Hình thành ý thức hệ quốc gia

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc gia dân tộc singapore 1965 2005 (Trang 51 - 58)

B. Nội dung

2.2.1.Hình thành ý thức hệ quốc gia

Khi giành độc lập năm 1965, trình độ sản xuất, sinh hoạt của Singapore rất thấp, thất nghiệp trầm trọng, đầy rẫy những vụ gây rối chủng tộc và phong trào học sinh công nhân liên tiếp nổi lên, xã hội rối loạn. Trong tình hình đó, phát triển kinh tế, nâng cao sản xuất và làm cho xã hội nhanh chóng ổn định,

tăng cờng sự đoàn kết, chung sống giữa nhân dân các dân tộc là nhiệm vụ trên hết kể từ khi quốc gia non trẻ này giành độc lập, cũng là t tởng chỉ đạo trong xây dựng đất nớc và quản lý đất nớc. Quan niệm về giá trị của Singapore là một phần quan trọng trong t tởng chỉ đạo. Chính phủ luôn coi con ngời là tài nguyên duy nhất của đất nớc, phải phát triển, bồi dỡng kỹ năng và ý thức cho họ vì vậy Singapore nêu lên khẩu hiệu “Ngời Singapore chân chính, không phân biệt chủng tộc, đều phải đứng dới lá cờ trung - hiếu với Tổ quốc”. Ông Lý Quang Diệu nêu khẩu hiệu “Chúng ta không phải là ngời Mã Lai, không phải là ngời Trung Quốc, không phải là ngời ấn Độ, cũng không phải là ngời châu Âu. Chúng ta không phân biệt ngôn ngữ, dân tộc, văn hoá, tôn giáo. Mọi ngời phải đoàn kết lại trở thành ngời Singapore”[4,51].

Là một thành phố hiện đại có tính quốc tế cao, đời sống vật chất của ngời Singapore rất cao, nhiều mặt trong cách sống, trong ý thức không tránh khỏi ảnh hởng của phơng Tây. Rõ rệt nhất là tinh thần hiến thân khác trớc kia rất xa. Do Chính phủ kêu gọi “tinh thần tự lập”, tức là “Nothing is free”, mọi ngời đều phải dựa vào sức mình, không ỷ lại vào ngời khác. Nhờ đó đã tạo nên kỳ tích kinh tế ngày nay của Singapore. Ai cũng phải cố gắng làm việc, tự nuôi sống mình, ngay cả khi bị thất nghiệp cũng phải đi tìm việc ngay, tiết kiệm bớt ăn tiêu, không có mấy ngời muốn dựa vào sự giúp đỡ của ngời khác. Mặt trái của t tởng này đã đa lại hậu quả là ngời ta cũng không muốn giúp đỡ ngời khác. Tuyệt đại đa số ngời Singapore là tự lo cho mình, không muốn tham gia vào công việc công ích, không muốn làm công tác từ thiện. T tởng tự lập cực đoan bao trùm cả xã hội Singapore. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã phải đa ra những chuẩn mực xã hội nh đạo đức, tình đoàn kết... và giáo dục học đ- ờng. Ngoài ra còn giáo dục thông qua các tôn giáo để giáo dục giới trẻ. Singapore đã nêu ý tởng về việc lấy quan niệm giá trị văn hoá của phơng Đông để chống lại giá trị phơng Tây, họ đã khái quát thành “8 đức” (trung, hiếu, nhân, ái, lễ, nghĩa, liêm, sỉ).

ý thức hệ quốc gia lần đầu tiên đợc Goh Chok Tong, lúc đó là Phó Thủ tớng thứ nhất và Bộ trởng Quốc phòng nêu lên trong bài nói chuyện với Đảng Hành động Nhân dân cánh trẻ vào ngày 28/10/1988. Theo ông, những giá trị của ngời Singapore đang biến đổi do ảnh hởng từ bên ngoài đến hàng ngày.

Dựa trên hai khái niệm chính là chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng đồng George C. Lodge và Ezra F. Vogel dùng trong “Ideology and National Competitiveness: An Analysis of Nine Countries” (ý thức hệ và khả năng cạnh tranh quốc gia: Một sự phân tích chín quốc gia), Goh Chok Tong rút ra kết luận rằng: Trong thập kỷ vừa qua “có một sự chuyển dịch rõ ràng của các giá trị của chúng ta từ chủ nghĩa cộng đồng đến chủ nghĩa cá nhân, đặc biệt là trong lớp trẻ Singapore”[6,243].

