Tổng quan về hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở tphcm (Trang 40)

Tp.HCM

2.2.1. Sơ lƣợc về hệ thống NHTM Việt Nam

Hệ thống NHTM Việt Nam được thành lập vào ngày 06/05/1951 với tên Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đến năm 1961 đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho đến nay. Từ khi thành lập đến 26/03/1988, hệ thống NHTM Việt Nam là mô hình ngân hàng một cấp, vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ điều tiết kinh tế vĩ mô của NHTW vừa thực hiện hoạt động kinh doanh của NHTM. Từ tháng 04/1988 đến nay, hệ thống này chuyển đổi thành hệ thống ngân hàng hai cấp, cấp một là NHNN Việt Nam thực hiện chức năng NHTW, cấp hai là các NHTM, TCTD kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.

Hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay (số liệu của NHNN Việt Nam đến ngày 31/12/2011) bao gồm các loại hình:

- NHTM nhà nước: thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nước hiện nay có 5 ngân hàng thuộc loại hình này. Trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng lớn nhất với vốn điều lệ 20 708 tỷ đồng. - NHTM cổ phần: là NHTM được thành lập dưới hình thức cổ phần giữa nhà

nước và nhân dân. Một cá nhân hay pháp nhân được sở hữu một số cổ phần nhất định theo quy định của NHNN Việt Nam. Có 35 ngân hàng thuộc loại hình này.

- Ngân hàng liên doanh: hoạt động theo hợp đồng liên doanh giữa một bên là NHTM Việt Nam và một bên là NHTM nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Hiện có 4 ngân hàng liên doanh.

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là ngân hàng của người nước ngoài được NHNN Việt Nam cấp phép thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ. Có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

- Ngân hàng chính sách xã hội: có vốn điều lệ 8.99 nghìn tỷ đồng, thành lập năm 2002, có 65 chi nhánh (2011).

2.2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam 2.2.2.1. Tình hình huy động vốn tại các NHTM Việt Nam 2.2.2.1. Tình hình huy động vốn tại các NHTM Việt Nam

Tính đến cuối năm 2007, tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống TCTD đạt 47.64%. Tăng trưởng huy động vốn của khối ngân hàng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng tăng mạnh nhất, đạt 101.85%, huy động vốn khối NHTM NN cũng đạt tốc độ tăng 24.45%.

Năm 2008, huy động vốn của khối NHTMCP, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các TCTD phi ngân hàng tăng 29.92%. Trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 21.38%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 53.99% của năm 2007. Huy động bằng ngoại tệ tăng 27.74%, giảm nhẹ so với mức 29.66% của năm 2007.

Năm 2009, huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 29.88%. Trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 30.07%, huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 29.29%. Huy động vốn tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm, đạt trên 3%/tháng. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đã chậm lại, bình quân tăng 1.67%/tháng.

36.53% 47.64% 22.87% 29.88% 36.24% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 2006 2007 2008 2009 2010

Biểu đồ 2.1: Tăng trƣởng huy động vốn của các TCTD Việt Nam qua các năm 2006-2010 (%).

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam

Năm 2010, tổng vốn huy động từ nên kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 36.24% so với cuối năm trước, cao hơn so với năm 2009. Huy động vốn VND tăng 4.1%, huy động vốn ngoại tệ tăng 20.95%. Huy động vốn của các hệ thống ngân hàng có sự phân hóa rõ rệt, tăng mạnh tại nhóm NHTMCP trong khi chỉ tăng nhẹ tại nhóm NHTM NN và nhóm Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của nhóm NHTMCP đạt 53.98%; nhóm NHTM NN đạt 24.12%; nhóm Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt 17.66%.

2.2.2.2. Tình hình cho vay tại các NHTM Việt Nam

Trong nền kinh tế, tín dụng không chỉ góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, và giúp phát triển kinh tế quốc gia mà còn gây ra sự bất ổn kinh tế.

