Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở tphcm (Trang 36 - 39)

các nƣớc:

Dựa theo bài học kinh nghiệm của ba nước trên, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu trong khu vực NHTM:

- Các ngân hàng phải tự xem xét lại quy trình thẩm định tín dụng ngay từ đầu, tìm ra nguyên nhân chính và từ đó tìm ra lỗ hổng để sửa chữa. Và không thể bỏ qua quy trình kiểm soát trong khi cho vay, kiểm tra thường xuyên sau khi cho vay. Như vậy mới hạn chế được sự gia tăng nợ xấu trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Chính phủ và các ngân hàng cùng hợp tác xử lý triệt để các khoản nợ xấu đang tồn tại vì trong nền kinh tế đang khủng hoảng, một ngân hàng sụp đổ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính của quốc gia.

- Hệ thống ngân hàng cần được giám sát chặt chẽ hơn, cần được nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh.

- Chính phủ phải kết hợp tái cấu trúc khu vực ngân hàng và tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc thì khi khu vực ngân hàng khỏe mạnh sau khi đã được cơ cấu lại sẽ giúp cho việc cơ cấu khu vực doanh nghiệp dễ dàng hơn.

- Đa số các nước như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc trong quá trình xử lý nợ xấu, Chính phủ sẽ hỗ trợ cho các công ty quản lý tài sản AMC để mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng biện pháp chứng khoán hóa tài sản tài chính ABS, đặc biệt là các khoản NPLs của các ngân hàng để chuyển để chuyển các NPLs này thành các tài sản an toàn (trái phiếu được đảm bảo bởi Chính phủ). Mà điều này Việt Nam có thể học tập.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Như vậy, trong chương đầu tiên của bài nghiên cứu, những khái niệm cơ bản, chức năng, đặc điểm, và vai trò của hệ thống ngân hàng trên Thế giới và Việt Nam đã được làm rõ. Đặc biệt trong chương này nhóm chúng tôi cũng làm rõ khái niệm mợ xấu, nhấn mạnh vào cách phân loại nợ xấu của các quốc gia trên thế giới, từ đó cho thấy sự khác nhau giữa cách phân loại nợ của họ và của nước ta.

Với những thành công nhất định trong việc xử lý nợ xấu của hệ thống tài chính một số nước trên thế giới (Mỹ, Trung Quốc, và Hàn Quốc) khi khủng hoảng kinh tế xảy ra ở những năm trước đây, nhóm chúng tôi cũng đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu trong việc xử lý nợ xấu cho Việt Nam.

Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008, Việt Nam là một quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng nợ xấu đang gia tăng nhanh chóng trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các NHTM. Vì vậy, vấn đề nợ xấu trở thành đề tài nóng hổi và thật sự đáng quan tâm. Để hiểu rõ điều này, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thực trạng dư nợ tín dụng và nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và NHTM trên địa bàn Tp.HCM nói riêng trong chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở tphcm (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)