Triển vọng của kinh tế xã hội Inđônêxia

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội inđônêxia từ 1997 đến 2007 (Trang 96 - 99)

- Chơng trình hành động 8 điểm:

3.2. Triển vọng của kinh tế xã hội Inđônêxia

3.2.1.Triển vọng về kinh tế

Cũng nh các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, Inđônêxia đang đứng trớc một vận hội lớn để phát triển đất nớc. Đó là xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang từng ngày từng giờ tác động đến quốc gia này. Đây là cơ hội cho sự phát triển và theo kịp dần các nớc tiên tiến.

Theo lý luận, thì quá trình toàn cầu hóa là quá trình tự do hóa và quốc tế hóa mọi hoạt động kinh tế. Trong đó thơng mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nớc trên thế giới. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, nếu thơng mại thế giới tăng thêm 100 tỷ USD thì có thể làm cho nền kinh tế tạo ra thêm 10 tỷ USD. Đóng góp tích cực của tự do hóa thơng mại quốc tế đối với tăng trởng của các nớc thông qua cơ chế sau:

- Việc giảm và gỡ bỏ hàng rào cản trở thơng mại quốc tế làm cho hàng hóa và các sản phẩm của mỗi nớc có thị trờng tiêu thụ quốc tế rộng lớn, từ đó kích thích sản xuất phát triển (bán đợc hàng, có lợi nhuận và có khả năng tích lũy để tái đầu t vào sản xuất nhiều hơn). Về nguyên tắc lý thuyết, tất cả các nớc

đều có lợi trong hệ thống thơng mại quốc tế tự do nhờ vào phát huy đợc lợi thế so sánh. Tự do hóa thơng mại sẽ tạo ra sự phân công lao động quốc tế theo hớng chuyên môn hóa và làm cho các nguồn lực trong mỗi nớc và trên thế giới đợc sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất, năng suất lao động đợc nâng cao.

- Tự do hóa thơng mại quốc tế sẽ thúc đẩy các nớc tiến hành cải cách kinh tế theo hớng tự do hóa, cải thiện môi trờng hoạt động kinh tế trong mỗi n- ớc làm cho nó hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu t, đặc biệt là các nhà đầu t nớc ngoài. Đó là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế. Theo các nhà phân tích kinh tế, lợi lớn nhất của tự do hóa thơng mại không phải là ngay tức thì mà sau một thời gian nhất định thông qua việc kích thích các hoạt động đầu t và tăng trởng kinh tế.

- Tự do hóa thơng mại đặt các doanh nghiệp mỗi nớc trớc những cơ hội lớn về thị trờng các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh (vốn, công nghệ, nhân công,…) cũng nh những thử thách của cạnh tranh quốc tế quyết liệt, buộc các doanh nghiệp phải ra sức cải tiến công nghệ, phơng thức quản lý, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh để tồn tại và phát triển. Nền kinh tế của mỗi nớc phát triển đợc là nhờ chủ yếu vào sự lớn mạnh của các doanh nghiệp [69, tr. 135 - 136].

Nhận thức đợc hội nhập về kinh tế là cơ hội “vàng” cho bất cứ một nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, Inđônêxia đang ra sức tận dụng mọi khả năng có thể của mình để tiếp nhận những thời cơ thuận lợi mà xu thế thế giới đang tạo ra cho mình.

Một trong những cơ hội đó là việc thúc đẩy hơn nữa lợi ích chung trong khu vực Đông Nam á nói chung và trong khối ASEAN nói riêng, bởi vì lợi ích của Inđônêxia nằm trong lợi ích chung đó nên quốc gia này đang nỗ lực hết sức mình để xây dựng một Cộng đồng ASEAN. Tham gia xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, Inđônêxia sẽ có cơ hội nâng cao sức cạnh tranh và tốc độ tăng trởng kinh tế của quốc gia mình…

Nhằm mục tiêu tạo ra một khu vực kinh tế ổn định, phồn vinh và có năng lực cạnh tranh cao, một thị trờng và cơ sở sản xuất, trong đó luồng hàng hóa, dịch vụ, đầu t tự do và một luồng vốn luân chuyển tự do hơn, phát triển kinh tế bình đẳng, giảm đói nghèo và những chênh lệch về văn hóa - xã hội.

