Những vấn đề đặt ra cho công tác xử lý nợ xấu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở tphcm (Trang 69 - 71)

- Làm thế nào để các AMC, DATC có một sức mạnh đủ để giải quyết nợ xấu, phát huy được vai trò của mình, cần sự hỗ trợ về tài chính, cơ sở pháp lý.

- Cải thiện các phương pháp xử lý nợ xấu hiện nay như nuôi nợ, gia hạn nợ… để đạt được hiệu quả tốt hơn.

- Tìm ra cách xử lý nợ xấu hiệu quả hơn cho hệ thống NHTM Việt Nam. - Làm thế nào để có một môi trường minh bạch thông tin.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, bài nghiên cứu đã làm rõ thực trạng nợ xấu hiện nay trong các ngân hàng thương mại. Tăng trưởng tín dụng nóng, lãi suất cao dẫn đến các doanh nghiệp khó khăn trong vấn đề huy động vốn mà hậu quả là trong năm 2011 và đầu năm 2012 có hàng chục ngàn doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Mặc dù Chính phủ, NHNN và các ngân hàng đã có nhiều nỗ lực xử lý nợ xấu, nhưng hiệu quả đạt được không như mong đợi. Các phương pháp xử lý nợ hiện nay còn nhiều hạn chế, nợ xấu được che đậy dưới lớp vỏ của những khoản vay được kéo dài thời gian trả nợ. Và chi phí bỏ ra để xử lý nợ khá cao vì đa phần phải giảm lãi suất các khoản vay hoặc là xóa nợ. Hoạt động của DATC, AMC chưa có sự hỗ trợ đúng mức về tài chính và cơ sở pháp lý nên chưa phát huy hết khả năng vốn có.

Vấn đề đặt ra cho công tác xử lý nợ hiện nay là cải thiện hoạt động xử lý nợ một cách tốt nhất, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho ngân hàng. Làm thế nào để các công ty xử lý nợ có nền tảng pháp lý vững chắc và được định hướng rõ ràng trong hoạt động. Thêm vào đó, những phương pháp mới nào hiệu quả đề xuất cho các ngân hàng cũng cần phải được quan tâm.

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM CÓ TRỤ SỞ CHÍNH TẠI TP.HCM

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở tphcm (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)