Qua các mô hình kiểm định phụ cho thấy rằng dữ liệu của các biến là phù hợp và có thể giải thích được cho biến phụ thuộc. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy mô hình và dữ liệu cũng còn nhiều hạn chế.
- Các dữ liệu liên quan đến Báo cáo tài chính của các NHTM CP chỉ được phổ biến trong những năm 2006 trở lại đây nên việc thu thập dữ liệu của khoảng thời gian trước đó khá khó khăn.
- Một số ngân hàng không đăng tải Báo cáo tài chính hay Báo cáo thường niên vì vậy nhóm không thể kiểm định mô hình của tất cả các NHTMCP trên địa bàn TP HCM.
- Mô hình còn chưa đề cập đến các nhân tố định tính tác động đến nợ xấu như thiên tai, địch họa, tác động của Chính phủ.
- Biến ROTHAST ở mô hình của Xiaofen có tác động đến nợ xấu tuy nhiên khi kiểm định ở Việt Nam thì biến này tác động không đáng kể. Có thể thấy nguyên nhân của việc này là do ở các ngân hàng Việt Nam tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ lệ trên tổng thu nhập, đa số nguồn thu nhập của các NH là từ hoạt động cho vay. Điều này là một điểm cần khắc phục ở hệ thống NHVN khi mà việc đa dạng hóa các dịch vụ không chỉ làm tăng nguồn thu cho NH mà còn góp phần làm giảm rủi ro trong hoạt động cho vay truyền thống.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong những năm vừa qua, vì bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên kinh tế Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn mà biểu hiện rõ nhất là nợ xấu không ngừng tăng trong hệ thống ngân hàng.
Từ mô hình các nhân tố tác động đến nợ xấu ở trên, sau khi kiểm định cho thấy dư nợ và lãi suất có tác động cùng chiều đến nợ xấu, trong khi đó tăng trưởng GDP có tác động âm lên nợ xấu. Điều này có thể thấy rõ qua thực trạng tín dụng tăng trưởng nóng, lãi suất cao hiện nay dẫn đến các doanh nghiệp khó khăn trong vấn đề huy động vốn mà hậu quả là trong năm 2011 và đầu năm 2012 có hàng chục ngàn doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Ngoài yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP thực mà các ngân hàng không quản lý được, những yếu tố mà bản thân mỗi ngân hàng có thể quản lý được như dư nợ tín dụng và lãi suất huy động cũng như cho vay, ngân hàng cũng nên tập trung chú trọng kiểm soát tốt để kiềm chế nợ xấu tăng mạnh.
Vì vậy, sau khi đã xác định được các nhân tố thực sự tác động đến nợ xấu của ngân hàng, phần tiếp theo chúng tôi sẽ đề xuất các giải pháp xử lý vấn đề này.
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU