Đối với chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội inđônêxia từ 1997 đến 2007 (Trang 36 - 42)

Về chính trị: vốn dĩ Inđônêxia đã là một quốc gia có nhiều đảng phái chính trị đối lập, nên do tác động khủng hoảng kinh tế làm cho hệ thống chính trị của Inđônêxia rạn nứt. Trong nội các chính phủ Suharto nảy sinh mâu thuẫn và chia rẽ. Lực lợng quân đội trớc đây là trụ cột của chế độ "trật tự mới" cũng tỏ ra bất bình trớc quyết định ra tranh cử Tổng thống lần thứ 7 của Suharto. Lực l- ợng Hồi giáo vốn là đối thủ chính của các giới cầm quyền trong suốt 50 năm qua và có ảnh hởng lớn trong xã hội, đặc biệt trong tầng lớp sinh viên, thanh niên cũng không đồng tình với chế độ Suharto. Trong lúc đó, trên chính trờng Inđônêxia đang nổilên vai trò lãnh đạo của vị lãnh tụ Hồi giáo Amien Rais.

Là nhà lãnh đạo của phong trào Mahammadiyah gồm 28 triệu tín đồ, Amien đã kêu gọi sinh viên tiếp tục biểu tình để chống lại Suharto. Do thiếu một trong ba phẩm chất cho bất kỳ ai trở thành Tổng thống ở Inđônêxia (ứng cử viên phải là ngời đảo Java; là ngời Hồi giáo; và đã từng phục vụ Abi (quân đội), nên theo giới phân tích nhận định rằng rất có thể Amien sẽ đứng sau ủng hộ một nhân vật trong quân đội đứng ra tranh cử tổng thống.

Đảng Golka, đảng chính trị lớn nhất Inđônêxia, tập trung chủ yếu là quan chức chính phủ và tớng lĩnh cao cấp, chiếm 80% số ghế trong Quốc hội cũng đang có xu hớng chia rẽ. Các thành viên Golkar đòi Suharto phải từ chức tổng thống và lãnh tụ của đảng, yêu cầu thành lập Đảng Golkar mới có sự liên minh với các đảng phái chính trị khác.

Trớc sức ép của phong trào quần chúng và các đảng phái chính trị ở Inđônêxia ngày 21/5/1998, ông Suharto đã buộc phải tuyên bố từ chức tổng thống và nhờng quyền cho Phó tổng thống Habibie lên thay, chấm dứt 32 năm trị vì đất nớc.

Tuy nhiên, ảnh hởng chính trị của cuộc khủng hoảng đối với Inđônêxia không dừng lại ở việc thay đổi lãnh đạo ở giới chóp bu. Do phải đối phó với khủng hoảng, chính phủ Trung ơng đã không đủ sức kiểm soát đợc sự phát triển của tình hình chính trị ở các địa phơng, nhất là ở Đông Timor, tỉnh thứ 27 của Inđônêxia. Là một trong những hòn đảo lớn của Inđônêxia lại là một trong những con đờng hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế giới và là "vùng đất mới" đợc sát nhập vào lãnh thổ nớc này (7/1976). Nên qua quá trình đấu tranh đòi li khai khỏi Inđônêxia, đến thời Tổng thống Habibie, qua cuộc trng cầu dân ý, cuối cùng Đông Timor cũng đã tách khỏi Inđônêxia.

Việc Đông Timor tách khỏi Inđônêxia không chỉ là thất bại lớn của chính phủ nớc này mà nó còn gây nên một "hiện tợng Đông Timor", hiện tợng này nh một "hiệu ứng Đôminô" đã lan sang các địa phơng khác, kích thích

khuynh hớng li khai. Một trong những tỉnh đang đòi li khai mạnh nhất lúc này là tỉnh Aceh.

Đợc khuyến khích bởi thành công của ngời Đông Timor, phong trào ly khai ở Aceh bùng lên mạnh mẽ. Làn sóng ly khai thực sự trở thành thách thức đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Inđônêxia khi Tổng thống Wahid lỡ nói rằng: ông ủng hộ quan điểm của ngời dân Aceh; vì theo ông nếu có một cuộc trng cầu dân ý ở Đông Timor thì tại sao ở Aceh lại không thể, điều đó phụ thuộc khi nào mà thôi.

