Trong tình hình nợ xấu gia tăng như hiện nay NHNN cùng với các NHTM đã áp dụng một số biện pháp để xử lý nợ xấu như sau:
Các biện pháp Chính phủ và NHNN áp dụng
- NHNN mở cửa với bất động sản cũng là cách để gỡ khó cho các ngân hàng
Một lượng tín dụng lớn của ngân hàng nằm trong bất động sản, và cho vay bất động sản cũng chiếm tỷ lệ lớn trong nợ xấu. Dư nợ tín dụng trực tiếp cho vay bất động sản chỉ trên dưới 10% nhưng dư nợ trong hệ thống có đảm bảo bằng bất động sản rất lớn, khoảng 60%. Theo công văn 674/NHNN-CSTT kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2012 do NHNN Việt Nam ban hành, nhiều nhóm đối tượng được đưa ra khỏi nhóm không khuyến khích để cho vay tín dụng bình thường. NHNN loại trừ các nhóm sau ra khỏi vay vốn đầu tư, xây dựng bất động sản: Xây dựng nhà để bán, cho thuê cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nhưng không thu
tiền thuê nhà hoặc thu tiền thuê với giá thuê không vượt quá mức giá cho thuê nhà ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mà chi phí xây dựng nhà ở hoặc chi phí tiền thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; …
Việc này không chỉ có lợi cho các nhóm đối tượng cho vay đã được đưa ra khỏi diện không khuyến khích mà ngay cả những nhóm còn nằm trong diện hạn chế cũng được lợi.Vì một số nhóm đối tượng trong nhóm không khuyến khích cho vay đã được loại bỏ. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng trong suốt cả năm 2012 tối đa là 16%, có nghĩa cơ hội cho vay không khuyến khích sẽ tăng lên gấp đôi.
- Thành lập Công ty Mua bán nợ Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính
Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC), thuộc Bộ Tài chính, ra đời vào năm 2003, vốn điều lệ 2 000 tỷ đồng do Ngân sách Nhà nước cấp và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004, có chức năng chuyên mua nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp, xử lý nợ và tài sản khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi DNNN, tiến hành cổ phần hóa các công ty,…
Tính đến 30/4/2012, Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã thực hiện được 114 phương án mua bán nợ và tài sản theo phương thức thoả thuận để thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp và xử lý tài sản, thu hồi nợ. Trong đó, mua nợ để tái cấu trúc cho 73 doanh nghiệp. Đến nay đã hoàn thành chuyển nợ thành vốn góp, xử lý nợ gắn với tái cấu trúc được 44 doanh nghiệp, trong đó 23 DNNN kinh doanh thua lỗ, mất vốn nhà nước và 21 doanh nghiệp khác sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Mua nợ để thu hồi nợ tại 37 doanh nghiệp thông qua cơ cấu lại thời gian trả nợ, điều chỉnh lãi suất cho vay, giúp doanh nghiệp tồn tại tiếp tục hoạt động và phát triển. Mua tài sản để xử lý thu hồi tại 04 doanh nghiệp. Tổng mệnh giá nợ và tài sản đã mua là khoảng gần 8 nghìn tỷ đồng. Đã xử lý tồn tại tài chính cho doanh nghiệp khoảng 2.5 nghìn tỷ đồng. Với số vốn nhà nước cấp ban đầu 2 nghìn tỷ đồng, qua gần 8 năm hoạt động, số vốn nhà nước thực có tại DATC thời điểm 31/12/2011 là 2 757 tỷ đồng, tăng 757 tỷ đồng
so với vốn ban đầu (37.8%).
Hiệu quả đạt được của DATC: hoạt động mua bán nợ đã giúp các NHTM Nhà nước xử lý nhanh một khối lượng lớn nợ tồn đọng, góp phần cải thiện và nâng cao năng lực tài chính để chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa, tăng cường tính an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng trong quá trình cải cách và hội nhập. Các doanh nghiệp có điều kiện tiếp tục hoạt động, khôi phục khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Bên cạnh những thành quả đạt được là những thuận lợi và khó khăn. Những thuận lợi mà công ty có được: việc lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, cải cách sắp xếp DNNN đã và đang được Đảng và Chính phủ quan tâm sâu sắc, ưu tiên đẩy mạnh một cách hiệu quả. Thêm vào đó một số bộ ngành, địa phương đã có sự ủng hộ đối với hoạt động của DATC.
Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là cơ chế, hành lang pháp lý cho hoạt động của Công ty. Mặc dù Nghị định số 109/2007/NĐ-CP đã cho phép chuyển đổi sở hữu DNNN âm vốn thông qua hoạt động mua bán nợ, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó DATC không có những cơ chế riêng làm công cụ xử lý nợ. DATC cũng không có đủ năng lực tài chính để thực hiện nhiều thương vụ mua bán nợ, công ty đang kiến nghị tăng vốn điều lệ lên 5 nghìn tỷ đồng. DATC vẫn còn xử lý nợ mang nặng tính thủ tục với yêu cầu công ty làm đơn xin bán nợ, chưa có hơi thở thị trường và chưa có một hệ thống thẩm định nợ xấu. Thêm vào đó, thị trường mua bán nợ chưa có người mua lại nợ.
