Một số kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc gia dân tộc singapore 1965 2005 (Trang 104 - 106)

B. Nội dung

3.3.3. Một số kinh nghiệm rút ra

Từ một quốc gia luôn xảy ra những cuộc xung đột về sắc tộc và văn hoá giữa các cộng đồng dân tộc, Singapore đã nhanh chóng ổn định xã hội, phát triển kinh tế và tạo dựng cho mình một bản sắc riêng độc đáo. Điều đó đã để lại cho các nớc khác, trong đó có Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.

Bài học thứ nhất về thái độ ứng xử trong vấn đề tôn giáo. Sở dĩ Singapore thành công bởi chính những ngời lãnh đạo đất nớc này đã nhận thức rằng sắc tộc, tôn giáo không phải là cái mà chúng ta có thể tùy tiện thay thế hay cố đặt thêm một cái khác nữa trong “chỗ” của nó. Bất kỳ một chính sách nào do các nhà lãnh đạo chính trị khởi xớng về vấn đề tôn giáo đều nhìn nhận một cách thận trọng và xem xét đến khía cạnh tình cảm, phải biết tận dụng vai trò của tôn giáo trong việc tập hợp đông đảo quần chúng cùng đấu tranh cho một mục đích, lý tởng tốt đẹp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa và thật sự cần thiết ở một đất nớc mà tôn giáo gắn chặt với sắc tộc nh Singapore.

Bài học thứ hai về phát huy sức mạnh của giáo dục. Giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan trọng trong chức năng bảo vệ và truyền bá tích cực những giá trị phổ biến và giữ gìn, phát triển các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ lợi ích của cộng đồng và của quốc gia, nâng cao hiểu biết chính trị, t tởng, đạo đức nhân

văn, bồi dỡng ý thức giao lu, hợp tác hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Giáo dục đào tạo còn có chức năng “phát triển con ngời”, nâng cao nhận thức của con ngời từ đó giảm thiểu những tệ nạn trong xã hội. Giáo dục góp phần tạo nên sự ổn định trong xã hội, tránh đợc những bất đồng, rối loạn, đồng thời góp phần xây dựng một xã hội có nền văn hoá lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... từ đó làm tăng tính ổn định của hệ thống chính trị. Thành tựu của công cuộc xây dựng bản sắc dân tộc ở Singapore có sự đóng góp to lớn của nền giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục truyền thống, ngôn ngữ và hớng nghiệp. Những chính sách đầu t cho giáo dục của Chính phủ Singapore đã rút ngắn khoảng cách giữa các cộng đồng sắc tộc, làm cho họ ngày càng có nhiều điểm chung, đặc biệt là chung niềm tự hào về đất nớc đảo quốc của mình.

Bài học thứ ba về sự tiếp thu có chọn lọc trong sự giao lu văn hoá.

Singapore đã một mặt học tập phơng Tây, làm cho đất nớc nhanh chóng tiến lên hiện đại hoá; mặt khác, lại có những biện pháp thích hợp để giữ gìn tinh hoa văn hoá truyền thống phơng Đông. Có thể nói, giữ đợc một sự tỉnh táo trớc nền văn hoá phơng Đông và phơng Tây là kinh nghiệm của Singapore trong quá trình xây dựng một bản sắc riêng cho mình trên những nền tảng văn hoá đợc kế thừa.

Đối với Việt Nam, chúng ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những truyền thống văn hoá, có phong tục tập quán riêng cho nên bài học xây dựng nền văn hoá đa dạng trong thống nhất của Singapore có giá trị rất lớn. Mặt khác, vấn đề bất bình đẳng cũng nh khoảng cách giàu nghèo trong xã hội chúng ta còn nhiều vì vậy thiết nghĩ học tập những chính sách đảm bảo xã hội của Singapore là cần thiết để xây dựng một nớc Việt Nam “dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc gia dân tộc singapore 1965 2005 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w