Tình hình Inđônêxia lúc này vừa phải lập lại trật tự chính trị trong nớc, vừa phải đối phó với khuynh hớng ly khai và vừa phải đối phó với nhân tố nhạy cảm với biến động chính trị, kinh tế, xã hội và là vấn đề gay cấn trong quan hệ ngoại giao không chỉ giữa Trung Quốc và Inđônêxia mà cả giữa Inđônêxia với cộng đồng quốc tế. Đó là vấn đề ngời Hoa ở Inđônêxia.

Ngời Hoa - một bộ phận chiếm giữ vị trí kinh tế quan trọng ở quốc gia này không thể không chịu hậu quả của cơn lốc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Họ không những chịu sự tổn hại nặng nề về kinh tế mà còn trở thành đối tợng tấn công của dân chúng Inđônêxia, khi chính phủ Inđônêxia thi hành biện pháp gia tăng một số mặt hàng nhu yếu nh xăng, dầu, điện dân dụng, cớc phí giao thông…. với hy vọng bù đắp phần nào cho lợng tiền bị phá giá trong cuộc khủng hoảng. Lợi dụng tình hình này, các công ty t nhân (trong đó ngời Hoa nắm phần chủ yếu) cũng tự tiện nâng giá số mặt hàng tiêu dùng. Ngời dân Inđônêxia vốn đã cùng cực nay lại càng cùng cực hơn trớc cơn bão giá. Do đó, họ chỉ biết tấn công vào lực lợng thơng nhân ngời Hoa nhng thực chất là họ phải đấu tranh trực tiếp vào lực lợng lãnh đạo của đất nớc này mới hợp lý. Vì thế, trong cuộc khủng hoảng này ngời Hoa lại trở thành "khiêng" chắn tên cho những ngời lãnh đạo cuả đất nớc này trớc cơn phẫn nộ của quần chúng nhân dân.

Cơn bão khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Inđônêxia không chỉ tác động đến đời sống kinh tế mà nó còn tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, xã hội của đất nớc này.

Về xã hội: trớc hết trong lĩnh vực giáo dục: Tác động của cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực này đợc biểu hiện thông qua tiêu chí nh: tỷ lệ học sinh bỏ học tăng; tỷ lệ học sinh chuyển từ cấp I lên cấp II giảm và chất lợng học tập giảm do thiếu các tài liệu giảng dạy thiết yếu. Các trờng t thu hút học sinh từ những hộ có thu nhập thấp phải đóng cửa vì không tuyển đợc học sinh. Do vậy, các trờng công bị quá tải vì phải tiếp nhận thêm số học sinh từ trờng t sang. Ngay trong năm 1998, tỷ lệ nhập học vào cấp II của nhóm hộ có thu nhập thấp chỉ khoảng 30% trong khi con số này ở nhóm hộ có thu nhập cao lên đến 90%. Khoảng cách này vốn đã lớn bởi chi phí cho học tập của cấp II lớn gấp 3 lần của cấp I, sẽ còn tăng lên bởi cuộc khủng hoảng đã khoét sâu thêm hố ngăn cách giữa giàu và nghèo. Và nh vậy, nhóm trẻ ở độ tuổi 13 - 15 sẽ phải chịu tác động nhiều nhất. Đây là độ tuổi vị thành niên rất nhạy cảm, việc thất học sẽ lôi kéo các em vào nhiều vấn đề tệ nạn xã hội, làm tăng nguy cơ mất ổn định xã hội… Còn theo số liệu trên báo (Jakarta Post) ngày 06/10/1998, cuộc khủng hoảng xảy ra đã làm cho 3,1 triệu trẻ em không đợc đến trờng hoặc bỏ học. Năm 1998 có khoảng 1,5 triệu trẻ em ở độ tuổi 7 - 12 không có điều kiện ghi tên vào các trờng tiểu học. Số trẻ em ở độ tuổi từ 13 đến 15 khoảng 3,5 triệu, chiếm 5,1% số trẻ em trong nhóm tuổi không đi học [45, tr. 194]. Vấn đề này về lâu dài sẽ tác động mạnh đến nền tảng giáo dục và nguồn nhân lực bổ sung của nớc này trong thời gian tới. Đây lại là nguồn nhân lực chủ yếu cho sự cờng thịnh của mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới.