Các biện pháp NHTM áp dụng
- Cấp thêm vốn tín dụng
Đây là giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh để cải thiện tình hình tài chính. Khi thực hiện giải pháp này ngân hàng cần phải xem xét kỹ, nếu nhìn thấy được khả năng cải thiện thì mới cấp thêm vốn. Biện pháp này được sử dụng kèm theo khi các ngân hàng tiến hành cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng, như BIDV xem xét cấp thêm tín dụng hỗ trợ khách hàng
cơ cấu lại dòng tiền, ACB tái tài trợ cho doanh nghiệp với kỳ hạn dài hơn nhằm giảm bớt áp lực trả nợ cho khách hàng.
- Tiến hành gia hạn nợ cho các doanh nghiệp khó khăn tạm thời
NHNN tạo điều kiện để các NHTM kéo dài thời gian trả nợ phù hợp hơn cho các doanh nghiệp khó khăn tạm thời. Quyết định này giúp cho doanh nghiệp trong thời gian gia hạn nợ vẫn được vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh bình thường từ đó tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng, điều này cũng giúp cho ngân hàng giải quyết tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng. Đây được xem là liều thuốc trợ lực tốt cho cả ngân hàng và doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh tế khó khăn do tác động của kinh tế vĩ mô. Cơ chế gia hạn nợ này phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng cũng cần chú ý tránh trường hợp các doanh nghiệp che giấu nợ xấu làm đẹp báo cáo tài chính. Hiện tại BIDV đang tiến hành kéo dài thời gian trả nợ cho khách hàng và định lại kỳ hạn trả nợ. Các doanh nghiệp có khả năng phục hồi sau khi được hỗ trợ sẽ được LienVietpostBank xem xét kéo dài thời hạn trả nợ.
- Cơ cấu lại các khoản vay và thực hiện việc phân loại nợ đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
NHNN đã có Văn bản số 2056/NHNN-CSTT yêu cầu các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các doanh nghiệp, chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ. Nhưng đến nay, ngoài một số ngân hàng trong nhóm G12, đa phần các ngân hàng vẫn rất chậm chạp trong tái cơ cấu nợ do lo ngại rủi ro.
Theo quy định tại Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Để phản ánh khách quan khả năng trả nợ của khách hàng, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng tích cực, có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khi điều
chỉnh kỳ hạn, gia hạn.
Hiện nay, BIDV tiến hành cơ cấu lại các khoản vay bằng cách gia hạn nợ, định lại kỳ hạn. Đồng thời ngân hàng cũng xem xét cho vay trung và dài hạn, bù đắp cơ cấu khoản vay ngắn hạn để hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại dòng tiền; thực hiện miễn, giảm phần lãi với các khách hàng có thiện chí trả nợ; miễn, giảm phần lãi phạt quá hạn khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và phần lãi còn lại theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Khi doanh nghiệp trả hết nợ cho ngân hàng lãi suất được giảm ít nhất 4-5% và nếu doanh nghiệp huy động được vốn trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay để khôi phục dư nợ với lãi suất 14-15%/năm. Trong năm 2012 BIDV ước tính giảm lợi nhuận 1.2-1.5 nghìn tỷ đồng.
Điều kiện của ACB để cơ cấu lại nợ vay là khách hàng phải có năng lực trả nợ sau khi tái cấu trúc và có ngành nghề phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành. Hiện ACB đang triển khai chương trình tái tài trợ khoản vay cho doanh nghiệp với thời hạn dài hơn. Quy trình cho vay: ngân hàng cam kết cho vay, sau đó doanh nghiệp tự tìm nguồn trả nợ cũ vay lại nợ mới với thời gian cho vay dài hơn. Hạn mức tài trợ đối với một khách hàng là 50 tỉ đồng trong thời gian 60 tháng và doanh nghiệp được ân hạn vốn gốc. Lãi suất cho vay theo chương trình này khoảng 18%/năm.
Tại Vietcombank, LienVietpostBank các doanh nghiệp hiện tại gặp khó khăn nhưng có hướng phát triển thì ngân hàng có thể kéo dài thời hạn trả nợ tùy thuộc vào khả năng phục hồi sau tái cơ cấu, ngân hành sẽ căn cứ trên tổng số nợ phải trả, các khoản thu khó đòi, thực lực vốn hàng hóa, hợp đồng mua bán, tiêu thụ,...
Việc cơ cấu lại các khoản nợ cũng gặp nhiều khó khăn vì các ngân hàng còn ngần ngại việc phải chấp nhận phát sinh nợ xấu, mất chi phí bù đắp nợ xấu và cùng với áp lực của cổ đông, ngân hàng cũng khó khăn trong việc chấp nhận dùng hàng trăm tỷ đồng tiền lãi để cơ cấu nợ.