Từ năm 2005 – 2007, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam mạnh đã làm cho tăng trưởng tín dụng tăng cao, khoảng 48.9% vào năm 2007. Trước tình hình lạm phát tăng cao từ 12.8% cuối năm 2007 lên 19.87% vào năm 2008, NHNN đã có những biện pháp tiền tệ linh hoạt như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hút tiền đồng về qua

nghiệp vụ thị trường mở… Hơn nữa, trước tình hình kinh tế bất ổn, các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với những điều kiện khó khăn hơn và cũng tăng cường thu hồi nợ… đã góp phần làm tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm một nửa, chỉ còn 23.4%.

Đến năm 2009, nhờ chính sách hỗ trợ lãi suất của NHNN đã làm tốc độ tăng trưởng tín dụng được cải thiện, cuối năm 2009, đạt 37.5%, vượt mức kế hoạch là 25% mà NHNN đã đặt ra vào đầu năm. Sang năm 2010, vì lo ngại nguy cơ phải đối mặt với việc lạm phát tăng cao, NHNN đã bỏ qua mục tiêu hạ thêm lãi suất cho vay, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế các ngân hàng cho vay ra nền kinh tế, kiểm soát chặt chẽ chất lượng cho vay đối với nhiều đối tượng... Điều này đã làm cho nhiều lĩnh vực kinh tế, nhiều doanh nghiệp khó có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cuối năm 2010 đạt 31.2%, giảm so với năm 2009 tuy nhiên nó vẫn vượt quá mức tăng trưởng tín dụng mà NHNN đã đặt ra vào đầu năm là 25%.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng, GDP, và CPI (2006 – 2011)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngày 24/02/2011, Chính phủ triển khai Nghị quyết số 11, quy định tăng trưởng tín dụng năm nay giới hạn dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% - 16%. Ngày 1/3/2011, Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN, 24.8% 48.9% 23.4% 37.5% 31.2% 12.0% 8.2% 8.6% 6.3% 5.3% 6.8% 5.9% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tốc độ tăng trưởng tín dụng Tốc độ tăng trưởng GDP Tốc độ tăng chỉ số CPI

trong đó quy định đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến ngày 31/12/2011 tối đa là 16% đã tác động mạnh đến các NHTM.

Tính đến ngày 10/6/2011, tăng trưởng tín dụng khoảng 7.05% so với cuối năm 2011, trong đó tín dụng bằng VND tăng 2.72%, bằng ngoại tệ tăng 22.2%. Cuối tháng 9, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống mới chỉ đạt 8.15%. Tại nhiều NHTM xuất hiện dấu hiệu đóng băng tín dụng tiêu dùng. Tín dụng ngoại tệ cũng giảm mạnh sau khi NHNN quy định chỉ cho vay ngoại tệ nếu khách hàng cam kết có ngoại tệ đối ứng trả nợ (Thông tư số 7/2011/TT-NHNN). Như vậy tăng trưởng tín dụng của 9 tháng đầu năm 2011 có dấu hiệu bị hãm lại. Tuy nhiên, những tháng còn lại tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh 4 – 5%.

Biểu đồ 2.3: Tăng trƣởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo từng thời điểm năm 2011.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2011 chỉ ở mức 12%-13%, thấp hơn nhiều mục tiêu đã đề ra ban đầu và là mức thấp chưa từng có. Nếu so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng chỉ cao hơn 2 lần, trong khi tỷ lệ của các năm trước đây thường lên tới 5 - 6 lần.

3.68% 7.05% 8.16% 12.00% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 10/03 10/06 23/09 31/12

2.2.3. Phân tích hoạt động kinh doanh của các NHTM tại địa bàn Tp.HCM Tp.HCM

TP.HCM với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 11.25%/năm, đóng góp trên 30% GDP cho cả nước đã trở thành một trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất nước. Để đạt được kết quả trên, một phần không nhỏ chính là sự đóng góp của hệ thống NHTM trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đầu tư cho cả thành phố.

