Phát triển hài hòa nền văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc gia dân tộc singapore 1965 2005 (Trang 62 - 68)

B. Nội dung

2.2.3. Phát triển hài hòa nền văn hóa dân tộc

2.2.3.1. Kế thừa, phát huy nền văn hóa đa sắc tộc

So với các nớc trong khu vực Đông Nam á, Singapore là một quốc gia trẻ với một nền văn hoá đa dạng, xuất phát từ nhiều nguồn gốc, dân tộc khác nhau và đan xen với nhau, tạo thành một nét đặc trng riêng độc đáo. Hầu hết ngời Singapore hiện nay là hậu duệ của những ngời Malay, ngời nhập c từ Trung Quốc, ấn Độ, Srilanca. Trong khi họ dần dần hình thành một nền văn hoá riêng, mang bản sắc Singapore thì đa số vẫn còn duy trì những phong tục, tập quán, lễ hội, ngôn ngữ của tổ tiên, từ đó tạo thành một sự hoà trộn phong phú giữa nét hiện đại và nét truyền thống.

Văn hoá Singapore không phải đơn thuần là sự tổng hợp hay sự cải cách mới nào mang tính Singapore mà là sự kết tinh các truyền thống văn hoá từ Trung Quốc, Malay, ấn độ và châu Âu. Không giống nh các nớc mới, có thành phần dân c đồng nhất luôn luôn nhấn mạnh chủ nghĩa dân tộc về văn hoá, Singapore tôn trọng và nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng văn hoá thay vì tôn vinh một nền văn hoá lớn mà đè nén những nét khác biệt dân tộc khác, nhng đặt lên trên hết là một bản sắc Singapore đặc trng cùng ý thức về các giá trị. Nói cách khác, các chính sách nhằm “tạo ra một ngời Singapore riêng biệt, độc đáo - một con ngời có cội nguồn gốc rễ trong các nền văn hoá của bốn nền văn minh lớn nhng không thuộc về nền văn hoá riêng nào trong số đó” nh lời Rajaratnam phát biểu tại Liên hiệp quốc năm 1965 [21,29].

Bộ trởng về các vấn đề xã hội cũng đã bày tỏ quan điểm về văn hoá Singapore trong bài phát biểu năm 1973: “Mục tiêu của việc xây dựng một dân tộc từ nhiều sắc tộc đòi hỏi phải có một nền văn hoá dân tộc thống nhất gồm những tình cảm và giá trị của bốn văn hoá vĩ đại đang tồn tại trong lòng chúng ta”. “Tất cả chúng ta có thể góp sức trong việc pha trộn một hợp kim văn hoá có sức hấp dẫn lâu bền đối với tất cả ngời Singapore. Các sắc tộc khác nhau phải học cách khoan dung và trân trọng các triết lý truyền thống của nhau trớc khi chúng ta có sự liên kết về văn hoá. Một trạng thái nh vậy chỉ có thể tồn tại nếu mỗi sắc tộc đã làm quen với và hiểu văn hoá các nhóm sắc tộc khác. Tôi hy vọng các nhóm văn hoá khác nhau ở Singapore sẽ thích nghi với các vở kịch hoặc điệu nhảy của các cộng đồng khác nhờ tất cả ngời Singapore đều có thể hiểu nhau hơn và cùng chia sẻ với nhau các nền văn hoá dân gian của ngời Malay, Trung Quốc, ấn Độ” [10,72].

Di sản về nền văn hoá đa dạng và giàu truyền thống của đất nớc này đợc đề cao qua việc các dân tộc khác nhau nh ngời Hoa, Malay, ấn Độ và ngời lai Âu - á, đều sống chan hoà và đều thể hiện là ngời Singapore mặc dù vẫn giữ gìn tín ngỡng, tập tục và lễ hội riêng của mình. Bên cạnh đó, có khoảng hơn 90.000 ngời ngoại quốc đang sinh sống và làm việc tại Singapore cũng mang

theo những quan điểm và nền văn hoá độc đáo của đất nớc mình để bổ sung thêm vào màu sắc và sự sống động cho Singapore.

Văn hoá Malay đợc thể hiện trong t tởng, tôn giáo và phong tục tập quán của ngời Malay. Ngời Malay ở đây đều có một tôn giáo chung là Hồi giáo bên cạnh những d sinh của tín ngỡng vật linh. Có thể nói rằng, những thánh đờng cùng một sỗ lễ hội của Hồi giáo nh Ramadan, Hari Raya, Puasa... đã tạo thành những nét nổi bật trong nền văn hoá của ngời Malay ở Singapore.

Bên cạnh những di sản văn hoá Malay, những thành tựu văn hoá mà ngời Hoa từ nhiều tỉnh khác nhau của vùng đông nam Trung Quốc mang đến đây là một thành tố quan trọng tạo nên nền văn hoá Singapore. Đại bộ phận ngời Hoa ở đây sinh sống đều theo Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Những kiến trúc đền chùa của ngời Hoa đã góp phần tạo nên vẻ đa dạng cho những công trình kiến trúc ở Singapore. Ngoài ra, ngời Hoa còn đóng góp cho Tổ quốc của họ những lễ hội truyền thống đặc sắc nh lễ hội đua thuyền rồng, Tết trung thu và Tết nguyên đán.

Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (6%) so với ngời Malay và ngời Hoa, nh- ng nền văn hoá mà ngời ấn Độ đóng góp cho nớc Cộng hoà Singapore lại không nhỏ chút nào. Những ngôi đền ấn Độ giáo và cả thánh đờng Hồi giáo đã có mặt khá sớm ở Singapore. Khu phố cổ của ngời ấn cũng góp phần thêm một mảng màu trong bức tranh văn hoá ở Singapore. Với những dãy phố nhỏ, những cửa hàng chật hẹp chất đầy hàng hoá, những cửa hàng kim hoàn tinh xảo, cửa hàng bán tràng hoa tơi cùng đồ cúng tế đã khiến cho một trong những khu vực c trú điển hình nhất của cộng đồng ngời ấn ở Singapore đợc mang cái tên hay và rất xác đáng là “ấn Độ nhỏ” trong lòng ngời Singapore. ở Singapore, lễ hội của ngời ấn là sôi động và gây ấn tợng mạnh, nh lễ hội Thaipusan, lễ hội mừng vụ thu hoạch Ponggal, lễ hội ánh sáng Deepavali...

Ngoài ba nhóm cộng đồng c dân chính trên, Singapore cũng là quê hơng thứ hai của một số ngời châu Âu, ngời Bồ Đào Nha lai châu á, ngời ảRập. Những thành phần c dân này cũng đóng góp cho nền văn hoá Singapore những truyền thống văn hoá của mình và làm cho nó càng thêm phong phú.

Bên cạnh nền văn hoá đa chủng tộc, có thể nói rằng Singapore là một nớc nhỏ, dân c ít, khả năng xuất bản sách báo và khả năng sản xuất các chế phẩm phim ảnh, băng đĩa tơng đối yếu. Đại bộ phận là dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu các mặt hàng xã hội trong điều kiện mở cửa. Cùng với sự giúp đỡ của Chính phủ Singapore, các phơng tiện truyền thông đại chúng hoạt động sôi động. Báo chí, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình ngày càng đem lại lợng lớn thông tin trong và ngoài nớc, nhanh nhạy kịp thời. Điều này phản ánh sự phong phú, đa dạng của các hoạt động văn hoá ở Singapore.

Singapore có tiềm năng trở thành trung tâm văn hoá nghệ thuật và tri thức của Đông Nam á. Bởi vì đây là điểm hội tụ của năm nền văn hoá lớn của thế giới (gồm nền văn hoá Trung Hoa, văn hoá ấn Độ, văn hoá châu Âu, văn hoá Đông Nam á hải đảo và văn hoá ảRập). Nhiều đền thờ, miếu chùa, thánh đờng đã đợc xây dựng ở nơi đây từ nhiều thế kỷ trớc nh nhà thờ Hindu, nhà thờ ST.Andrew, điện thờ Phật Nha, đền Sri Mariamman, nhà thờ Hồi giáo Sultan, nhà thờ Armenia... Trong mấy chục năm trở lại đây, Chính phủ chủ trơng bảo tồn những di tích lịch sử này, đồng thời lập nên nhiều khu di tích lịch sử, bảo tàng lịch sử, bảo tàng nghệ thuật nh Pháo đài Siloso, Tháp Merlion, Bảo tàng lịch sử Singapore, Bảo tàng văn minh châu á, Bảo tàng Nghệ thuật Singapore, phòng trng bày di sản phố Hoa kiều... Chính phủ Singapore còn tổ chức Lễ hội di sản thờng niên (bắt đầu từ năm 2003) nhằm bảo tồn các di sản văn hoá và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm dân tộc khác nhau đang sinh sống tại Singapore. Vào các dịp Tết âm lịch, Singapore còn tổ chức Lễ hội Chingay (Lễ hội đờng phố) với các đoàn xe diễu hành trang trí theo môtip của từng dân tộc, các điệu múa và trang phục truyền thống. Tất cả hoà chung một chủ đề cho

mỗi năm. Đây là dịp để ngời dân Singapore thể hiện và củng cố nền văn hoá đa sắc tộc của mình, cũng là dịp để ngời dân vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết với các sắc tộc trong nớc và với các cộng đồng trên thế giới.

Có thể thấy, Singapore là nơi hội tụ nhiều nền văn hoá của nhiều dân tộc khác nhau nhng tất cả những nền văn hoá đó đều “thống nhất trong đa dạng” để tạo nên bản sắc văn hoá riêng cho đất nớc. Đã có nhận xét cho rằng “Sức mạnh của Singapore nằm trong sự đa dạng văn hoá của nó” [15,41]. Chính nền văn hoá lành mạnh, tiên tiến và sự hoà hợp các sắc tộc, các tôn giáo đã tạo ra sự ổn định chính trị để nớc Cộng hoà Singapore ngày càng phát triển.

