Qua mô hình chúng ta thấy được nợ xấu biến động cùng chiều với dư nợ tín dụng, do đó dư nợ quá lớn, tăng trưởng tín dụng nóng kéo theo việc các ngân hàng ồ ạt cho vay, dẫn đến rủi ro nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng. Để giảm thiểu rủi ro này, việc quan trọng cần làm là đảm bảo tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý. Trong quá trình cấp tín dụng phải thẩm định khả năng thu hồi vốn, tránh cho vay tràn lan chạy theo thành tích, kiểm soát chặt chẽ chất lượng các khoản vay.
Vì biến tăng trưởng kinh tế đi ngược chiều với nợ xấu, khi tình hình kinh tế tăng trưởng ổn định thì tỷ lệ nợ xấu giảm xuống vì các doanh nghiệp có môi trường hoạt động hiệu quả, làm ăn có lời nên các khoản nợ ngân hàng được hoàn trả đúng cam kết. Vì vậy, tác động đến tăng trưởng kinh tế cũng có thể giải quyết phần nào tình hình nợ xấu hiện nay. Để đạt được kết quả tích cực đòi hỏi Chính phủ cần phối hợp các chính sách vĩ mô tác động thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo hướng bền vững, không quá nóng.
Lãi suất là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến nợ xấu. Lãi suất cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng làm gia tăng nợ xấu. Một phần nữa là lãi suất cao sẽ dẫn đến các khách hàng tốt từ chối vay nợ chỉ còn lại những khách hàng có nguy cơ tiềm ẩn và không thể vay ở nhũng nơi có chi phí thấp chấp nhận vay. Những khách hàng này sẵn sàng chấp nhận các dự án đầu tư rủi ro cao vì vậy mà ngân hàng không thể tránh khỏi nguy cơ mất vốn. Các ngân hàng muốn giảm nợ xấu thì nên xem xét muwxc lãi suất cho vay một cách hợp lý, vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Nợ xấu không chỉ là vấn đề của riêng mỗi ngân hàng, mà còn của toàn bộ nền kinh tế. Với những thay đổi và cải cách hiện nay trong lĩnh vực ngân hàng đã cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ và các ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc trao đổi thông tin tín dụng, hoàn thiện Trung tâm thông tin tín dụng CIC, cải thiện các phương pháp xử lý nợ hiện tại, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, áp dụng linh hoạt điều chỉnh phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam… Sự khỏe mạnh của hệ thống ngân hàng sẽ là tiền đề cho kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Với một số kiến nghị nêu trên, nhóm nghiên cứu hi vọng đó có thể là những gợi ý quan trọng góp phần vào việc cải thiện tình hình nợ xấu hiện nay.
KẾT LUẬN
Hệ thống ngân hàng được xem là huyết mạch của nền kinh tế quốc gia. Do đó bất cứ sai lầm nào trong điều hành hệ thống đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Việt Nam cùng với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới đều đang đối mặt với vấn đề nợ xấu tồn tại trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, chúng ta có lợi thế được thừa hưởng những thành quả của các nước đi trước. Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu, học hỏi thành công của họ và áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp vào thực tiến thị trường Việt Nam.
Ngoài việc áp dụng kinh nghiệm của các nước, tự bản thân các ngân hàng cần phải cải cách công tác xử lý nợ của mình theo hướng hoàn thiện và bổ sung các phương pháp mới. Quan trọng hơn cả là công tác quản trị rủi ro, không những chặt chẽ trong quá trình trước và trong khi cho vay mà sau khi cho vay cũng phải giám sát, thường xuyên liên lạc với khách hàng để trao đổi thông tin, ngăn chặn nợ xấu ngay từ đầu. Nếu thực hiện tốt quản trị rủi ro thì nợ xấu không còn quá lớn như hiện nay.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên nhóm nghiên cứu chưa bao quát toàn bộ các vấn đề liên quan và còn một số thiếu sót, nhưng với nỗ lực của mình nhómnghiên cứu mong rằng có thể đóng góp một số ý kiến hữu ích cho công tác xử lý nợ xấu hiện nay. Hy vọng đề tài này được mở rộng nghiên cứu với mẫu số liệu lớn hơn, số lượng các ngân hàng lớn hơn. Cùng với đó có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các nhân tố định tính tác động lên nợ xấu vì những nhân tố này có những ảnh hưởng nhất định. Qua đó những biện pháp giải quyết sẽ phù hợp và chính xác, gần với thực tế hơn trong việc giải quyết vấn đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Thời báo tài chính số các số 100-110 năm 2009.