2.2.3.1. Thực trạng về năng lực vốn điều lệ và mối quan hệ giữa vốn với tăng trƣởng

Việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống tài chính phát triển ngày càng vững mạnh. Chính vì vậy, các NHTM Việt Nam luôn quan tâm đến việc nâng cao năng lực tài chính, chất lượng hoạt động kinh doanh để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế và các NHTMCP ở Tp.HCM cũng không ngoại lệ. Từ năm 2006 đến nay, vốn điều lệ của các NHTMCP có trụ sở Tp.HCM luôn tăng, tốc độ tăng mạnh nhất vào năm 2007 lên đến 86% so với năm 2006 và sau đó giảm dần.

Bảng 2.1: Diễn biến tình hình tăng vốn và tăng tổng tài sản của hệ thống NHTMCP có Hội sở chính tại Tp.HCM từ năm 2006-2011.

Đơn vị: tỷ đồng Tiêu chí 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1.Tổng tài sản Tốc độ tăng 163,734 361,042 120% 444,716 23% 657,158 48% 937,970 43% 1,193,744 27% 2.Vốn chủ sở hữu Tốc độ tăng 16,277 37,520 130% 52,487 39% 57,313 9% 70,558 23% 78,608 11% 3.Vốn điều lệ Tốc độ tăng 12,383 23,024 86% 38,329 66% 50,691 32% 66,005 30% 76,109 15%

Tổng tài sản của các NHTMCP Tp.HCM cũng tăng qua các năm về số tuyệt đối nhưng tốc độ tăng lại giảm dần kể từ năm 2009. Năm 2007, tổng tài sản của các ngân hàng này đã đạt 361,042 tỷ đồng, tăng 120% so với năm 2006. Đến năm 2011, tốc độ gia tăng tổng tài sản chỉ còn 27%, tức giảm đi gần ½ so với năm 2009.

Bên cạnh đó, ta có thể thấy, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các NHTMCP là khác nhau tùy vào quy mô vốn điều lệ và loại hình hoạt động.

2.2.3.2. Thực trạng về vốn huy động của các NHTMCP có Hội sở chính tại Tp.HCM

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng huy động vốn qua các năm 2006-2011 của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM so với cả nƣớc (%).

Nguồn: NHNN chi nhánh Tp.HCM

Là một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất Việt Nam, Tp.HCM thu hút được rất mạnh vốn của các nhà đầu tư, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập WTO. Về tỷ trọng huy động vốn, Tp.HCM chiếm hơn 1/3 tỷ trọng của cả nước và tỷ trọng này ngày càng tăng. Cụ thể là năm 2007, tỷ trọng huy động vốn chiếm tới 35.86% vốn huy động cả nước. Sang năm 2008, 2009, tỷ lệ này có giảm đi vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng những năm sau đó lại tăng cao

33.65 35.86 34.29 34.89 36.53 40.183 66.35 64.14 65.71 65.11 63.47 59.817 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Còn lại TP.HCM

và cuối năm 2011 đã chiếm 40.18% tổng vốn huy động cả nước, và tăng 10% so với năm 2010.

2.2.3.3. Thực trạng về dƣ nợ tín dụng của các NHTMCP có Hội sở chính tại Tp.HCM

Từ năm 2006 đến nay, dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM chiếm tỷ lệ khá cao, gần 1/3 trong tổng dư nợ của cả nước và tăng qua các năm. Năm 2006, tổng dư nợ của các NHTM Tp.HCM đạt 195,960 tỷ đồng, chiếm 29.08% so với cả nước, đến năm 2007 đã tăng lên 321.33 nghìn tỷ đồng, tức tăng 63.98% so với năm 2006. Đây được xem là mức tăng nhanh nhì (chỉ sau năm 2010) từ năm 2006 đến nay. Đạt được điều này là vì năm 2007 nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại WTO đã thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh và nhu cầu để mở rộng cũng như nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng nhanh đã làm cho cầu huy động và cung tín dụng của các NHTM có xu hướng mở rộng.