Sự chuyển dịch giá trị của ngời Singapore đợc Chính phủ quan tâm xem xét, vì “nó sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của quốc gia chúng ta, và do đó sự phồn vinh và sự sống còn với t cách là một quốc gia”. Là vì, ngời Singapore cũng chia sẻ những giá trị cốt lõi là làm việc nặng nhọc, tiết kiệm và hy sinh nh những ngời Châu á khác là ngời Nhật, ngời Hàn Quốc và ngời Đài Loan. Những giá trị đó phải đợc duy trì dới hình thức của một ý thức hệ quốc gia (National Ideology) để nhằm đảm bảo cho Singapore tiếp tục phồn vinh và sống còn lâu dài.

Ông Goh Chok Tong còn gợi ý rằng những giá trị cốt lõi đó của ngời Singapore cần phải biến thành ý thức dân tộc và đợc giảng dạy trong nhà trờng, gia đình, nơi làm việc nh là “lối sống của chúng ta”. Làm việc đó vì hai lẽ:

- Để tạo khả năng miễn nhiễm cho ngời Singapore khỏi những ảnh hởng không thích hợp từ bên ngoài.

- Để liên kết, cố kết họ thành một quốc gia dân tộc.

Nh vậy, thử thách đặt ra trớc chính quyền và PAP là làm sao tạo ra một ý thức hệ dân tộc, và làm sao để truyền nó vào cho tất cả ngời Singapore.

Trong bài khai mạc Hội nghị Quốc hội lần thứ bảy ngày 09/01/1989, tổng thống Wee Kim Wee trình bày lý do phải có một ý thức hệ quốc gia và nói

rằng: “Nếu chúng ta không đánh mất những vị trí phơng hớng của mình, chúng ta nên gìn giữ gia tài của mỗi cộng đồng của chúng ta, và ủng hộ một số giá trị chung nào đó là bản chất của ngời Singapore. Những giá trị cốt lõi đó bao gồm:

1. Đặt cộng đồng lên trên bản thân (Community over Self).

2. Xem gia đình là thiết chế cơ bản (The Family as the Basic Institution). 3. Giải quyết vấn đề qua sự đồng thuận chứ không qua tranh giành (Solving Problem by Consensus, not Contention).

4. Sự khoan dung và hòa hợp chủng tộc và tôn giáo (Racial and Religious Tolerance and Harmony).

Chúng ta cần phải tôn những ý tởng cơ bản đó lên thành ý thức quốc gia. Một sự tuyên bố chính thức nh thế sẽ gắn kết chúng ta lại với nhau thành ngời Singapore với cái căn cớc và số phận riêng biệt của chúng ta. Chúng ta cần phải làm cho mọi ngời Singapore đặc biệt là lớp trẻ ghi nhớ ý thức hệ quốc gia đó” [6,244].

Singapore hết sức coi trọng công tác bồi dỡng ý thức quốc gia. Chính phủ còn lập riêng một cơ quan phụ trách chế định ý thức quốc gia, do Lý Hiển Long (lúc đó là Phó Thủ tớng đơng nhiệm) giữ chức Chủ tịch. Ông từng nói “Nếu Singapore không muốn bị giá trị phơng Tây nhấn chìm, thì Singapore phải có ý thức quốc gia của mình. Nếu không, Singapore sẽ lâm vào cảnh Hàm Đan học bộ” (tức là: bắt chớc ngời khác không thành, ngợc lại đánh mất đi cái hay vốn có của mình).

Ngày 11/01/1989, ông Lý Hiển Long, là Bộ trởng Bộ Thơng mại và Công nghệ, trong bài nói chuyện với thành viên của Alumni International Singapore (Cựu sinh viên quốc tế Singapore), trình bày quan điểm cá nhân và bốn giá trị cốt lõi của Tổng thống. Theo ông, bốn giá trị đó:

- Cung cấp điểm xuất phát thích hợp cho ý thức hệ quốc gia.

- Chúng thích hợp với văn hóa ngời Trung Quốc, ngời Mã Lai và ngời ấn Độ và với những giá trị mà các tôn giáo chính dạy.