2. Bài viết “Nhiều doanh nghiệp và ngân hàng được “giải cứu” trên website Đài truyền hình Việt Nam 27/04/2012, http://vtv.vn.
3. Bài viết “2008 – năm bi tráng của kinh tế thế giới” 22/12/2008 vnexpress. 4. Bài viết của Hubert Knapp, Giám đốc điều hành, Dịch vụ Tư vấn Tài chính
của Ernst & Young tại Việt Nam.
5. Chuyên đề tháng 10/2011 Nợ xấu của Intelexs.com.
6. Giáo trình quản trị ngân hàng hiện đại, NXB Phương Đông, PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, 2010.
7. Giáo trình Quản trị ngân hàng, PGS.TS Trần Huy Hoàng, NXB Lao động Xã hội, 2010.
8. Bài viết trên website NHNN “Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng trên nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu” Tạp chí ngân hàng số 5/2008 (25/3/2008) Nguyễn Đào Tố.
9. Bài viết Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Ths. Nguyễn Đức Tú (Giảng viên Trường ĐT và PTNNL), http://topica.edu.vn/.
10. Ứng dụng Value At Risk trong việc cảnh báo và giám sát rủi ro thị trường đối với hệ thống NHTM Việt NamỨNG,Trần Mạnh Hà, Khoa Ngân hàng – Học viện Ngân hàng.
11. Bài viết “Nhiều ngân hàng đành “ôm” nợ xấu”, Hồng Sương, báo SGTT (Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 201-thang-8-2011 ngày 20/08/2011) ThS. Nguyễn Thị Mai Hoa - Biên tập viên Báo Pháp luật Việt Nam.
12. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, TS Nguyễn Minh Kiều Trường ĐH Kinh Tế TPHCM.
13. Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hiền Phương ĐH Kinh tế TPHCM “Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM cổ phần Việt Á” 2012.
14. Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Dương Minh Thông ĐH Kinh tế TPHCM “Mô hình chỉ số Z – thêm một công cụ quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP Á Châu”.
15. Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam năm 2007, 2008, 2009, 2010. 16. Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính từ năm 2006 - 2011 của các ngân
hàng: EIB, ACB, Sacombank, SCB, Donga Bank, VN Tín Nghĩa, AB Bank, PNB, OCB, HDB, VAB, SGCT, NAB, FCB, NaviBank, GDBank.
17. Báo cáo Ngành Ngân hàng của công ty chứng khoán VietcomBank.
18. Bài nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng.”, tác giả Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến.
Tài liệu tiếng Anh
1. Paper: Strategies for resolving the banking crisis: international experience của Sberbank ngày 07/04/2009.
2. Paper: The Role of KAMCO in Resolving Nonperforming Loans in the Republic of Korea, tác giả Dong He, tháng 9/2004.
3. Paper: Bad Loans and Their Impacts on the Japanese Economy: Conceptual And Practical Issues, and Policy Options, tác giả Se-Hark Park, tháng 6/2003. 4. Paper: Bank loan classification and provisioning practices in selected
developed and emerging countries (A Survey of Curent Practices in Counties Principles Liaison Group), tháng 6/2002.
5. Paper: Framework for the disposition of Non-performing Loans in Korea, tác giả Bea, Kim và Lee, ngày 13/11/2000.
6. Paper: Financial Liberalization, Competition and Sound Banking: Theoreticial and Emprical Essays, tác giả Xiaofen Chen.
