Thực trạng các hoạt động xử lý nợ xấu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở tphcm (Trang 54)

2.4.1. Công tác quản lý rủi ro tín dụng

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng và đem lại nguồn lợi nhuận chính cho các NHTM. Hoạt động này chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt đối với Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, hệ thống thông tin bất cân xứng, thiếu tính minh bạch và đầy đủ, công tác quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao. Vì vậy cần phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Sau đây là các phương pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay:

Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý nợ quá hạn theo quy định của NHNN Việt Nam

Hiện nay các ngân hàng đang áp dụng điều 6, Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Theo quyết định này, các khoản cho vay được phân loại theo các mức độ rủi ro: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn chủ yếu dựa theo tình trạng quá hạn của các khoản nợ và một số yếu tố định tính khác theo điều 7 của quyết định này.

Áp dụng chuẩn mực quốc tế vào quản trị rủi ro tín dụng

Các ngân hàng Việt Nam đang từng bước áp dụng các nguyên tắc của Basel II thay dần cho Basel I. Việc áp dụng Basel II đòi hỏi một số điều kiện cho nên từ năm 2010 mới được áp dụng tại một số ngân hàng. Việc áp dụng Basel II đòi hỏi chi phí khá cao, các TCTD phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Vì thế, mức rủi ro của các ngân hàng lớn có thể giảm, nhưng của các ngân hàng nhỏ và yếu kém có thể tăng lên. Tuy vậy, xu hướng hiện nay các ngân hàng đang dần hoàn thiện để áp dụng Basel II vào công tác quản trị rủi ro. NHNN cũng đã ban hành quyết định 493 quy định mức dự phòng theo khuôn khổ Basel II.

Xây dựng hệ thống dữ liệu, thông tin ngân hàng thông suốt, có hiệu quả phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng

Các ngân hàng xây dựng cho mình một hệ thống dữ liệu khách hàng riêng, trên cơ sở toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ dùng chung một cơ sở dữ liệu. Điều này làm cho thông tin trong nội bộ được thông suốt. Các cán bộ tín dụng trên toàn hệ thống có thể chia sẻ với nhau những dữ liệu có ích cho công việc. Góp phần lớn vào việc quản trị rủi ro tốt hơn.

Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng

Các ngân hàng sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính gồm rất nhiều chỉ tiêu để phân tích đánh giá tín dụng doanh nghiệp, được chia thành các nhóm chỉ tiêu4

sau: - Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios)

Khả năng thanh toán ngắn hạn: chỉ tiêu này nhằm xác định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có dòng tiền ổn định và đủ lớn có thể trang trải cho các nghĩa vụ tài chính.

- Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios)

Nhóm chỉ tiêu này được xây dựng với mục đích xem xét hiệu quả của quá trình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

- Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy (Leverage ratios)

- Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios) - Nhóm chỉ tiêu chỉ số giá trị thị trường

Phân tích tín dụng:áp dụng mô hình chất lƣợng 6C5

Hiện nay đa phần các ngân hàng dựa trên các tiêu chí của Mô hình chất lượng 6C để phân tích, đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm xác định năng lực tài chính trả nợ của họ, các điều kiện đảm bảo cho họ sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Sau đây là 6 tiêu chí được xem xét:

(1) Character (Tƣ cách ngƣời vay): Cán bộ tín dụng làm rõ liệu mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, nhiệm

4

Xem thêm Phụ lục 1 trang v

5

vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời xem xét lịch sử đi vay, hoàn trả các khoản vay của khách hàng cũ và cập nhật thông tin về khách hàng mới.

(2) Capacity (Năng lực của ngƣời vay): năng lực hành vi của người đi vay cùng với các hồ sơ pháp lý có liên quan.

(3) Cash (Thu nhập của ngƣời vay): xác định nguồn trả nợ của người vay từ nguồn nào, như: doanh thu bán hàng, thu nhập, tiền từ thanh lý tài sản…

(4) Collateral (Bảo đảm tiền vay): đây là nguồn tài sản đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Ngân hàng xem xét kỹ tình hình tài sản và khả năng thu hồi trong tương lai khi thanh lý tài sản.

(5) Conditions (Các điều kiện): ngân hàng quy định các điều kiện phù hợp với chính sách tín dụng các thời kỳ và nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHTW.

(6) Control (Kiểm soát): ngân hàng phải tiến hành rà soát tất cả các hồ sơ, thủ tục có liên quan trước, trong và sau khi cho vay.