1. ý thức hệ quốc gia là đặc trng và tinh thần tiêu biểu của một quốc gia. Những giá trị cốt lõi đợc cộng đồng chia sẻ, và nó phân biệt với những dân tộc và quốc gia khác. Nó phân biệt ngời Singapore với ngời dân tộc khác.

2. Những giá trị quốc gia về bản chất cần phải phi chính trị, phi tôn giáo và gồm những giá trị cá nhân mà ngời Singapore có thể đảm bảo sự thống nhất quốc gia.

3. Bảo thủ nhng không phải là tiếp cận không có nghi vấn trong việc hình thành những giá trị quốc gia cho Singapore, giữ gìn chính những di sản của chúng ta, nhng khi xem xét chúng để làm những giá trị thì cần sửa đổi và cần xem xét những ý tởng trong truyền thống của nớc ngoài có thể du nhập đợc, nh- ng cần làm điều đó một cách cẩn thận.

4. Trong khi các giá trị quốc gia cần phải phổ quát chứ không đợc riêng biệt về bản chất, thì các nhóm giá trị quốc gia để cho ngời Singapore theo cần phản ánh hoàn cảnh riêng của Singapore.

5. Danh mục các giá trị quốc gia cần ít, tối thiểu để có thể tập trung vào các mục cốt lõi.

Nói chung, bốn giá trị do Tổng thống đa ra đợc tiếp nhận với những đề nghị điều chỉnh tùy từng nhóm ngời.

- Về giá trị 1: Đặt cộng đồng trên bản thân. Ông Lý cho rằng phơng Đông và phơng Tây khác nhau là ở sự coi trọng tơng đối lợi ích của cá nhân hoặc lợi ích của cộng động. Nhìn chung, xã hội phơng Tây đặt nặng cá nhân hơn, xã hội phơng Đông có xu hớng đặt nặng cộng đồng hơn.

Ông George C. Lodge cũng nói tơng tự nh thế. Chủ nghĩa cá nhân gợi ra quan niệm về hạt nhân của xã hội, cho rằng mỗi một cá nhân là nguồn gốc cuối cùng của giá trị và lợi ích. Lợi ích của cộng đồng sẽ đợc thực hiện qua sự cạnh tranh giữa các thành viên. Còn chủ nghĩa cộng đồng thì lại chú ý nhiều đến các cơ chế hơn, xem cộng đồng là quan trọng hơn một tập hợp của các cá nhân, và đòi hỏi xác định và học vấn của cá nhân. Nói “Đặt cộng động trên bản thân” là nói về mục tiêu dài hạn. Nên chữa lại thành “Hài hoa và thăng bằng lợi ích cá nhân và cộng đồng”.

- Về giá trị 2: Xem gia đình là thiết chế cơ bản. Nói chung các cộng đồng ở Singapore đều đồng ý, nhng ngời ta lu ý đây không phải là quan niệm gia đình Khổng giáo. Ông Lý chỉ ra rằng sự quan trọng của những ràng buộc gia đình không nên đa đến gia đình trị, vì chúng ta có truyền thống của một chính quyền trong sạch và thật thà.

- Về giá trị 3: Giải quyết vấn đề qua sự đồng thuận chứ không qua tranh giành. Giá trị này ngụ ý rằng: Chính phủ có thể tránh đợc tranh cãi hay xung đột trong việc giải quyết những vấn đề của quốc gia. ý muốn này tỏ ra không thực tế bởi vì không thể tránh đợc mọi tranh cãi và xung đột khi bàn luận các vấn đề. Tuy nhiên, chính quyền và các nhóm trong xã hội không nên sử dụng đến vũ lực hay sức mạnh để áp đặt quan điểm của mình lên ngời khác và họ muốn giải quyết vấn đề bằng sự đồng thuận. Cai trị bằng sự đồng thuận cũng ngụ ý rằng chính quyền mong muốn lắng nghe dân chúng và tham khảo ý kiến của họ khi xây dựng các chính sách. Sự chuyển biến trong cung cách lãnh đạo chính trị từ kiểu gia trởng (1959 - 1984) đến kiểu tham khảo (sau 1984) sẽ đa đến việc khuyến khích giá trị này. Thế nhng, những ngời lãnh đạo chính trị ngày nay nên hiểu là việc cai trị bằng sự đồng thuận đòi hỏi phải có thời gian, và không thể xây dựng và thực hành các chính sách xã hội một cách nhanh chóng dễ dàng nh cách làm trớc đây. Giá trị này cũng gạt bỏ vai trò của các đảng đối lập ở Singapore.

