Nhu cầu ổn định xã hội để phát triển quốc gia

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc gia dân tộc singapore 1965 2005 (Trang 44 - 47)

B. Nội dung

1.2.3. Nhu cầu ổn định xã hội để phát triển quốc gia

ổn định xã hội là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế của một đất n- ớc, riêng đối với Singapore thì điều kiện này càng cần thiết. Thời kỳ mới độc lập, xã hội Singapore loạn lạc triền miên không dứt: gồm cả loạn lạc, bãi công và phân biệt sắc tộc. Đất nớc không có tài nguyên, chỉ có một điều kiện thuận lợi duy nhất là vị trí địa lý tốt. Để phát triển, Singapore chỉ có dựa vào sức ngời, môi trờng và dịch vụ mới có thể tồn tại và phát triển cho nên phải tạo ra đợc một môi trờng xã hội ổn định. Có xã hội ổn định thì các nhà đầu t nớc ngoài mới an tâm, kinh tế Singapore mới có cơ phát triển. Muốn làm đợc điều đó cần phải giải quyết nhiều vấn đề nổi cộm mà một trong số đó là vấn đề dân tộc và hình thành bản sắc quốc gia.

Ngay từ khi lên nắm quyền lãnh đạo, PAP đã chủ trơng “một cuộc cách mạng xã hội bằng hoà bình”: xoá đói nghèo bằng phát triển kinh tế theo hớng T bản chủ nghĩa nhanh, mà chìa khoá chính là công nghiệp hoá trên quy mô lớn, thu hút vốn đầu t nớc ngoài. Tuy vậy, trong những năm đầu, kế hoạch phát triển kinh tế không mấy khả quan vì tình hình chính trị thiếu ổn định không thu hút đợc đầu t nớc ngoài. Năm 1971, trong cuộc hội thảo về Chủ nghĩa t bản và chế độ dân chủ, Thủ tớng Lý Quang Diệu khi nêu những nhân tố quan trọng dẫn tới sự thành công của đất nớc đã khẳng định: “Không có cục diện chính trị ổn định cũng nh sự lãnh đạo chính trị hợp lý thì không thể nói đến phát triển kinh tế. Đầu t xây dựng nhà máy chắc chắn là rất ít, chức vị làm việc cũng chắc chắn là rất ít, số ngời thất nghiệp chắc chắn là rất nhiều, tình hình nguy hiểm cho an ninh nội bộ cũng chắc chắn sẽ phát sinh từ đó”. Ông còn xếp thứ tự ba

vấn đề: chính trị, kinh tế và an ninh căn cứ vào tính chất quan trọng của nó đối với tiền đồ của thế hệ trẻ [47,78].

Tổng thống Singapore nhiệm kỳ 1985 - 1993 Hoàng Kim Huy nói “ổn định chính trị là cơ sở đạt đợc thành tựu kinh tế của Singapore”. Thủ tớng Goh Chok Tong nói “muốn có kinh tế phồn vinh, trớc tiên phải đảm bảo nền chính trị ổn định”. Bộ trởng lao động Lý Ngọ Toàn nói “ổn định chính trị và công nghiệp hài hoà là nhân tố quan trọng nhất trong thành công của Singapore” [7,236].

Trong một bài phát biểu khác ngày 9 tháng 5 năm 1991 trong Hội thảo “Triều - Nhật tân văn”, Lý Quang Diệu đã nói về tầm quan trọng của việc giữ vững ổn định chính trị với các nớc châu á, trong đó có Singapore: “ở Singapore, ngời Anh đã để lại cho chúng ta bộ máy Chính phủ đại nghị của họ. Vấn đề của chúng ta trớc sau vẫn là vấn đề duy trì ổn định nh thế nào. Vì trong xã hội có nhiều chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau này có nhân tố không ổn định trong việc thực hiện mỗi ngời một lá phiếu. Chúng ta buộc phải coi ổn định chính trị là nhiệm vụ hàng đầu” [47,250].

Tiểu kết chơng 1

Singapore là một đất nớc của ngời nhập c. Khi thuộc về Anh năm 1819, ở đây chỉ có vài trăm ngời Malay sinh sống một cách đơn giản bằng nghề đánh cá. Đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nơi này đã trở thành một thành phố - quốc gia thịnh vợng với dân số khoảng 2,7 triệu ngời và thu nhập đầu ngời cao nhất châu á, chỉ sau Nhật Bản.

Địa lý là mặt then chốt trong lịch sử Singapore. Toạ lạc tại đỉnh cuối của bán đảo Malay, cách lục địa qua một dải nớc nông và hẹp, Singapore là một hòn đảo nòng cốt trong vùng vịnh Malacka. Lịch sử Singapore đã tiến triển xung quanh việc chuyển vị trí chiến lợc của mình thành lợi nhuận thơng mại trong khi giữ mối quan hệ tốt đẹp với các nớc láng giềng.

Singapore là một thành phố - quốc gia có đặc thù về dân tộc khi có nhiều sắc tộc cùng sinh sống nh ngời Hoa, ngời ấn, ngời Malay và các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có đặc trng riêng về văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo cũng nh trong cơ cấu nghề nghiệp. Dới thời cai trị của Anh, Singapore hầu nh còn giữ nguyên vẹn những giá trị văn hoá khác nhau của một xã hội nhiều dân tộc. Ngời Malay theo Hồi giáo, nói tiếng mẹ đẻ, mang phong tục tập quán Malay. Ngời ấn Độ theo Hindu giáo, nói tiếng Tamil và mang chế độ đẳng cấp. Ngời Hoa thờ cúng tổ tiên, thuộc thành viên của dòng họ và nói tiếng Hoa địa phơng (chủ yếu là tiếng Phúc Kiến). Ngời Anh là ngời theo Thiên chúa giáo, mang phong tục luật lệ của Anh và nói tiếng Anh. Mặt khác, những yếu tố phi văn hoá từ “nguồn văn hoá” phơng Tây cũng là một nguy cơ với Singapore. Vì thế, yêu cầu đặt ra cho sự ổn định và phát triển đất nớc này là phải giải quyết tốt vấn đề dân tộc.

Một nét lớn trong lịch sử Singapore là những nỗ lực liên tục trong việc khẳng định cá tính của Singapore. Là một ngời Singapore có nghĩa là nh thế nào? Làm sao để chuyển hoá nền văn hoá của các sắc tộc đang sinh sống ở đây thành một nền văn hoá đặc trng Singapore? Đó là những câu hỏi mà ngời Singapore đặt ra trong quá trình hình thành bản sắc quốc gia - dân tộc mình từ những đặc thù lịch sử.

Chơng 2

Chính sách của Nhà nớc Singapore về xây dựng bản sắc quốc gia - dân tộc (1965 - 2005)

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc gia dân tộc singapore 1965 2005 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w