Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội inđônêxia từ 1997 đến 2007 (Trang 25 - 27)

Là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam á, Inđônêxia cũng phải chịu tác động của một số yếu tố định hình trong bối cảnh kinh tế khu vực trớc khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nổ ra.

Thứ nhất, sự đình trệ kéo dài của kinh tế Nhật Bản trong thập kỷ 90 (XX) đã gây ra sự giảm sút lớn về tốc độ tăng xuất khẩu sang Nhật Bản của các nớc châu á nói chung và Inđônêxia nói riêng.

Thứ hai, việc phá giá 50% của đồng Nhân dân tệ (NDT) Trung Quốc so với đồng USD vào năm 1994 đã dẫn tới sự giảm sút lớn khả năng cạnh tranh của các nớc trong khu vực, đặc biệt Inđônêxia, nớc có lợi thế so sánh khá tơng đồng với Trung Quốc.

Thứ ba, ảnh hởng của cuộc khủng hoảng từ Thái Lan, qua Philippin đã tràn sang Inđônêxia. Chính yếu tố này đã làm cho các nhà đầu t của Mỹ và châu Âu là những ngời thờng có cái nhìn toàn cục sẽ rút vốn của họ để chuyển sang các vùng khác ngoài châu á nh sang châu Mỹ, Đông Âu hay Mỹ Latinh. Còn các nhà đầu t châu á sẽ chuyển vốn của mình sang các thị trờng ngoài Đông Nam á - những nơi ít bị ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tài chính hơn nh: Hồng Kông, Trung Quốc, ấn Độ.

Thứ t, một số nớc lớn, nhất là Mỹ có hành động can thiệp lũng đoạn, gây mất ổn định đồng tiền của các nớc Đông Nam á mà trớc hết là đồng Peso (Philippin), đồng Ringit (Malaixia), đồng Đôla (Singapore) và đồng Rupiah

(Inđônêxia). Qua đó "đe doạ" các nớc trong khối hòng "kiềm chế" ảnh hởng ngày càng một gia tăng của khối ASEAN - trong đó Inđônêxia là một thành viên.

Một nguyên nhân khách quan nữa cũng không kém phần quan trọng, đó là không loại trừ khả năng có những thế lực bên ngoài ngầm can thiệp vào Inđônêxia.

Tổng thống Suharto cho rằng có những thế lực bên ngoài muốn hạ bệ ông. Mặc dù, ngày 06/5/1998, ngời phát ngôn cảnh sát Inđônêxia cho biết, cha tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào về sự dính líu của nớc ngoài vào cuộc biểu tình của sinh viên, nhng các nguồn tin nớc ngoài cho thấy Mỹ có vai trò nổi bật trong sự kiện tháng 5/1998 ở Inđônêxia.

Từ năm 1995, Mỹ đã viện trợ cho các tổ chức đối lập ở Inđônêxia 26 triệu USD để thúc đẩy quá trình cải cách dân chủ theo quan điểm của Mỹ. Tháng 02/1998, t lệnh lực lợng Mỹ tại Thái Bình Dơng - Pruher tuyên bố rằng, 160 tàu chiến và 10 vạn binh lính dới quyền của ông sẽ tận lực giúp Inđônêxia ổn định tình hình.

Ngày 07/5/1998, tờ Shimbun Akahata đa tin, Mỹ đang tiếp tục huấn luyện lực lợng chống bạo động ở Inđônêxia để ủng hộ chính quyền Suharto, giúp quân đội duy trì chức năng giữ gìn an ninh và chức năng chính trị. Đồng thời cũng đã quyết định huỷ bỏ một cuộc diễn tập quy mô chung, dự kiến kéo dài một tháng ở Inđônêxia với lời giải thích là do ngại các cuộc biểu tình chống chính phủ. Cùng thời gian này, tàu ngầm nguyên tử tấn công Huston của Mỹ đã lên đờng sang Đông Nam á để cùng các lực lợng ở Thái Bình Dơng sẵn sàng đối phó với tình hình khủng hoảng ở Inđônêxia ngày càng xấu đi.

Ngày 19/5/1998, Tổng thống Mỹ Bin Clinton tuyên bố rằng: Mỹ sẵn sàng giúp phục hồi kinh tế Inđônêxia một khi cuộc khủng hoảng chính trị đợc giải quyết. Ông cũng nói rằng: cái mà chúng tôi tìm kiếm và cái mà chúng tôi tiếp tục làm là phục hồi trật tự mà không có xung đột và một cuộc đối thoại

chính trị thực sự cởi mở mà mỗi bên cảm nhận một cách cơ bản là họ có phần trong đó [62, tr. 24].

Về thái độ của Mỹ, theo báo Mainichi (Nhật Bản) ngày 15/5/1998 cho rằng, có thể Mỹ sẽ không tiếp tục ủng hộ chính quyền Suharto khi mà phong trào sinh viên ngày càng phát triển có tổ chức. Nh vậy, nếu tiếp tục những chính sách mà Mỹ và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) yêu cầu để khôi phục kinh tế thì bạo động của sinh viên và nhân dân sẽ càng trầm trọng, mà Mỹ lại ủng hộ tầng lớp sinh viên phản đối Suharto và Hoa kiều. Lập trờng không nhất quán này của Mỹ đã đặt chính quyền Suharto vào tình thế khó xử.

Các hãng thông tin thế giới đa tin rằng, Bộ quốc phòng Mỹ đã liên lạc với một số tớng lĩnh Inđônêxia để tiến hành một cuộc đảo chính không đổ máu. Tổng thống Suharto đã phàn nàn rằng có những phần tử nớc ngoài nào đó muốn hạ bệ ông bằng cách cố tạo ra sự hỗn loạn chính trị trong nớc. Vì vậy, đã có ý kiến cho rằng: có vẻ một số trung tâm nhất định của thế lực toàn cầu, những ng- ời mà tổng thống đã có mối quan hệ gắn bó, giờ đây đã quyết định rằng ông ta chỉ là một món nợ chứ không phải là một tài sản [62, tr.24].

Thật mỉa mai khi Suharto phàn nàn về việc đó. Việc ông giành đợc quyền lực tiếp tục theo sự kiện Gestapu đẫm máu ngày 30/9/1965, ở mức độ nào đó đ- ợc tạo ra bởi các thế lực bên ngoài. Trong những năm "chiến tranh lạnh" ông đ- ợc coi là một trong những đồng minh trung thành nhất của Mỹ, ở châu á giúp cho siêu cờng này giữ gìn tầm quan trọng chiến lợc của họ ở khu vực.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội inđônêxia từ 1997 đến 2007 (Trang 25 - 27)