Hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc gia dân tộc singapore 1965 2005 (Trang 48 - 50)

B. Nội dung

2.1.2. Hệ thống chính trị

Singapore là một nớc Cộng hoà Nghị viện dựa theo mô hình Westminter của Anh. Hệ thống chính trị Singapore hoạt động dựa trên nguyên tắc đa Đảng, nhng gần giống với chế độ dân chủ độc Đảng vì kể từ khi giành đợc độc lập đến nay, Đảng Nhân dân hành động (People’s Action Party - PAP) liên tục cầm quyền trong khi đó phe đối lập lại quá yếu. Singapore hiện có 24 Đảng đăng ký hoạt động chính thức, nhng ngoài Đảng cầm quyền (PAP) ra thì chỉ có 3 Đảng là có hoạt động đáng kể. Đó là Đảng Lao động (WP), Đảng Dân chủ Singapore (SDP), và Liên minh Dân chủ Singapore (SDA).

- Hiến pháp

Singapore có Hiến pháp riêng vào ngày 16 tháng 9 năm 1963 khi trở thành một bang thuộc Liên bang Malaysia. Sau đó, Singapore tách khỏi Malaysia (1965), Hội đồng Lập pháp đã thông qua Đạo luật độc lập của Singapore vào ngày 22 tháng 12 năm 1965 và tiến hành sửa đổi Hiến pháp. Nớc Cộng hoà Singapore đợc tổ chức theo chế độ đại nghị, một viện, đứng đầu là Tổng thống. Nghị viện bầu ra Tổng thống. Các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và T pháp đợc quy định rõ trong Hiến pháp.

- Tổng thống

Theo Hiến pháp Singapore, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Trớc năm 1991, Tổng thống do Quốc hội bầu ra, nên chỉ có vai trò khánh tiết. Tháng 1 năm 1991, Singapore sửa đổi Hiến pháp quy định Tổng thống đợc bầu ra theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp và có nhiệm kỳ 6 năm. Đây là một trong những thay đổi thể chế và chính trị lớn nhất trong lịch sử của Singapore. Tổng thống đầu tiên do dân trực tiếp bầu ngày 28 tháng 8 năm 1993 là ông Ong Teng Cheong.

Một điểm đáng lu ý trong hệ thống chính trị Singapore là theo Hiến pháp, bên cạnh Tổng thống có Hội đồng Tổng thống về các quyền thiểu số (Presidential Council for Minority rights). Hội đồng này có nhiệm vụ xem xét mọi dự luật đã đợc Quốc hội thông qua để xác định xem liệu có điểm nào mang tính chất phân biệt tôn giáo và sắc tộc không. Nếu đợc Hội đồng này chấp nhận thì dự luật sẽ đợc đệ trình lên Tổng thống để ban hành. Hội đồng gồm chủ tịch, một th ký và 15 thành viên đều do Tổng thống bổ nhiệm theo khuyến nghị của Nội các.

Tổng thống hiện nay là ông Stellapan Rama Nathan, nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên ngày 1 tháng 9 năm 1999 và bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai ngày 1 tháng 9 năm 2005.

- Nội các

Nội các của Chính phủ bao gồm các Bộ, Ngành và Thủ tớng. Đảng nào chiếm đợc nhiều ghế nhất trong Nghị viện thì sẽ đợc Tổng thống lựa chọn ngời

u tú nhất của Đảng đó làm Thủ tớng. Các thành viên khác của Nội các cũng là những ngời do Tổng thống bổ nhiệm từ những đại biểu Nghị viện, sau khi đã đ- ợc Thủ tớng nhất trí. Nội các Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể trớc Nghị viện các công việc của mình. Hiện nay trong Nội các Chính phủ Singapore gồm có 1 Thủ tớng và 14 Bộ trởng.

- Quốc hội (Nghị viện)

Đại biểu Nghị viên do dân bầu ra bằng phơng thức phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín. Theo Hiến pháp một nhiệm kỳ của đại biểu Nghị viện là 5 năm. Ba tháng trớc khi nhiệm kỳ của đại biểu Nghị viện kết thúc, sẽ tổ chức bầu cử. Công dân Singapore từ 21 tuổi trở lên, đủ tiêu chuẩn theo Hiến pháp quy định, thuộc bất kỳ đảng phái chính trị nào, đợc quyền ứng cử và bầu cử vào Nghị viện.

Đứng đầu và điều hành các hoạt động của Nghị viện là Chủ tịch Nghị viện. Nếu Chủ tịch vắng mặt thì Phó chủ tịch sẽ làm thay. Cả hai chức này đều do các thành viên của Nghị viện bầu ra.

- Cơ quan T pháp

Quyền lực T pháp ở Singapore đợc thực thi thông qua Bộ pháp luật và hệ thống toà án. Bộ pháp luật có ba nhiệm vụ chính là: Giám sát việc phát triển hệ thống pháp luật ở Singapore; Xây dựng và thể chế hoá các chính sách và tập tục; Phát triển vững chắc chế độ sở hữu tri thức.

Hệ thống t pháp ở Singapore bao gồm Toà án Tối cao và các Toà án trực thuộc. Trong Toà án Tối cao có Toà Đại hình và Toà Phúc thẩm. Chánh án Toà án Tối cao do Tổng thống bổ nhiệm sau khi tham vấn Thủ tớng.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc gia dân tộc singapore 1965 2005 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w