Trong lĩnh vực y tế: chi phí cho phòng bệnh và điều trị đã tăng gấp đôi chỉ trong vài tháng. Thuốc chữa bệnh bình thờng và các dụng cụ kế hoạch hóa gia đình thiếu trầm trọng. Các bệnh viện và các cửa hàng thuốc không đủ để các loại dợc phẩm thiết yếu và có nguy cơ phải đóng cửa do không duy trì đợc hoạt

động với phí dịch vụ thấp, nguồn thu viện phí tính bằng IDR đã không còn đủ để nhập khẩu các loại thuốc cần thiết có giá tính bằng USD. Do vậy, nếu không có sự trợ giúp quốc tế kịp thời thì những thành quả về giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh trong 30 năm qua sẽ bị xói mòn nghiêm trọng. Nhóm ngời bị tác động nhiều nhất là trẻ em dới 3 tuổi, ngời nghèo, trẻ mồ côi, phụ nữ mang thai và những ngời nuôi con bằng sữa mẹ. Trên thực tế giá cả leo thang khiến nhiều ngời không có đủ số tiền cần thiết cho phòng và chữa bệnh. Cũng do thu nhập thấp, chi phí y tế cao dẫn đến khoảng 40% dân c có thu nhập thấp bị ốm đau không có khả năng đến bệnh viện. Tỷ lệ sản phụ tử vong ở Inđônêxia tơng đối cao: cứ 100.000 ca sinh đẻ thì có khoảng 390 - 400 ca sản phụ tử vong. Tỷ lệ này trớc khi xảy ra khủng hoảng thuộc mức thấp nhất trong khu vực [45, tr. 194].

Số ngời thiếu ăn và có nguy cơ chết đói ở Inđônêxia có khoảng từ 15 - 25 triệu ngời. Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển châu á (ADB), số hộ đói nghèo của nớc này năm 1999 vào khoảng 41,6 triệu ngời. Tính đến tháng 6/2000, tỷ lệ này giảm đến năm 2002 còn khoảng 23,3 triệu ngời. Tình trạng dinh dỡng của ngời Inđônêxia cũng bị tác động nghiêm trọng của khủng hoảng. Lợng protêin giảm do sức mua của ngời dân giảm, đặc biệt là đối với nhóm thu nhập thấp. Điều này sẽ làm chậm tốc độ phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ và nhanh chóng đảo ngợc những tiến bộ trong thập niên qua. Vậy là Inđônêxia còn phải đối phó với một cuộc chiến mới: cuộc chiến chống đói nghèo.

Tiểu kết

Những khủng hoảng kinh tế xã hội sâu sắc ở Inđônêxia diễn ra cuối năm 1997 đã bộc lộ những điểm yếu của Inđônêxia. Qua đó, ngời ta nhìn nhận lại những đánh giá "lạc quan" của mình về tình kinh tế - xã hội nớc này, trong suốt hơn 30 năm dới cái gọi là "Trật tự mới" của vị nhạc trởng là Tổng thống Suharto. Từ thập niên 70 (XX) cho đến tháng 7/1997, Inđônêxia quen với mức tăng trởng kinh tế 7% / năm. Ung dung với con số tăng trởng GDP đạt hơn 7%/