Mặc dù là một quốc gia có nền kinh tế không phát triển cao, tuy nhiên Inđônêxia đang nỗ lực thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực của mình. Trong những năm qua, đầu t trực tiếp (FDI) vào Inđônêxia tơng đối thấp so với GDP. Hiện nay nớc này đang trong quá trình cải cách thể chế một cách tổng thể để thay đổi cơ bản môi trờng đầu t cùng với cải cách thuế, lập kế hoạch t nhân hóa các doanh nghiệp. Các luật mới ban hành khắc phục đợc một số hạn chế của luật phi tập trung hóa có hiệu lực trớc đó, nới lỏng và hấp dẫn các nhà đầu t nớc ngoài, vì theo đó, thời hạn yêu cầu để xin lập một doanh nghiệp có thể giảm từ 80 - 110 ngày xuống còn 30 ngày. Cũng theo luật mới, 69 lĩnh vực đầu t mở hơn trớc. Một phần cải cách khác là điều chỉnh về lao động, giảm giá thuê và thải hồi lao động.

Theo chơng trình cải cách thuế, Inđônêxia đã đa ra những u đãi thuế đặc biệt để thúc đẩy đầu t. Thuế kinh doanh trung bình của Inđônêxia vốn cao hơn các nớc khác trong khu vực nh Malaixia và Singapore. Sáng kiến hiện nay là hạ thấp thuế xuống đến 28% trong năm 2007 và 25% trong năm 2010, giúp Inđônêxia có năng lực cạnh tranh hơn. Các nhà máy lọc dầu mới đợc xem xét miễn thuế. Chính phủ Inđônêxia cũng đang quyết tâm chống tham nhũng - một trong những vấn đề nhức nhối của Inđônêxia, để tạo môi trờng đầu t trong sạch và đáng tin cậy.

Các chính sách kinh tế của Inđônêxia mở, nhằm hội nhập khu vực và quốc tế, thâm nhập thị trờng và nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời đợc thể hiện trong các quan hệ song phơng. Trong nửa đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2006, lên đến 55,2 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 8,9%, lên đến 38,2 tỷ USD và dự trữ ngoại tệ có thể lên đến 54,2 tỷ

USD cuối năm 2007. Inđônêxia cũng đã mở rộng quan hệ với các nớc đối tác ASEAN + 3 và các nớc khác, ký Hiệp ớc đối tác chiến lợc với hai cờng quốc ở châu á là Trung Quốc và ấn Độ. Hai nớc Trung Quốc và Inđônêxia cam kết thúc đẩy phát triển hơn nữa sự hợp tác về cơ sở hạ tầng, năng lợng và điện, đang tìm các biện pháp tăng gấp đôi quan hệ thơng mại hai chiều trong những năm tiếp theo, hy vọng lên đến 30 tỷ USD vào năm 2010 [23, tr. 13].

Rõ ràng, trớc những “vận hội” lớn mà tình hình khu vực cũng nh quốc tế tạo ra đang đợc Inđônêxia “tận dụng” một cách triệt để nhằm kích thích sự phát triển của nền kinh tế đã bị cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nổ ra cách đây hơn một thập kỷ làm cho tổn thơng rất nghiêm trọng. Inđônêxia đang nỗ lực hết sức mình đa đất nớc trở lại vị thế là một trong những trụ cột của khu vực Đông Nam á nói chung, ASEAN nói riêng và trở thành “con rồng châu á” trong thời gian ngắn nhất.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội inđônêxia từ 1997 đến 2007 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w