2.2.3.2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa phơng Tây

Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, Singapore thực hiện chính sách mở cửa, ra sức thu hút vốn nớc ngoài và nhân tài, học tập và tiếp thu khoa học tiên tiến của phơng Tây, khiến nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh chóng, trở thành nớc phát triển, đợc coi là một trong “bốn con rồng” châu á. Bởi thế, Singapore dốc sức cho đất nớc mở cửa, hiện đại hoá cao độ, nhng rất hiếm thấy những tệ nạn tiêu cực, suy đồi, xấu xa mà xã hội phơng Tây mang vào cùng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Có đợc điều đó là nhờ vào những chính sách “cứng rắn” với sự du nhập văn hoá phơng Tây của các nhà lãnh đạo đất nớc này. Chính phủ Singapore giữ cảnh giác cao độ với những ảnh hởng xấu của văn hoá phơng Tây. Họ thấy rằng thanh thiếu niên thờng là những ngời bị hại nhiều nhất, trực tiếp nhất từ văn hoá phơng Tây vốn có nhiều điểm đối lập với nền văn hoá truyền thống phơng Đông nh t tởng và lối sống sa đoạ. Vì vậy, Chính phủ Singapore quản lý rất chặt các ấn phẩm băng hình của nớc ngoài. Tất cả những cảnh nào mà họ cho là không lành mạnh đều bị cắt bỏ, và tiến hành phân cấp quản lý. Tất cả những phim đợc nhận định là loại R phải từ 21 tuổi trở lên mới đợc xem, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền. Tất cả các loại băng video loại RA, không đợc chiếu ở khu tập thể. Chính phủ Singapore, đặc biệt là dới thời Thủ tớng Lý Quang Diệu tiến hành kiểm soát rất gắt gao với các loại ấn phẩm từ phơng Tây bao gồm cả băng đĩa và sách báo. Riêng đối với những tài liệu

xấu từ các nớc khác nhằm công kích và can thiệp nội bộ công việc của Singapore không đợc nhập vào trong nớc, đối với văn hoá đồi bại của phơng Tây kiên quyết ngăn chặn, nghiêm cấm.

Tuy vậy, những ấn phẩm lành mạnh và giàu giá trị văn hoá của phơng Tây luôn đợc Singapore khuyến khích nhập khẩu bởi thực tế việc sản xuất các ấn phẩm băng đĩa và sách báo của Singapore cha phát triển. Các nhà lãnh đạo Singapore ý thức rất rõ rằng họ cần phải nhập từ phơng Tây những thứ tốt đẹp, những thứ có ích cho đất nớc.

Nhiều năm nay, Singapore triển khai phong trào song ngữ trong toàn quốc là có ý nghĩa rất sâu xa. Ngời trong mỗi chủng tộc ngoài nhiệm vụ phải gìn giữ ngôn ngữ riêng của mình đều phải học Tiếng Anh nh một thứ tiếng thông dụng. Điều này phục vụ rất tốt cho công việc và cả tiếp xúc văn hoá với phơng Tây.

Thực tiễn chứng minh, Singapore không chỉ có thái độ rõ ràng với văn hoá phơng Tây mà còn đối với văn hoá phơng Đông. Họ không bắt chớc một cách mù quáng thông thờng, mà đã căn cứ vào tình hình riêng của đất nớc để đa ra những so sánh, phân tích, phân biệt, tổng hợp, sau đó mới quyết định tiếp thu những điều trong văn hoá phơng Đông, bỏ đi cái không phù hợp, làm cho quan niệm giá trị của văn hoá phơng Đông có một hình thức biểu hiện phù hợp với nhu cầu của nớc Singapore hiện đại. Họ cho rằng: Đối với những thứ đợc coi là quý giá nhất trong quan niệm giá trị của văn hoá truyền thống phơng Đông, hay có thể gọi nó là quan niệm giá trị truyền thống của Nho gia nh sự hiếu thuận, thành tâm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm... phải hấp thu và khắc sâu vào tâm thức nhân dân; còn các nội dung tiêu cực nh lợi dụng quan hệ hôn nhân để mu cầu lợi ích cá nhân, tham ô hủ hoá thì phải từ chối và gạt bỏ khỏi cuộc sống xã hội.

Chính phủ Singapore ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc tiếp thu văn hoá từ bên ngoài một cách có chọn lọc đối với việc xây dựng nền văn hoá Singapore. Nếu không có thái độ ứng xử đúng đắn đó thì Singapore sẽ phải trả một cái giá rất đắt, làm cho họ mất đi đặc tính văn hoá, sẽ không còn là một

xã hội độc đáo đầy tự hào nữa, ngợc lại sẽ trở thành một xã hội nguỵ phơng Tây.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc gia dân tộc singapore 1965 2005 (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w