Kiến nghị đi từ thực trạng nợ xấu tại hệ thống NHTM Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở tphcm (Trang 83 - 84)

Tăng trưởng tín dụng nóng và chất lượng quản lý tín dụng còn yếu của các NHTM Việt Nam là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua. Vì vậy cần phải giảm sức ép tăng trưởng tín dụng, quy định mức tăng trưởng phù hợp cho các ngân hàng, không nên quá cao trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Các ngân hàng cần phải tăng cường củng cố chất lượng quản lý tín dụng, áp dụng kết hợp nhiều mô hình quản trị tín dụng hiệu quả được sử dụng trên thế giới, đầu tư nguồn nhân lực và hệ thống công nghệ hiện đại, từng bước áp dụng thành công Basel II, tiến tới Basel III.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nên việc cân đối vốn của các NHTM gặp khó khăn; nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng liên tục tăng. Từ ngày 11/06/2012 lãi suất huy động hạ xuống còn 9% sẽ càng làm cho nguồn vốn ngân hàng huy động bị sụt giảm. Vì vậy để cân bằng dòng tiền đầu ra và đầu vào ngân hàng nên xem xét cẩn thận các khoản cho vay, không nên cho vay các khoản mà người vay không chứng minh được khả năng trả nợ một cách rõ ràng, hiệu quả. Thêm một thực tế hiện nay là mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng lãi suất cho vay vẫn rất cao, ngân hàng lấy lý do vì nguồn tiền cho khách hàng vay được huy động trước đây với lãi suất cao và các khoản vốn huy động đó chưa đáo hạn nên ngân hàng phải cho vay lãi suất cao để bù đắp chi phí. Các ngân hàng cần phải hạ lãi suất phù hợp với yêu cầu thị trường nằm giảm sức ép nợ vay cho khách hàng cũng như tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ.

Nợ xấu bất động sản chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng mạnh trong hệ thống ngân hàng. Bởi vậy phải xem xét siết chặt các khoản cho vay bất động sản và các ngành phụ trợ thép, xi măng…, chỉ nên xem xét cho vay các khoản vay có hiệu quả kinh tế, khả năng thu hồi vốn cao.

Với tình hình tỷ lệ nợ xấu của NHTM Nhà nước (bao gồm cổ phần hóa) luôn ở mức cao nhất so với các ngân hàng khác, trong khi đó NHNNg lại có tỷ lệ nợ xấu rất thấp và luôn dưới 1% cần đặc biệt xem xét cơ cấu lại tổ chức của các NHTM Nhà nước, giảm sự phụ thuộc vào Chính phủ, học tập kinh nghiệm áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro của các NHNNg. Nếu làm được như vậy các NHTM Việt Nam nói chung NHTM Nhà nước nói chung sẽ có thể nâng cao vị thế của mình, cạnh tranh tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở tphcm (Trang 83 - 84)