7. Paper: Credit management and the incidence of Bad debt in Nigeria Money- Deposit Banks, tác giả Nwokolo Chimeze Thankgod.
Các webside
1. Website Công ty mua bán nợ và xử lý tài sản tồn đọng của doanh nghiệp trực thuộc Bộ tài chính http://www.datc.com.vn/.
2. Website Diễn đàn kinh tế Việt nam http://vef.vn/. 3. Website ChinaDetail:
http://www.chinadetail.com/Business/InvestmentChinaBadDebts.php 4. Website Diễn đàn mua bán sáp nhập và kết nối đầu tư hàngđầu Việt Nam:
http://maf.vn/xu-huong/con-so/tai-cau-truc-ngan-hang-nhin-thang-lam- that.html
5. Website The Bank of Korea: http://eng.bok.or.kr 6. Website EconomyWatch:
http://www.economywatch.com/banks/commercial-banks/high-income- oecd/korea-banks.html
7. Website Công ty chứng khoán ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng: http://www.vpbs.com.vn
8. Website Đầu tư chứng khoán: http://tinnhanhchungkhoan.vn/
9. Webside: www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/7-kinh-nghiem-tai-cau-truc-ngan- hang-trung-quoc-1227.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng
Hệ thống chỉ tiêu tài chính dùng để phân tích đánh giá tín dụng doanh nghiệp được chia thành các nhóm như sau:
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios)
Khả năng thanh toán ngắn hạn: chỉ tiêu này nhằm xác định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có dòng tiền ổn định và đủ lớn có thể trang trải cho các nghĩa vụ tài chính.
Chỉ số thanh toán ngắn hạn = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔 ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Chỉ số thanh toán nhanh = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛=𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔 ắ𝑛 ℎạ𝑛−𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios):
Nhóm chỉ tiêu này được xây dựng với mục đích xem xét hiệu quả của quá trình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu tổng doanh thu tài sản = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛 ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛 ℎ
𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Doanh số phải thu = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛 ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛 ℎ
𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 (𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛)
Thời gian thu tiền bán hàng bình quân = 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑠ố 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
Doanh số tồn kho = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
𝑇ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜(𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛)
Số ngày tồn kho = 𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy (Leverage ratios).
Chỉ số nợ = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Chỉ số nợ - Vốn cổ phần = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 Số nhân vốn cổ phần = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛
Bao phủ lãi vay = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝑣à 𝑡ℎ𝑢ế
𝐿ã𝑖 𝑣𝑎𝑦
Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios).
Biên lợi nhuận ròng = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔
𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛 ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛 ℎ
Biên lợi nhuận gộp = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝑣à 𝑡ℎ𝑢ế
𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛 ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛 ℎ
Thu nhập ròng trên tài sản = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔
𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Thu nhập gộp trên tài sản = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝑣à 𝑡ℎ𝑢ế
𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
ROA = Biên lợi nhuận x Doanh thu tài sản ROA ròng = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 ROA gộp = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑣à 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 ROE = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 Chỉ số trả cổ tức = 𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔
Tốc độ tăng trưởng bền vững = ROE x Chỉ số cổ tức Chỉ số cổ tức = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔𝑖ữ 𝑙ạ𝑖
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔−𝐶ổ 𝑡ứ𝑐
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔
Nhóm chỉ tiêu chỉ số giá trị thị trƣờng
Chỉ số giá trên thu nhập P/E = 𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑡ạ𝑖
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑚ộ𝑡 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑝ℎổ 𝑡ℎô𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 𝑔ầ𝑛 𝑛ℎấ𝑡
Thu nhập cổ tức = 𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 𝑡𝑟ê𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛
𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑡ạ𝑖 𝑚ộ𝑡 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛
Giá trị thị trường trên giá trị ghi sổ M/B = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑚ộ𝑡 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑔ℎ𝑖 𝑠ổ 𝑚ộ𝑡 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢
Chỉ số Q = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑛ợ 𝑣à 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛
PHỤ LỤC 2
Mô hình chất lƣợng 6C
(1) Character (Tƣ cách ngƣời vay)
Cán bộ tín dụng làm rõ mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không. Đồng thời xem xét lịch sử đi vay, hoàn trả các khoản vay của khách hàng cũ và cập nhật thông tin về khách hàng mới. Quan tâm đến các tiêu chí:
- Xem xét lịch sử thanh toán của khách hàng.
