tế và đến cuối năm 2009 là 35,522 tỷ, chiếm 2.05% tổng dư nợ nền kinh tế.
Con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng từ 2.5% năm 2010 lên 3.7% vào cuối năm 2011, tương ứng với 3.75 tỷ USD. Tuy nhiên nếu NHNN hoạch toán đầy đủ thì con số này có thể lên đến 5 tỷ USD.
Nợ xấu cuối năm 2011 được công bố là 3.7% (trong đó nợ xấu của Vinashin chiếm 0.7% tổng nợ xấu toàn ngành), là mức cao nhất từ năm 2003 đến nay. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tới 47% và còn một tỷ lệ rất lớn nợ nhóm 5 đang ẩn trong nợ nhóm 4 (nợ khó đòi). Đáng lưu ý hơn là các ngân hàng này phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Nếu tính theo
chuẩn mực quốc tế thì còn cao hơn rất nhiều, cụ thể là tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating đã đánh mức độ nợ xấu thực sự ở Việt Nam có thể vượt 4 lần.
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam qua các năm 2007-2011 (%).
Nguồn: Báo cáo của NHNN Việt nam
Theo chỉ thị 01/CT-NHNN tỷ trọng dư nợ phi sản suất không vượt quá 16% thế nhưng thực tế có một số ngân hàng đã vượt quá ngưỡng này. Mặc khác trong số dư nợ cho vay phi sản xuất thì có đến 90% là của bất động sản. Đến tháng 11/2011, làn sóng tín dụng đen bất động sản ở Hà Nội và Tp.HCM đã đỗ vỡ. Nợ xấu bất động sản cũng từ đó xuất hiện và tăng mạnh trong hệ thống ngân hàng.
2.3.2. Thực trạng nợ xấu của các NHTMCP tại địa bàn Tp.HCM
Tăng trưởng tín dụng và nợ xấu là hai con số thường đi đôi với nhau. Khi một nền kinh tế tăng trưởng nóng thì thường đi kèm với nó là nợ xấu gia tăng. Để có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM đòi hỏi chúng ta phải xem xét đến tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng này.
Theo bảng số liệu Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM tại Tp.HCM, năm 2005 – 2006 nợ xấu của các ngân hàng giảm nhẹ. Đến năm 2007, nợ xấu lại tăng
1.55% 2.13% 1.99% 2.50% 3.70% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 2007 2008 2009 2010 2011
mạnh, lên đến 2.3% và tăng cùng với tổng dư nợ tín dụng. Được điều chỉnh bởi NHNN và tác động của thị trường tín dụng, nợ xấu của các NHTM tại Tp.HCM giảm xuống vào năm 2008 và tăng dần vào năm 2009 và 2010. Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra là vào năm 2011 bong bóng bất động sản bị vỡ đã trực tiếp làm nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Tp.HCM tăng lên nhanh chóng đặc biệt đối với những ngân hàng có dư nợ tín dụng cho ngân hàng cao. Chính vì thế mà tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tuy rất thấp chỉ có 6.64% nhưng tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng lại tăng cao đột biến đến 3.36%, gấp 1.7 lần so với năm 2010. Trong đó tỷ lệ nợ xấu của khối NHTM NN lên đến 6.67% tăng gấp đôi và khối NHLD lên đến 6.89% tăng gấp 3.4 lần so với năm 2010.
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của NHTM Nhà nước (bao gồm Cổ phần hóa) luôn ở mức cao nhất so với các ngân hàng khác, trong khi đó NHNNg lại có tỷ lệ nợ xấu rất thấp và luôn dưới 1%. Các NHTMCP có tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức 1% đến 2.5%. Trong các ngân hàng lớn thuộc nhóm NHTMCP này thì chỉ có ACB và Sacombank duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới mức 0.7%. Trong nhóm NHTMCP vừa và nhỏ thì đa số các ngân hàng duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2.5% và tốt hơn cả ngân hàng lớn như ABB. Đến cuối năm 2011, ngân hàng SCB có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong toàn hệ thống với 11.39% và GDB là 4.07%.