Ngân hàng thực hiện các công việc nêu trên để đảm bảo hợp đồng tín dụng được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ. Bên cạnh đó ràng buộc trách nhiệm đối với khách hàng đảm bảo quyền lợi của ngân hàng đối với thu nhập và tài sản của khách hàng trong trường hợp khoản vay có vấn đề và khả năng ngân hàng có thể thu hồi được vốn kịp thời với mức độ rủi ro và chi phí hợp lý.

Kiểm tra tín dụng

Các ngân hàng đều có quy trình tín dụng để kiểm tra tín dụng theo định kỳ nhất định với những kế hoạch, chương trình và nội dung được chuẩn bị chi tiết, thận trọng. Ngân hàng kiểm tra các khía cạnh quan trọng của mỗi khoản tín dụng:

- Kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn. - Chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo.

- Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo tính hợp pháp để sở hữu các tài sản khi người vay không trả được nợ.

- Đánh giá điều kiện tài chính và những kế hoạch kinh doanh của người vay, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng.

- Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn. Quản lý thường xuyên, chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra, giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản vay. Đặc biệt giám sát chặt chẽ hơn trong tình hình nền kinh tế đi xuống.

Xử lý tín dụng:

Mặc dù đã thực hiện các quy trình đánh giá, kiểm tra tín dụng nhưng vẫn có những khoản tín dụng xảy ra vấn đề. Khi đó, các cán bộ ngân hàng xử lý nghiệp vụ ngay, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, qua đó tư vấn, hỗ trợ khách hàng đảm bảo thu hồi vốn một cách nhanh nhất. Cán bộ phải tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ, khẩn trương tìm ra và báo cáo kịp thời vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng. Ngân hàng tách chức năng cho vay và xử lý tín dụng riêng biệt nhằm tránh xung đột có thể xảy ra về quan điểm cho vay, dự tính những nguồn có thể dùng để thu hồi nợ. Cần xem trọng chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý của doanh nghiệp.

2.4.2. Công tác xử lý nợ xấu

Trong tình hình nợ xấu gia tăng như hiện nay NHNN cùng với các NHTM đã áp dụng một số biện pháp để xử lý nợ xấu như sau:

Các biện pháp Chính phủ và NHNN áp dụng

- NHNN mở cửa với bất động sản cũng là cách để gỡ khó cho các ngân hàng

Một lượng tín dụng lớn của ngân hàng nằm trong bất động sản, và cho vay bất động sản cũng chiếm tỷ lệ lớn trong nợ xấu. Dư nợ tín dụng trực tiếp cho vay bất động sản chỉ trên dưới 10% nhưng dư nợ trong hệ thống có đảm bảo bằng bất động sản rất lớn, khoảng 60%. Theo công văn 674/NHNN-CSTT kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2012 do NHNN Việt Nam ban hành, nhiều nhóm đối tượng được đưa ra khỏi nhóm không khuyến khích để cho vay tín dụng bình thường. NHNN loại trừ các nhóm sau ra khỏi vay vốn đầu tư, xây dựng bất động sản: Xây dựng nhà để bán, cho thuê cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nhưng không thu

tiền thuê nhà hoặc thu tiền thuê với giá thuê không vượt quá mức giá cho thuê nhà ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mà chi phí xây dựng nhà ở hoặc chi phí tiền thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; …

Việc này không chỉ có lợi cho các nhóm đối tượng cho vay đã được đưa ra khỏi diện không khuyến khích mà ngay cả những nhóm còn nằm trong diện hạn chế cũng được lợi.Vì một số nhóm đối tượng trong nhóm không khuyến khích cho vay đã được loại bỏ. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng trong suốt cả năm 2012 tối đa là 16%, có nghĩa cơ hội cho vay không khuyến khích sẽ tăng lên gấp đôi.

- Thành lập Công ty Mua bán nợ Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính

Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC), thuộc Bộ Tài chính, ra đời vào năm 2003, vốn điều lệ 2 000 tỷ đồng do Ngân sách Nhà nước cấp và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004, có chức năng chuyên mua nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp, xử lý nợ và tài sản khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi DNNN, tiến hành cổ phần hóa các công ty,…