- Điều chỉnh lãi suất, miễn giảm lãi
Thống đốc NHNN yêu cầu, trên cơ sở khả năng tài chính và chính sách khách hàng của TCTD, TCTD xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng
tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành, nhất là đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động.
Xem xét miễn, giảm lãi phải trả đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính theo quy định tại Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và trên cơ sở khả năng tài chính, quy chế miễn, giảm lãi của TCTD.
Việc xét miễn giảm lãi cho khách hàng được các ngân hàng tiến hành đồng thời với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khi khách trả hết nợ sẽ được giảm lãi suất và được vay tiếp với lãi suất thấp hơn 14-15% /năm tại BIDV, 18%/năm tại ACB. Theo thông tư số 08 /2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012 lãi suất tiền gửi tối đa kỳ hạn 1 tháng trở lên là 12%/năm. Đến ngày 25/05/2012 thông tư 17/2012/TT-NHNN được ban hành với lãi suất được hạ xuống còn 11%/năm. Đây là tiền đề để các NHTM hạ lãi suất cho vay.
- Thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
Các AMC ra đời với nhiệm vụ: chuyên nghiệp hóa hoạt động xử lý nợ của ngân hàng, xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả, cơ cấu nợ tồn đọng, tiếp nhận quẩn lý các khoản nợ tồn đọng của ngân hàng, cải tiến hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng toàn ngân hàng. Từ đó từng bước phát triển hoạt động mua bán nợ, tái tạo nguồn vốn cho ngân hàng.
Theo thống kê của PG Bank, hiện nay có 27 AMC trực thuộc NHTM. Bên cạnh đó, có một số NHTM đã được NHNN chấp thuận thành lập AMC nhưng AMC chưa chính thức đi vào hoạt động (Habubank, VietABank, Vietbank, Seabank). Các AMC trực thuộc NHTM hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, vốn điều lệ khoảng 50-100 tỷ đồng.
Tuy nhiên môi trường pháp lý Việt Nam chưa có một hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán nợ, chưa hỗ trợ đầy dủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo mà không có sự can thiệp của tòa án nên hoạt động của các công ty quản lý nợ
còn đơn giản và nội bộ. Có nhiều biện pháp để xử lý nợ, như bán tài sản bảo đảm, tái cơ cấu công ty, chứng khoán hoá, phá sản công ty... Nhưng hiện nay phần lớn công ty quản lý nợ vẫn chỉ cách làm truyền thống là xử lý tài sản đảm bảo; không thu hồi được thì khởi kiện.
Biểu đồ 2.7: Số lƣợng AMC thành lập qua các năm.
Biểu đồ 2.8: Số lƣợng AMC theo quy mô vốn điều lệ.
Nguồn: FI-PG Bank
Thực trạng hoạt động của các AMC: Hiện nay các AMC có lực lượng nhân sự mỏng chỉ tương đương với phòng quản lý nợ, xử lý nợ. Nhiệm vụ chính của AMC là
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1995 2000 2002 2003 2004 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lượng AMC Năm Biểu đồ thống kê số lượng AMC thành lập theo năm
Số lượng AMC 0 1 2 3 4 5 6 7 5 10 20 30 36 50 51.6 100 150 200 300 340 500 514 2000 Số lƣợng AMC VĐL(tỷ đồng)
Biểu đồ thống kê số lượng AMC theo quy mô vốn điều lệ
Số lượng AMC
hợp thức hóa việc cho vay với lãi suất vượt trần của NHTM. NHTM sẽ thu thêm phí như phí thẩm định tài sản, phí quản lý tài sản đảm bảo,… thông qua AMC, tính phí bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số vốn vay và thu một lần. Do đó, lãi suất cho vay mà khách hàng phải chịu thường cao hơn từ 3-5% lãi suất cho vay quy định. Các AMC đã không thực hiện đúng nhiệm vụ cần phải làm.
- Đảo nợ
Với chính sách cho vay đảo nợ, doanh nghiệp chỉ cần vay khoản nợ mới để trả khoản nợ cũ và như thế khiến cho người ta dễ đánh giá rằng doanh nghiệp đã trả được tốt khoản nợ vay, còn ngân hàng thì không những thu hồi được vốn vay mà nợ xấu cũng không có.
Trong năm 2011 tình hình hoạt động đảo nợ diễn ra âm thầm nhưng mạnh mẽ, điều đó đã được chứng minh qua những con số thống kê cuối năm 2011 của Bộ xây dựng: nhìn chung các khoản tín dụng năm 2011 giảm: vay xây dựng khu đô thị là 24,618 tỷ đồng, giảm 13.08%; vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để ở (trừ trường hợp khách hàng vay trả nợ bằng tiền lương) là 54,285 tỷ đồng, giảm 26.97%; vay đầu tư, kinh doanh bất động sản khác (xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng) là 38,875 tỷ đồng, giảm 36.23% so với cuối năm 2010. Tuy nhiên, một số khoản mục khác lại có dư nợ tăng như: xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 13,877 tỷ đồng, tăng 5.74%, vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán, cho thuê là