Vấn đề chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội inđônêxia từ 1997 đến 2007 (Trang 93 - 96)

- Chơng trình hành động 8 điểm:

3.1.2. Vấn đề chính trị xã hộ

Bên cạnh những thách thức về kinh tế, Inđônêxia còn phải đối mặt với những thách thức về chính trị - xã hội mà xu thế thế giới hiện nay đang đặt ra.

Xu thế hội nhập quốc tế và khu vực đã và đang làm thay đổi cơ bản khái niệm độc lập và chủ quyền quốc gia đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Bản thân khái niệm Nhà nớc cũng đang bị lung lay tận gốc rễ. Với sự phát triển ngày càng cao của xu thế toàn cầu hóa, tính độc lập của các quốc gia bị mất dần, nhiều quyền lực của Nhà nớc độc lập bị xói mòn và chuyển vào tay các thực thể khác. Cũng ngày càng có nhiều vấn đề vợt khỏi tầm kiểm soát của nhà nớc đơn lẻ (vấn đề môi trờng, sinh thái, các luồng di chuyển vốn, các luồng thông tin, đặc biệt là thông tin điện tử các tập đoàn xuyên quốc gia…) và đòi hỏi phải đợc xử lý, điều tiết ở quy mô rộng lớn hơn trong khuôn khổ mỗi nớc, quốc gia phải theo kiểu "Nhà nớc Dân tộc" vốn tồn tại từ nhiều thế kỷ nay.

Đây không chỉ là một thách thức chung của nhân loại trong quá trình tìm kiếm và xây dựng một loại hình tổ chức chính trị - kinh tế - xã hội vào xu thế chung là xác định những nét đẹp, những đặc trng hay của văn hóa dân tộc (bản sắc văn hóa dân tộc) cần giữ gìn, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những cái hay trong văn hóa của các dân tộc khác. Hội nhập để đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc (tức là đánh mất chính mình) thì hiển nhiên là không thể đợc xã hội chấp nhận. Nhng, đề cao văn hóa dân tộc một cách thái quá và tràn lan có nguy cơ đa dân tộc đến chỗ bài ngoại, đóng cửa sẽ bị tụt hậu so với các nớc trên thế giới. Rõ ràng đây là một thách thức không nhỏ đối với mỗi nớc trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay [67, tr. 145].

Quả thực, đối với Inđônêxia - một quốc gia đa tôn giáo, đa sắc tộc thì vấn đề hòa thuận tôn giáo cũng nh hội nhập văn hóa với các nớc trong khu vực và trên thế giới đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trong chiến lợc phát triển kinh tế, ổn định xã hội của quốc gia Hồi giáo này. Bởi vì, chính những vấn đề về mâu thuẫn tôn giáo sắc tộc là những vấn đề góp phần làm cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 trở thành cuộc khủng hoảng "kép" - khủng

hoảng kinh tế - xã hội. Bài học trong việc giải quyết vấn đề cộng đồng ngời Hoa, hay bài học của Đông Timor… trong khủng hoảng kinh tế - xã hội năm 1997 vẫn đang còn nhức nhối đối với quốc gia này. Do đó, những vấn đề tôn giáo sắc tộc, xu hớng ly khai đang đe dọa nền độc lập quốc gia và quyền lực của nhà nớc Inđônêxia. Trong khi nớc này đang quyết tâm xây dựng một "Inđônêxia thống nhất trong đa dạng", hội nhập vào xu thế thế giới nhng không bị hòa tan vào đó.

Toàn cầu hóa, khu vực hóa là thúc đẩy và làm sâu sắc hoạt động sản xuất diễn ra trên toàn cầu. Quá trình này tất yếu dẫn đến sự đổ vỡ hoặc mất đi của những ngành sản xuất nhất định (cũng có thể thay thế bằng một ngành mới) và sự phá sản hàng loạt các xí nghiệp yếu kém, không có khả năng cạnh tranh ở một số nớc; trong khi đó ở một số nớc khác, những ngành đó lại phát triển hơn, nhiều xí nghiệp mới ra đời tạo ra nhiều công ăn việc làm mới. Nhng ở những n- ớc có các ngành sản xuất bị mất đi và những xí nghiệp bị phá sản thì có hàng loạt ngời bị mất công ăn việc làm [67, tr. 147]. Đây là một vấn đề xã hội rất gay gắt mà nhiều nớc đang phải đối đầu, trong đó có Inđônêxia.

Nh chúng ta đã biết, từ sau cuộc khủng hoảng trầm trọng năm 1997 -1998 thì ở Inđônêxia số ngời bị lâm vào tình trạng thất nghiệp dẫn đến đói nghèo diễn ra hàng loạt, nó đe dọa sự phát triển của đất nớc. Với một quốc gia có số dân đông thứ t trên thế giới thì giải quyết vấn đề việc làm và xóa đói giảm nghèo đã và đang là thách thức lớn của chính phủ Inđônêxia.

Ngoài ra, toàn cầu hóa, khu vực hóa đang có những tác động tiêu cực về mặt xã hội. Theo một số nhà chính trị, nhà hoạt động thì quá trình này cũng làm cho một số vấn đề tiêu cực trở nên quốc tế hóa, chẳng hạn nh: vấn đề xuống cấp về môi trờng, sự chênh lệch về thu nhập, biến đổi khí hậu, nạn tham nhũng, bùng nổ dân số thế giới, nạn buôn bán ngời, nạn mại dâm, vấn đề buôn bán và sử dụng ma túy, nạn khủng bố, căn bệnh thế kỷ AIDS… đây là một thực tế diễn ra khá phổ biến ở nhiều nớc trong thời đại ngày nay. Tuy rằng, những vấn đề

nh vậy không có nguồn gốc từ bản chất của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, nhng chúng đợc phổ biến rộng rãi trên thế giới một phần nhờ quá trình này với t cách nh một phơng tiện.

Nạn mại dâm trở thành phổ biến ở nhiều nớc cùng với sự tăng lên của làn sóng du lịch quốc tế và sự giao lu con ngời giữa các nớc. Cũng theo con đờng này, bệnh AIDS đã đợc "toàn cầu hóa". Chủ nghĩa khủng bố cũng lợi dụng sự tự do hóa trong giao lu quốc tế để tiến hành các hoạt động khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới. Nghiện ma túy và nhiều thói đồi bại khác vốn dĩ xuất phát từ một nơi nào đó, cũng đã thông qua quá trình toàn cầu hóa bành trớng sang hầu nh khắp các nớc trên thế giới [67, tr. 149]. Ngoài ra, xu hớng ly khai, chia rẽ đoàn kết dân tộc đang đợc nhen nhóm ở nhiều nơi đe dọa nền hòa bình cũng nh sự thống nhất dân tộc của các nớc trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội inđônêxia từ 1997 đến 2007 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w