- Về giá trị 4: Sự khoan dung và hòa hợp chủng tộc và tôn giáo. Đây là giá trị quan trọng nhất của Singapore, làm cho Singapore khác với Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhng nhiều ngời cho rằng quan trọng hơn là sự hiểu biết giữa các chủng tộc và tôn giáo khác nhau. Nếu các tôn giáo và chủng tộc hiểu nhau thì có khả năng giảm bớt xung đột. Trong một xã hội đa sắc tộc thì điều quan trọng là chính sách đối với các nhóm thiểu số. Về mặt cộng đồng thì đã đợc chú ý, nhng về mặt riêng t thì một khi cảm thấy bị phân biệt đối xử và không thích thì họ sẽ bỏ đi, nh đã xảy ra trong ngời ấn Độ và ngời Eurasians (Âu - á). Trong “sách trắng” về tôn giáo đã nói rõ:

• Những ngời theo tôn giáo khác nhau phải giữ sự ôn hòa và bao dung, không làm điều gì gây ra sự đối địch và thù hằn tôn giáo.

• Tôn giáo và chính trị phải tách biệt hoàn toàn với nhau. Ngoài ra, bổ sung thêm hai giá trị:

1. Chính quyền thật thà (Honest Government). ở Singapore, tham ô có, nhng không phổ biến nh ở các nớc. Để làm đợc việc đó cần trả lơng cao cho nhân viên Nhà nớc. Cách làm của Lý Quang Diệu là tốt: Vị Thủ tớng đợc trả l- ơng cao nhất nhng nghèo nhất trong các nớc thế giới thứ ba. Ông đề nghị đồng lơng nên di chuyển theo thị trờng, làm sao giữ đợc một hệ thống quan chức Nhà nớc thật thà, công khai, có thể bảo vệ đợc và hoạt động đợc. Nếu thay thế đồng lơng bằng đạo đức giả, thì sẽ đa đến căn bệnh hai mặt và tham nhũng, “Ta hãy chọn lựa”. Theo báo Tuổi trẻ ngày 01/07/2000, nhằm chống lại “Sự cám dỗ của nền kinh tế mới”, Chính phủ Singapore ngày 29/06/2000 đã quyết định tăng 13% lơng cho các cán bộ công nhân viên của Chính phủ, và tối đa là 31% trong cả khu vực t nhân. Không chỉ tăng lơng cơ bản, Chính phủ Singapore còn tăng tiền thởng cố định và tiền thởng cho các sáng kiến để cán bộ công nhân viên làm việc tốt hơn. Theo quyết định này, lơng hàng năm của Thủ tớng Goh Chok Tong sẽ là 1,12 triệu USD, cao gấp năm lần lơng tổng thống Mỹ hiện nay.

2. Thơng xót cho kẻ bất hạnh (Compassion for the less Fortunate). Cần tỏ lòng thơng xót với kẻ không có khả năng lao động và những gia đình nghèo khổ.

Cuối cùng, ngời ta thống nhất nêu lên sáu giá trị của Singapore: 1. Tăng cờng sự hiểu biết, bao dung và hòa hợp chủng tộc và tôn giáo (Enhancing racial and religious understanding, tolerance and harmony).

2. Bảo vệ và giữ gìn truyền thống của một chính quyền thật thà (Preserving and maintaining the tradition of honest government).

3. Hòa hợp lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng nói chung (Harmonizing individual interests with the interests of the community at large).

4. Đề cao gia đình nh là thiết chế cơ bản của xã hội (Upholding the Family as a basic instiution of society).

5. Bày tỏ sự thông cảm với những ngời kém may mắn trong xã hội (Showing compassion for the less fortunate in society)

6. Giải quyết những vấn đề chính bằng sự đồng thuận khi còn có thể đợc (Resolving major issues through consensus as far as possible).

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc gia dân tộc singapore 1965 2005 (Trang 51 - 58)