Trong giai đoạn hiện nay, tuy Chính phủ và NHNN đã ban hành nhiều chính sách nhằm khôi phục thị trường nhưng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và hiện tượng BĐS đóng băng ở Tp.HCM đã làm cho nợ xấu của ngân hàng tiếp tục tăng cao. Bên cạnh đó, năng lực quản trị rủi ro tín dụng còn yếu kém đi kèm với đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên tín dụng trong các NHTM cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Do đó với vai trò là mạch máu của nền kinh tế, các NHTM khi mở rộng tín dụng cũng phải quan tâm đến chất lượng tín dụng để nợ xấu trong hệ thống ngân hàng được đảm bảo ở mức an toàn, hạn chế ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế.
Bảng 2.2: Tăng trƣởng tín dụng của hệ thống NHTM tại Tp.HCM Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Tiêu chí 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu NHTM NN (bao gồm CPH) 70,220 3.56 74,578 3.92 111,800 4.40 136,609 0.98 177,036 1.99 207,417 3.03 216,049 6.67 NHTMCP 42,899 1.79 76,941 0.90 145,580 1.61 166,770 2.05 266,731 1.43 528,304 1.87 566,383 2.56 NHLD 4,061 0.62 4,772 1.03 5,486 0.67 6,758 1.35 9,663 1.71 24,409 2.03 18,523 6.89 NHNNg 34,159 0.14 39,669 0.35 58,465 0.53 84,389 0.44 83,836 0.63 122,900 0.53 140,725 0.99 Tổng cộng 151,339 2.00 195,960 1.90 321,331 2.30 394,526 1.40 537,266 1.70 883,030 1.96 941,680 3.36
Nguồn số liệu tổng hợp từ các ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM
Bảng 2.3: Tăng trƣởng tín dụng của hệ thống NHTMCP có Hội sở chính tại địa bàn Tp.HCM.
Đơn vị tính: Tỷ đồng, % (Nguồn số liệu tổng hợp từ các NH trên địa bàn Tp.HCM)
Tiêu chí
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng
dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu Tổng dƣ nợ Nợ xấu 1. Ngân hàng có quy mô lớn (Vốn điều lệ trên 3,000 tỷ đồng)
EIB 10,207 0.85 18,407 0.86 21,174 4.70 38,382 1.82 62,348 1.41 ACB 16,765 0.18 31,436 0.08 34,346 0.67 61,827 0.40 86,648 0.32 Sacombank 14,539 0.36 34,316 0.23 33,677 0.61 55,248 0.69 77,359 0.52 SCB 8,027 0.84 19,478 0.34 23,278 0.58 31,310 1.28 33,177 11.39 Donga Bank 7,986 0.73 17,809 0.42 25,530 0.57 34,356 1.17 38,327 1.13 VN TínNghĩa 424 1.42 2,768 0.94 3,938 10.82 9,645 1.72 26,233 0.83 ABB 1,131 2.39 6,811 1.47 6,539 4.10 12,768 1.46 19,877 1.17
2. Ngân hàng có quy mô vừa (Vốn điều lệ từ 2,000 đến 3,000 tỷ đồng)
PNB 4,654 2.88 5,861 2.90 9,335 2.36 19,544 1.13 31,095 1.30
OCB 4,638 0.34 7,557 1.39 8,597 2.24 10,217 2.52 11,587 1.97
3. Ngân hàng có quy mô nhỏ (Vốn điều lệ từ 1,000 đến dưới 2,000 tỷ đồng)
HDB 2,678 0.30 8,912 0.25 6,175 1.18 8,231 1.09 11,728 0.81 VAB 2,730 1.43 5,764 0.47 6,633 1.79 12,042 1.31 13,290 2.52 SGCT 4,852 0.92 7,354 0.31 7,916 0.68 9.722 1.78 10,456 1.91 NAB 2,048 1.66 2,699 1.63 3,750 2.56 5,013 1.70 5,302 2.18 FCB 527 1.14 574 2.61 823 3.77 1,141 2.45 2,724 2.22 NaviBank 354 0.85 4,363 0.18 5,475 0.97 9,960 2.45 10,766 2.24 GDBank 521 0.38 1,051 0.48 1,296 1.31 2,315 3.46 3,663 4.07
2.4. Thực trạng các hoạt động xử lý nợ xấu tại Việt Nam 2.4.1. Công tác quản lý rủi ro tín dụng 2.4.1. Công tác quản lý rủi ro tín dụng
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng và đem lại nguồn lợi nhuận chính cho các NHTM. Hoạt động này chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt đối với Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, hệ thống thông tin bất cân xứng, thiếu tính minh bạch và đầy đủ, công tác quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao. Vì vậy cần phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Sau đây là các phương pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay:
Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý nợ quá hạn theo quy định của NHNN Việt Nam
Hiện nay các ngân hàng đang áp dụng điều 6, Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Theo quyết định này, các khoản cho vay được phân loại theo các mức độ rủi ro: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn chủ yếu dựa theo tình trạng quá hạn của các khoản nợ và một số yếu tố định tính khác theo điều 7 của quyết định này.
Áp dụng chuẩn mực quốc tế vào quản trị rủi ro tín dụng
Các ngân hàng Việt Nam đang từng bước áp dụng các nguyên tắc của Basel II thay dần cho Basel I. Việc áp dụng Basel II đòi hỏi một số điều kiện cho nên từ năm 2010 mới được áp dụng tại một số ngân hàng. Việc áp dụng Basel II đòi hỏi chi phí khá cao, các TCTD phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Vì thế, mức rủi ro của các ngân hàng lớn có thể giảm, nhưng của các ngân hàng nhỏ và yếu kém có thể tăng lên. Tuy vậy, xu hướng hiện nay các ngân hàng đang dần hoàn thiện để áp dụng Basel II vào công tác quản trị rủi ro. NHNN cũng đã ban hành quyết định 493 quy định mức dự phòng theo khuôn khổ Basel II.
Xây dựng hệ thống dữ liệu, thông tin ngân hàng thông suốt, có hiệu quả phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng
Các ngân hàng xây dựng cho mình một hệ thống dữ liệu khách hàng riêng, trên cơ sở toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ dùng chung một cơ sở dữ liệu. Điều này làm cho thông tin trong nội bộ được thông suốt. Các cán bộ tín dụng trên toàn hệ thống có thể chia sẻ với nhau những dữ liệu có ích cho công việc. Góp phần lớn vào việc quản trị rủi ro tốt hơn.
Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng
Các ngân hàng sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính gồm rất nhiều chỉ tiêu để phân tích đánh giá tín dụng doanh nghiệp, được chia thành các nhóm chỉ tiêu4
sau: - Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios)
Khả năng thanh toán ngắn hạn: chỉ tiêu này nhằm xác định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có dòng tiền ổn định và đủ lớn có thể trang trải cho các nghĩa vụ tài chính.
- Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios)
Nhóm chỉ tiêu này được xây dựng với mục đích xem xét hiệu quả của quá trình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
- Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy (Leverage ratios)
- Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios) - Nhóm chỉ tiêu chỉ số giá trị thị trường
Phân tích tín dụng:áp dụng mô hình chất lƣợng 6C5
Hiện nay đa phần các ngân hàng dựa trên các tiêu chí của Mô hình chất lượng 6C để phân tích, đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm xác định năng lực tài chính trả nợ của họ, các điều kiện đảm bảo cho họ sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Sau đây là 6 tiêu chí được xem xét:
(1) Character (Tƣ cách ngƣời vay): Cán bộ tín dụng làm rõ liệu mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, nhiệm
4
Xem thêm Phụ lục 1 trang v
5
vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời xem xét lịch sử đi vay, hoàn trả các khoản vay của khách hàng cũ và cập nhật thông tin về khách hàng mới.