- Tham khảo ý kiến các chủ nợ khác về khách hàng.
- Xem xét mục đích vay vốn có phù hợp, chính đáng hay không. - Mức phân hạng tín dụng.
- Sự có mặt của người cùng ký kết hợp đồng tín dụng hoặc bảo lãnh.
(2) Capacity (Năng lực của ngƣời vay): cán bộ ngân hàng xem xét:
- Năng lựcpháp luật và năng lực hành vi dân sự của người đi vay và người bảo lãnh.
- Các hồ sơ pháp lý của người đi vay.
- Lịch sử hoạt động, cơ cấu và bản chất kinh doanh, các khách hàng và nhà cung cấp chủ yếu.
(3) Cash (Thu nhập của ngƣời vay): xác định nguồn trả nợ của người vay từ nguồn nào, như: doanh thu bán hàng, thu nhập, tiền từ thanh lý tài sản…
- Xem xét thu nhập, cổ tức, doanh thu cũng như dòng tiền khách hàng tạo ra trong quá khứ, hiện tại và dự kiến tương lai.
- Các khoản dự trữ có khả năng thanh toán. - Các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho. - Cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính.
- Kiểm soát chi phí, các chỉ số thanh toán.
- Xem xét chứng khoán và chỉ số giá trên thu nhập hiện thời của người vay.
- Chất lượng công tác quản lý doanh nghiệp của khách hàng. - Những thay đổi trong kế toán gần đây.
(4) Collateral (Bảo đảm tiền vay): đây là nguồn tài sản đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Ngân hàng xem xét:
- Quyền sở hữu tài sản của khách hàng.
- Tình trạng của tài sản thế chấp, có trong tình trạng đang tranh chấp không.
- Xem xét giá trị của tài sản nhằm đánh giá đúng giá trị tài sản có thể thu hồi.
- Xem xét mức độ chuyên dùng tài sản.
- Quyền pháp lý, những hạn chế, trở ngại khi nắm giữ tài sản. - Xem xét vấn đề bảo hiểm tài sản.
- Bảo lãnh, bảo đảm bằng tài sản này đối với các giao dịch khác. - Nhu cầu tài trợ tương lai đối với khách hàng.
(5) Conditions (Các điều kiện): ngân hàng quy định các điều kiện phù hợp với chính sách tín dụng các thời kỳ và nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NHTW.
- Xem xét vị thế hiện thời của khách hàng trong ngành hoặc thị phần. - So sánh hoạt động của khách hàng với các công ty cùng quy mô trong
ngành.
- Môi trường cạnh tranh đối với sản phẩm.
- Sự nhạy cảm của khách hàng và của ngành đối với chu kỳ kinh doanh và đổi mới công nghệ.
- Thị trường lao động trong ngành, thị trường của khách hàng. - Triển vọng ngành cũng như khách hàng trong dài hạn.
- Môi trường chính trị, pháp lý, tác động của nền kinh tế như lạm phát ảnh hưởng đến ngành, khách hàng.
(6) Control (Kiểm soát): ngân hàng phải tiến hành rà soát tất cả các hồ sơ, thủ tục có liên quan:
- Các quy định của ngân hàng liên quan đến khoản vay.
- Những tài liệu được thanh tra sử dụng trong kiểm soát tín dụng. - Ký cam kết và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ liên quan đến khoản vay.
- Yêu cầu vay, trước sau phải tuân thủ đúng chính sách cho vay bằng văn bản.
PHỤ LỤC 3: BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP CHẠY MÔ HÌNH Tiêu chí Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) Nợ xấu (%) Thu nhập thuần ngoài lãi/Tài sản (%) Tốc độ tăng GDP thực (%)