Tính đến 30/4/2012, Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã thực hiện được 114 phương án mua bán nợ và tài sản theo phương thức thoả thuận để thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp và xử lý tài sản, thu hồi nợ. Trong đó, mua nợ để tái cấu trúc cho 73 doanh nghiệp. Đến nay đã hoàn thành chuyển nợ thành vốn góp, xử lý nợ gắn với tái cấu trúc được 44 doanh nghiệp, trong đó 23 DNNN kinh doanh thua lỗ, mất vốn nhà nước và 21 doanh nghiệp khác sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Mua nợ để thu hồi nợ tại 37 doanh nghiệp thông qua cơ cấu lại thời gian trả nợ, điều chỉnh lãi suất cho vay, giúp doanh nghiệp tồn tại tiếp tục hoạt động và phát triển. Mua tài sản để xử lý thu hồi tại 04 doanh nghiệp. Tổng mệnh giá nợ và tài sản đã mua là khoảng gần 8 nghìn tỷ đồng. Đã xử lý tồn tại tài chính cho doanh nghiệp khoảng 2.5 nghìn tỷ đồng. Với số vốn nhà nước cấp ban đầu 2 nghìn tỷ đồng, qua gần 8 năm hoạt động, số vốn nhà nước thực có tại DATC thời điểm 31/12/2011 là 2 757 tỷ đồng, tăng 757 tỷ đồng

so với vốn ban đầu (37.8%).

Hiệu quả đạt được của DATC: hoạt động mua bán nợ đã giúp các NHTM Nhà nước xử lý nhanh một khối lượng lớn nợ tồn đọng, góp phần cải thiện và nâng cao năng lực tài chính để chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa, tăng cường tính an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng trong quá trình cải cách và hội nhập. Các doanh nghiệp có điều kiện tiếp tục hoạt động, khôi phục khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Bên cạnh những thành quả đạt được là những thuận lợi và khó khăn. Những thuận lợi mà công ty có được: việc lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, cải cách sắp xếp DNNN đã và đang được Đảng và Chính phủ quan tâm sâu sắc, ưu tiên đẩy mạnh một cách hiệu quả. Thêm vào đó một số bộ ngành, địa phương đã có sự ủng hộ đối với hoạt động của DATC.

Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là cơ chế, hành lang pháp lý cho hoạt động của Công ty. Mặc dù Nghị định số 109/2007/NĐ-CP đã cho phép chuyển đổi sở hữu DNNN âm vốn thông qua hoạt động mua bán nợ, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó DATC không có những cơ chế riêng làm công cụ xử lý nợ. DATC cũng không có đủ năng lực tài chính để thực hiện nhiều thương vụ mua bán nợ, công ty đang kiến nghị tăng vốn điều lệ lên 5 nghìn tỷ đồng. DATC vẫn còn xử lý nợ mang nặng tính thủ tục với yêu cầu công ty làm đơn xin bán nợ, chưa có hơi thở thị trường và chưa có một hệ thống thẩm định nợ xấu. Thêm vào đó, thị trường mua bán nợ chưa có người mua lại nợ.

Các biện pháp NHTM áp dụng

- Cấp thêm vốn tín dụng

Đây là giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh để cải thiện tình hình tài chính. Khi thực hiện giải pháp này ngân hàng cần phải xem xét kỹ, nếu nhìn thấy được khả năng cải thiện thì mới cấp thêm vốn. Biện pháp này được sử dụng kèm theo khi các ngân hàng tiến hành cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng, như BIDV xem xét cấp thêm tín dụng hỗ trợ khách hàng

cơ cấu lại dòng tiền, ACB tái tài trợ cho doanh nghiệp với kỳ hạn dài hơn nhằm giảm bớt áp lực trả nợ cho khách hàng.

- Tiến hành gia hạn nợ cho các doanh nghiệp khó khăn tạm thời

NHNN tạo điều kiện để các NHTM kéo dài thời gian trả nợ phù hợp hơn cho các doanh nghiệp khó khăn tạm thời. Quyết định này giúp cho doanh nghiệp trong thời gian gia hạn nợ vẫn được vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh bình thường từ đó tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng, điều này cũng giúp cho ngân hàng giải quyết tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng. Đây được xem là liều thuốc trợ lực tốt cho cả ngân hàng và doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh tế khó khăn do tác động của kinh tế vĩ mô. Cơ chế gia hạn nợ này phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng cũng cần chú ý tránh trường hợp các doanh nghiệp che giấu nợ xấu làm đẹp báo cáo tài chính. Hiện tại BIDV đang tiến hành kéo dài thời gian trả nợ cho khách hàng và định lại kỳ hạn trả nợ. Các doanh nghiệp có khả năng phục hồi sau khi được hỗ trợ sẽ được LienVietpostBank xem xét kéo dài thời hạn trả nợ.

- Cơ cấu lại các khoản vay và thực hiện việc phân loại nợ đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

NHNN đã có Văn bản số 2056/NHNN-CSTT yêu cầu các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các doanh nghiệp, chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ. Nhưng đến nay, ngoài một số ngân hàng trong nhóm G12, đa phần các ngân hàng vẫn rất chậm chạp trong tái cơ cấu nợ do lo ngại rủi ro.

Theo quy định tại Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Để phản ánh khách quan khả năng trả nợ của khách hàng, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở tphcm (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)