(2) Capacity (Năng lực của ngƣời vay): năng lực hành vi của người đi vay cùng với các hồ sơ pháp lý có liên quan.
(3) Cash (Thu nhập của ngƣời vay): xác định nguồn trả nợ của người vay từ nguồn nào, như: doanh thu bán hàng, thu nhập, tiền từ thanh lý tài sản…
(4) Collateral (Bảo đảm tiền vay): đây là nguồn tài sản đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Ngân hàng xem xét kỹ tình hình tài sản và khả năng thu hồi trong tương lai khi thanh lý tài sản.
(5) Conditions (Các điều kiện): ngân hàng quy định các điều kiện phù hợp với chính sách tín dụng các thời kỳ và nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHTW.
(6) Control (Kiểm soát): ngân hàng phải tiến hành rà soát tất cả các hồ sơ, thủ tục có liên quan trước, trong và sau khi cho vay.
Ngân hàng thực hiện các công việc nêu trên để đảm bảo hợp đồng tín dụng được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ. Bên cạnh đó ràng buộc trách nhiệm đối với khách hàng đảm bảo quyền lợi của ngân hàng đối với thu nhập và tài sản của khách hàng trong trường hợp khoản vay có vấn đề và khả năng ngân hàng có thể thu hồi được vốn kịp thời với mức độ rủi ro và chi phí hợp lý.
Kiểm tra tín dụng
Các ngân hàng đều có quy trình tín dụng để kiểm tra tín dụng theo định kỳ nhất định với những kế hoạch, chương trình và nội dung được chuẩn bị chi tiết, thận trọng. Ngân hàng kiểm tra các khía cạnh quan trọng của mỗi khoản tín dụng:
- Kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn. - Chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo.
- Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo tính hợp pháp để sở hữu các tài sản khi người vay không trả được nợ.
- Đánh giá điều kiện tài chính và những kế hoạch kinh doanh của người vay, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng.
- Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn. Quản lý thường xuyên, chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra, giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản vay. Đặc biệt giám sát chặt chẽ hơn trong tình hình nền kinh tế đi xuống.
Xử lý tín dụng:
Mặc dù đã thực hiện các quy trình đánh giá, kiểm tra tín dụng nhưng vẫn có những khoản tín dụng xảy ra vấn đề. Khi đó, các cán bộ ngân hàng xử lý nghiệp vụ ngay, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, qua đó tư vấn, hỗ trợ khách hàng đảm bảo thu hồi vốn một cách nhanh nhất. Cán bộ phải tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ, khẩn trương tìm ra và báo cáo kịp thời vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng. Ngân hàng tách chức năng cho vay và xử lý tín dụng riêng biệt nhằm tránh xung đột có thể xảy ra về quan điểm cho vay, dự tính những nguồn có thể dùng để thu hồi nợ. Cần xem trọng chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý của doanh nghiệp.
2.4.2. Công tác xử lý nợ xấu
Trong tình hình nợ xấu gia tăng như hiện nay NHNN cùng với các NHTM đã áp dụng một số biện pháp để xử lý nợ xấu như sau:
Các biện pháp Chính phủ và NHNN áp dụng
- NHNN mở cửa với bất động sản cũng là cách để gỡ khó cho các ngân hàng
Một lượng tín dụng lớn của ngân hàng nằm trong bất động sản, và cho vay bất động sản cũng chiếm tỷ lệ lớn trong nợ xấu. Dư nợ tín dụng trực tiếp cho vay bất động sản chỉ trên dưới 10% nhưng dư nợ trong hệ thống có đảm bảo bằng bất động