Ổn định chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội inđônêxia từ 1997 đến 2007 (Trang 99 - 101)

- Chơng trình hành động 8 điểm:

3.2.2. ổn định chính trị xã hộ

ổn định chính trị - xã hội cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lợc phát triển quốc gia của Inđônêxia. Trong tình hình hiện nay, chính trị - xã hội của đất nớc vốn chứa nhiều mâu thuẫn này cũng đợc thế giới và khu vực tạo ra nhng điều kiện thuận lợi cho việc ổn định và hội nhập quốc tế. Quyết tâm tạo đợc môi trờng chính trị ổn định cho phát triển và hội nhập, Inđônêxia đã tích cực giải quyết dứt điểm những tình trạng xung đột, bạo lực, ly khai kéo dài trong nớc. Trật tự xã hội đã đợc lập lại ở Trung Sulawesi, Aceh và Papua… Đồng thời, chống khủng bố cũng đang đợc tiến hành một cách toàn diện: tăng cờng tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố hoạt động hiệp đồng giữa các cơ quan, bộ máy hữu quan, tăng cờng giáo dục tôn giáo, khả năng ủng hộ về chính trị, sự tham gia của quần chúng và sự hợp tác quốc tế.

Với một nền chính trị tơng đối ổn định dới sự dẫn dắt của vị "thuyền tr- ởng" tài ba, một nhà cải cách xuất sắc - Tổng thống Susilo Bambang

Yudhoyono. Vị thuyền trởng này đã chèo lái con thuyền Inđônêxia không những vợt qua đợc cú sốc nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, mà còn đa tình hình chính trị - xã hội của một quốc đảo vốn chứa đựng nhiều mâu thuẫn này đi đúng với quỹ đạo của nó. Một loạt những chính sách cải cách nhằm phát triển và ổn định tình hình trong nớc đợc đa ra, trong đó đáng chú ý nhất là quyết tâm chống tham nhũng - vấn đề nhức nhối của các vị Tổng thống tiền nhiệm trớc đó. Đây cũng là cản trở lớn nhất đối với việc thu hút đầu t nớc ngoài nhằm đa đất nớc đi lên. Trớc một kỳ bầu cử Tổng thống mới sắp diễn ra, điều này mở ra cho Inđônêxia một thời cơ lớn trong việc lựa chọn cho mình "ngời dẫn đờng" mới trong điều kiện kinh tế thế giới đang có những biến động lớn nh hiện nay.

Nhận thức rõ về vấn đề hợp tác khu vực và quốc tế trong vấn đề an ninh, chính trị và văn hóa - xã hội cũng góp phần làm ổn định tình hình chính trị - xã hội tạo đà cho nền kinh tế phát triển bền vững. Do đó, Inđônêxia đã có sáng kiến thành lập Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - xã hội ASEAN. Từ sáng kiến đó, Inđônêxia đã đóng góp nhiều ý tởng xuất sắc, cụ thể:

ở cấp độ khu vực, Inđônêxia đa ra Chơng trình hành động nhằm thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác khu vực, tôn trọng quyền tự chủ của mỗi quốc gia, tôn trọng nguyên tắc không can thiệp, đồng thuận, giải quyết hòa bình những khác biệt và tranh chấp, hợp tác chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Inđônêxia cũng đã cùng Malaixia và Philippin ký và thực hiện Hiệp định về trao đổi thông tin và thiết lập thủ tục liên lạc. Hiệp định này là nguyên tắc chỉ đạo cho ba nớc hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề liên quan.

Trên phạm vi quốc tế, hoạt động của Inđônêxia đã có những đóng góp quan trọng trong các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội: tích cực tham gia vào quan hệ hợp tác của khu vực với các khu vực khác, nh với Mỹ Latinh thông qua FEALAC và châu Âu thông qua ASEM, tích cực tham gia vào hoạt động của diễn đàn an ninh Khu vực châu á (ARF)…

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội: cũng nhằm mục đích hội nhập, Inđônêxia đa ra những đề nghị cải cách thể chế nhằm loại bỏ sự trùng lặp chức năng của ủy ban Giáo dục của ASEAN với Tổ chức Bộ trởng Giáo dục ASEAN kết hợp thành một tổ chức hoạt động cùng một mục đích là đa nền giáo dục các nớc trong khu vực tiếp cận gần nhau hơn cả về hình thức, nội dung và chất lợng giáo dục của các quốc gia trong khu vực; Về lĩnh vực y tế, với thế mạnh của mình, Inđônêxia đóng vai trò tích cực trong việc đa thuốc truyền thống, các chế phẩm bổ sung vitamin, các khoáng chất và các chế phẩm thay thế vào các hệ thống y tế quốc gia. Trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, Inđônêxia là nớc điều phối Mạng Giám sát bệnh của ASEAN. Mạng này có chức năng trợ giúp trao đổi thông tin về các bệnh truyền nhiễm xảy ra trong khu vực. Trong hợp tác lao động, từ năm 2003 Inđônêxia trở thành nớc điều phối để thực hiện Chơng trình hành động của khu vực về sự phát triển Khu vực không chính thức. Về vấn đề phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, theo Tổng cục Thống kê Inđônêxia, con số ngời Inđônêxia sống dới mức nghèo khổ năm 2007 giảm nhẹ, xuống 39,3 triệu hay 16,6% dân số, so với cùng kỳ năm 2006 là 17,75%...

Tóm lại, cũng nh các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, Inđônêxia đang có những thuận lợi do điều kiện khách quan và những nỗ lực chủ quan mang lại, Inđônêxia đã và đang đạt đợc những thành quả đáng khích lệ trên con đờng cải cách dân chủ, ổn định chính trị, mở cửa, cải cách thể chế, thúc đẩy tăng trởng kinh tế, giảm đói nghèo, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng xã hội hòa bình, phát triển, trong đó các dân tộc bình đẳng, sống hòa hợp và khoan dung với nhau và mong muốn đóng góp vào sự liên kết và hội nhập khu vực cũng nh toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội inđônêxia từ 1997 đến 2007 (Trang 99 - 101)