năm nên Inđônêxia đã coi thờng những khiếm khuyết, khuyết tật của mình, để rồi khi cơn bão khủng hoảng diễn ra ở quốc gia này và chính những điểm yếu trong nền kinh tế đó đợc bộc lộ ra nh những lỗ hổng lớn đã “khoét rỗng” nền kinh tế. Cụ thể: tăng trởng kinh tế của Inđônêxia liên tục giảm sút từ (- 7,89%) trong 6 tháng đầu năm 1998 và (- 12,23%) vào 6 tháng cuối năm này. Lạm phát tăng từ 46,55% (6 tháng đầu năm 1998) đến 83,2% (6 tháng cuối năm 1998). Nếu so với năm 1997, trớc khi xảy ra khủng hoảng, mức lạm phát của Inđônêxia là 6,6%. Do lạm phát phi mã, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao đã tác động mạnh đến đời sống của hơn 200 triệu dân, cộng với nạn cháy rừng và hạn hán đã làm cho 15 triệu dân thiếu lơng thực trầm trọng. Trên 80% số công ty, xí nghiệp trong nớc bị phá sản dẫn đến việc 12 triệu ngời (chiếm 22% lực lợng lao động) bị thất nghiệp [45, tr. 187]. Dự trữ ngoại tệ của Inđônêxia năm 1998 đạt ở mức thấp nhất (khoảng 14 tỷ USD) so với (58 tỷ USD năm 1997). Mức nợ nớc ngoài đợc xác định là 133,67 tỷ USD (thực tế là khoảng 200 tỷ USD)...

Đi kèm với khủng hoảng kinh tế, hệ thống chính trị của Inđônêxia cũng rạn nứt nghiêm trọng. Trong nội các chính phủ Suharto nảy sinh nhiều mâu thuẫn và có xu hớng chia rẽ. Nguyên nhân chính là chế độ "Trật tự mới" với đặc trng là tham nhũng, móc ngoặc và gia đình trị đã gây bất bình trong xã hội. Lực lợng quân đội vốn là trụ cột của chính phủ Suharto đã quay lng lại với tổng thống. Các đảng phái chính trị đối lập đã khuấy động quần chúng nhân dân biểu tình chống chính phủ, đòi tổng thống từ chức. Kết quả là Tổng thống Suharto từng đợc mệnh danh là "cha đẻ" của sự phát triển kinh tế của Inđônêxia buộc phải từ chức, nhờng quyền cho Phó tổng thống Habibie lên thay, chấm dứt 32 năm trị vì đất nớc.

Những biến động kinh tế - xã hội đó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của Inđônêxia. Ngời ta vẫn gọi đây là thời kỳ "đen tối" của đất nớc này trong suốt 3 thập kỷ phát triển thần kỳ. Chính từ cuộc

khủng hoảng trầm trọng đó ngời ta đã nghi ngờ về một sự phát triển bề ngoài nh "bọt bóng xà phòng", thiếu bền vững và không có nền tảng vững chắc của nền kinh tế Inđônêxia.

Một khi lòng tin bị mất đi thì việc lấy lại và gây dựng nó lại là vấn đề rất lớn đối với mỗi quốc gia, dân tộc và nó lại càng khó khăn hơn đối với Inđônêxia lúc này. Ngay cả những ngời lạc quan nhất cũng phải nhìn nhận lại cái gọi là "phát triển thần kỳ" ấy, từ đó họ nhìn nhận lại khái niệm thế nào là phát triển, muốn phát triển phải đảm bảo tính bền vững của nó để rồi khi khủng hoảng có xảy ra thì cũng không bị bất ngờ và bị cuốn theo nó để rồi trở thành "tâm bão". Do trong suốt một thời gian dài Inđônêxia sống trong lớp "véc ni" bóng nhoáng của sự phát triển kinh tế nhng bên trong nó đã bị mối mọt khoét rỗng chỉ chờ một cú hích là sụp đổ ngay mà không kịp trở tay phòng vệ.

Do đó, vấn đề đặt ra cho chính phủ cũng nh giới cầm quyền Inđônêxia lúc này là phải có một quyết sách thật hợp lý vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo ổn định chính trị xã hội, làm yên lòng quần chúng nhân dân đang hoang mang, mất lòng tin vào chính phủ. Đó là bài toán đặt ra cho những nhà cầm quyền của Inđônêxia sau này.

Chơng 2.

Tình hình kinh tế - xã hội Inđônêxia mời năm sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ ( 1997 - 2007)

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội inđônêxia từ 1997 đến 2007 (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w