Đối với kinh tế

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội inđônêxia từ 1997 đến 2007 (Trang 33 - 36)

Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bắt đầu tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Inđônêxia, nó đợc biểu hiện trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt của Inđônêxia.

Theo điều tra của Cục thống kê Inđônêxia cho thấy vào năm 1998, hầu hết cơ cấu kinh tế của nớc này đều giảm sút, “lỗ hổng” lớn của nền kinh tế chính trị và xã hội nớc này đã bị cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khoét sâu, ăn rỗng và làm mục nát chỉ trong một thời gian ngắn.

Bảng 1.1: Tỷ trọng của lĩnh vực kinh tế trong tăng trởng GDP

(% giá cố định (1993) (Rupiah)

Quý II/ 1998 so với Quý I/ 1998 Quý II/ 1998 so với Quý II/ 1997

Quý II/ 1998 Quý II/ 1997

Nông nghiệp - 1,5 - 2,4 10,2 18,9 Khai khoáng 0,1 - 8,3 8,9 9,8 Chế tạo - 10,4 - 19,3 24,1 23,3 Điện, ga và nớc - 4,2 - 5,3 1,3 1,4 Xây dựng - 18,6 - 42,9 8,2 5,6 Thơng mại, khách sạn, nhà hàng - 14,4 - 22,6 16,5 15,3

Giao thông , vận tải - 14,7 12,4 7,2 7,6

Tài chính kinh doanh -14,4 - 24,6 9,1 8,3

Dịch vụ 2,5 - 4,0 8, 6 9,9

GDP -8,5 - 16,5 100,0 100,0

GDP khu vực phi dầu

mỏ - 9,2 - 17,8 96,6 92,1

GDP khu vực dầu mỏ - 2,0 - 1,4 9,4 7,9

Nguồn: Cục thống kê Trung ơng Inđônêxia [45, tr. 109]

Trớc hết, trong các ngành kinh tế thuộc khu vực bất động sản và xây dựng: tơng tự nh các nớc trong khu vực, do đầu t lớn vào thị trờng bất động sản cũng nh do nhiều công ty đầu t nớc ngoài rút vốn về nớc, dẫn đến tổng cầu về nhu cầu văn phòng, khách sạn ở Inđônêxia giảm mạnh. Số văn phòng cho thuê ở Inđônêxia giảm từ 9% quý I/1998 lên 29% vào quý IV/1998. Gắn liền với số văn phòng cho thuê giảm, giá thuê văn phòng cũng giảm mạnh từ 26% lên 44% so với USD.

Ngành xây dựng bị tác động mạnh nhất do nhiều dự án bị đình chỉ, dẫn đến sản lợng xi măng giảm 32,2%, lợng xi măng xuất khẩu giảm 18% khi so sánh quý IV/1998 với quý IV/1997 [45, tr. 191].

Thứ hai, các ngành kinh tế thuộc khu vực chế tạo: đây là khu vực bị khủng hoảng nghiêm trọng nhất. Tính đến năm 1998, doanh số xe hơi giảm 81,7%, xe máy giảm 63%, máy vi tính cá nhân giảm 16% so với năm 1997. Sự giảm sút mạnh mẽ này xuất phát từ sự suy giảm mạnh của sức mua thực tế do

lạm phát tăng cao và đồng IDR mất giá trầm trọng. Trong ngành công nghiệp lắp ráp cửa ô tô của Inđônêxia cho thấy, hầu hết việc thanh toán tiền mua xe không phải bằng tiền mặt mà theo phơng thức tín dụng. Trong khi đó, nguồn tín dụng cạn kiệt dẫn đến khả năng mua xe của ngời tiêu dùng sẽ giảm mạnh.

Thứ ba, trong khu vực đầu t: trớc hết, xét về đầu t t nhân thì thấy, từ năm 1998 trở lại đây, số lợng các dự án đầu t t nhân đã giảm mạnh, số dự án đầu t t nhân trong nớc giảm 50%, t nhân nớc ngoài giảm 25%; sang đến quý IV/ 1998, các con số tơng ứng là 65% và 58%. Cụ thể, tính theo giá trị thì số vốn đầu t t nhân trong nớc giảm từ 6,5tỷ USD xuống còn 4,3 tỷ USD và t nhân nớc ngoài giảm từ 9,4 tỷ USD xuống còn 5,2 tỷ USD.

Sự giảm sút trên đây là do sự bất ổn định chính trị - xã hội, do việc rút vốn của các nhà đầu t nớc ngoài và quá trình lánh nạn của các dòng vốn đầu t của t bản Inđônêxia gốc Hoa.

Về đầu t của chính phủ: Theo thoả thuận với IMF, nhằm cải thiện khu vực tài chính và ngân sách đòi hỏi chính phủ phải cắt giảm các nguồn chi, nhất là các nguồn chi cho xây dựng các cơ sở hạ tầng, các dự án đầu t lớn, dành một phần ngân sách cho trợ cấp lơng thực. Vì thế, các khoản đầu t của chính phủ Inđônêxia 2 năm sau khủng hoảng đã bị cắt giảm từ 30% đến 35% so với năm 1997. Thực tế cho thấy, thâm hụt ngân sách của Inđônêxia vào khoảng 8,5% so với GDP, tơng đơng 4 - 6 tỷ USD, do đó dù muốn hay không chính phủ cũng phải thực hiện ráo riết chính sách "thắt chặt tài chính", giảm thiểu tối đa các nguồn chi ngân sách.

Thứ t, trong thơng mại: So với các lĩnh vực kinh tế khác đang trong tình trạng giảm sút nghiêm trọng thì riêng xuất khẩu của Inđônêxia lại có chiều h- ớng đợc cải thiện. Đó là, nhờ đồng IDR giảm giá mạnh (60- 80%) so với đồng USD nên các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá trong nớc có giá thành tính bằng đồng IDR đều có lợi và "miễn dịch" khỏi cuộc khủng hoảng.

So với quý IV/1998, quý IV/1999 xuất khẩu của Inđônêxia tăng 2%, trong đó xuất khẩu dầu mỏ đạt 4,8 tỷ USD; xuất khẩu các sản phẩm phi dầu mỏ đạt 3,54 tỷ USD. Số d cán cân thơng mại tăng gần gấp đôi so với năm 1998 (2,56 tỷ USD so với 1,4 tỷ USD) [45, tr. 193]. Tuy nhiên, các ngành xuất khẩu phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ nớc ngoài, do chi phí đầu vào cao, nên giá trị xuất khẩu giảm 14 - 16% so với năm 1998.

Thứ năm, trong các ngành dịch vụ - du lịch: Dịch vụ giao thông vận tải nh đờng thu phí (Toll - Road) giảm 17,2% - 25,4%. Khoảng 50% số xe buýt và mini buýt ở Thủ đô Jakarta phải ngừng hoạt động vì phụ tùng nhập khẩu tăng cao. Dịch vụ bu chính - viễn thông, đặc biệt với bên ngoài, giảm 5,8%. Ngành du lịch giảm đáng kể, số khách du lịch nớc ngoài đến nớc này giảm 19% (năm 1999: 2,91 triệu ngời so với 1998: 3,56 triệu ngời). Thu nhập ngoại tệ từ du lịch cũng giảm mạnh khoảng 19,5%, từ 3,65% tỷ USD xuống còn 2,94 tỷ USD. Ngành kinh doanh khách sạn thua lỗ nặng nề. Số phòng khách sạn bỏ trống ở thủ đô Jakarta khoảng 60 - 70% so với 25% của năm 1997 [45, tr. 193].

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội inđônêxia từ 1997 đến 2007 (Trang 33 - 36)