Vì bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 làm cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam bị thu hẹp, đồng thời chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát của Chính phủ và NHNN đã gây nên sự sụt giảm nhẹ trong dư nợ của các NHTM TpHCM so với cả nước, chỉ xoay quay ở mức 30.3%. Tỷ trọng dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn Tp.HCM tăng 22.77%, chỉ bằng 1/3 so với năm 2007 tương ứng với 394.53 nghìn tỷ đồng.

Năm 2009 tổng dư nợ của các NHTM tại Tp.HCM đạt 537.27 nghìn tỷ đồng, tăng 36.18% so với năm 2008. Tuy nhiên vì tốc độ tăng trong tổng dư nợ của các NHTM tại Tp.HCM không nhanh bằng toàn hệ thống nên nó chỉ chiếm 29.95% so với cả nước. Bước sang năm 2010 thì tổng dư nợ các NHTM tại Tp.HCM tiếp tục tăng mạnh hơn, lên đến 883.04 nghìn tỷ đồng, tăng 64.36% so với năm 2009. Đây được xem là mức tăng nhanh nhất từ năm 2006 – 2011.

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng qua các năm 2006-2011 của các NHTM tại Tp.HCM so với cả nƣớc (%).

Nguồn: NHNN chi nhánh Tp.HCM Vì sao năm 2008 tổng dư nợ của các NHTM tại Tp.HCM có sự tụt giảm nhưng

lại tăng vào năm 2009 và 2010? Kết quả của chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN

đã làm cho tăng trưởng tín dụng cả nước giảm chỉ còn 24.3%, bên cạnh đó vì lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam nên Chính phủ đã thực hiện kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất đã làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng cả nước được cải thiện, trong đó có các NHTM ở TpHCM.

Biến động tổng dư nợ của các NHTM tại Tp.HCM.

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) 195,960 321,331 394,526 537,266 883,040 941,680 Tốc độ tăng (%) 29.48 63.97 22.77 36.18 64.36 6.64 Nguồn: NHNN TpHCM

Trước tình hình dư nợ tăng cao vào cuối năm 2010, vì sợ phải đối mặt với lạm phát nên đầu năm 2011, Chính phủ quy định tăng trưởng tín dụng năm nay giới hạn

29.08 31.06 30.59 29.95 30.39 32.408 70.92 68.94 69.41 70.05 69.61 67.592 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Còn lại TP.HCM

dưới 20% (được triển khai ở Nghị quyết số 11), giảm lạm phát, và giảm lượng nhập siêu. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng đến các NHTM và được thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng dư nợ các NHTM tại TpHCM tăng rất thấp, chỉ có 6.64% so với năm 2010 tương ứng với 941,680 tỷ đồng, chiếm 32.41% tổng dư nợ tín dụng cả nước.

2.3. Thực trạng nợ xấu của các NHTMCP tại địa bàn Tp.HCM 2.3.1. Thực trạng nợ xấu tại hệ thống NHTM VN 2.3.1. Thực trạng nợ xấu tại hệ thống NHTM VN

Tăng trưởng tín dụng nóng và chất lượng quản lý tín dụng còn yếu của các NHTM Việt Nam là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua.

Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn luôn ở mức trên 20%, có khi lên tới 48.9% vào năm 2007, 37.5% năm 2009 và 31.2% vào năm 2010. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nên việc cân đối vốn của các NHTM gặp khó khăn; nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng liên tục tăng.

Theo các báo cáo của NHNN, nợ xấu toàn hệ thống năm 2007 là 16,000 tỷ đồng, chiếm 1.55% tổng dư nợ nền kinh tế và đến cuối năm 2009 là 35,522 tỷ, chiếm 2.05% tổng dư nợ nền kinh tế.

Con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng từ 2.5% năm 2010 lên 3.7% vào cuối năm 2011, tương ứng với 3.75 tỷ USD. Tuy nhiên nếu NHNN hoạch toán đầy đủ thì con số này có thể lên đến 5 tỷ USD.

Nợ xấu cuối năm 2011 được công bố là 3.7% (trong đó nợ xấu của Vinashin

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở chính ở tphcm (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)