Chính sách công bằng xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc gia dân tộc singapore 1965 2005 (Trang 77 - 83)

B. Nội dung

2.2.5. Chính sách công bằng xã hội

2.2.5.1. Nâng cao chất lợng đời sống cho nhân dân

Trên mảnh đất Singapore nhỏ bé có nhiều chủng tộc sinh sống, không có ngời bản địa, các chủng tộc khác nhau lại sống co cụm riêng một nơi: ngời Malay sống ở các khu nhà tồi tàn của họ, ngời Hoa ở riêng trong các khu phố Hoa và ngời ấn Độ ở riêng chỗ của mình.Trong ngời Hoa lại còn chia ra ngời đồng hơng cùng tỉnh thì ở chung một chỗ, ngời Phúc Kiến ở một chỗ, ngời Quảng Đông sống một nơi, ngời Khách Gia, Triều Châu, Hải Nam cũng ở thành một khu riêng. Do đó rất dễ xảy ra xung đột sắc tộc. Chính phủ Singapore chủ trơng, muốn xã hội ổn định phải để cho những ngời khác chủng tộc gần gũi với nhau. Chủ trơng này liên quan đến kế hoạch xây dựng “cụm nhà ở”.

Cuối những năm 50, Đảng PAP đã đa ra triết lý “khi một ngời dân có nhà ở trên đất Singapore thì ngời đó sẽ toàn tâm toàn ý xây dựng và bảo vệ đất nớc mình” [1,65]. Chính Lý Quang Diệu đã nói rõ quan điểm của mình: “Mối bận tâm hàng đầu của tôi là bảo đảm cho quyền lợi cho mọi công dân và tơng lai của họ. Tôi muốn một xã hội mà mọi ngời dân đều sở hữu ngôi nhà của họ. Tôi đã nhìn thấy sự tơng phản giữa những căn hộ chung c cho thuê rẻ tiền, bị sử dụng bừa bãi và duy tu tồi tệ với những căn hộ của những ngời rất hãnh diện là mình có nhà riêng. Và từ đó tôi tin rằng nếu mỗi gia đình đều có nhà riêng thì quốc gia sẽ vững bền”. “Ngời thuê nhà phải trở thành chủ sở hữu ngôi nhà, nếu không chúng ta sẽ không có đợc sự ổn định chính trị. Một động lực quan trọng khác là phải cung cấp quyền lợi cho các bậc bố mẹ có con trai của họ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự để bảo vệ đất nớc Singapore. Nếu gia đình của các quân nhân này không làm chủ sở hữu căn nhà của họ, thì ngời lính ấy sẽ kết luận

rằng anh ta đang chiến đấu để bảo vệ tài sản cho những ngời giàu. Tôi tin rằng ý thức sở hữu này rất quan trọng cho xã hội mới của chúng tôi, một xã hội cha có gốc rễ sâu chắc nhờ cùng nhau chia sẻ một lịch sử lâu đời” [5,110].

Khi xây dựng các khu nhà ở, Chính phủ tuyên bố một chính sách là, tại các khu dân c số ngời Hoa không đợc vợt quá 84%, ngời Malay không đợc vợt quá 22%, ngời ấn Độ không vợt quá 10%. Làm nh vậy sẽ đảm bảo cho các khu dân c vừa có ngời Hoa, cũng có cả ngời Malay, ngời ấn Độ. Chính sách của Chính phủ đề ra nh vậy mọi tộc ngời đều tuân theo, bởi vì Chính phủ tuyên bố rằng, làm nhà ở là đem lại lợi ích cho ngời dân, không phải làm lợi riêng cho một nhóm chủng tộc nào. Biện pháp này của Chính phủ đã phân tán các khu dân c chỉ tập trung một tộc ngời, họ không có điều kiện co cụm rồi tiến tới có ý đồ tách ra phá vỡ khối đoàn kết dân tộc. Việc làm này còn tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng tộc gần gũi, hoà đồng với nhau. Sự giao lu giữa các chủng tộc sẽ làm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ và kinh tế giữa họ với nhau, tiến tới sự ngang bằng nhau.

Hơn nữa, c dân của các chủng tộc khác nhau lại có tín ngỡng, tôn giáo khác nhau, Chính phủ chủ trơng mỗi tôn giáo đều có đền miếu riêng của mình, họ xây dựng những đền miếu khác nhau tại các khu dân c. Chính sách này của Chính phủ đã làm cho các tôn giáo không có cơ hội trở thành thế lực chính trị và tôn giáo hoạt động phân tán nh vậy cũng thuận lợi cho sinh hoạt của c dân.

Giải quyết vấn đề dân tộc của Singapore không dừng lại ở việc tổ chức sống xen kẽ các cộng đồng dân c khác nhau mà điểm cơ bản là Chính phủ có chính sách nâng cao đời sống của dân c, nhất là tầng lớp dân c có thu nhập thấp, bất kể là họ thuộc nhóm chủng tộc nào. Một trong những chính sách đó là việc phân phối nhà ở. Sau 3 năm độc lập, vào năm 1968, Chính phủ đã lo nghĩ về vấn đề này và lập tức “Kế hoạch cụm nhà ở công cộng” đợc thông qua và thực hiện. Mọi ngời dân đều phải đóng góp một phần thu nhập theo quy định của Nhà nớc, khoản này gọi là tiền tích luỹ công cộng. Chính phủ dùng số tiền này xây dựng

nhà ở, sau đó định giá bán cho dân. Ngời mua đợc vay tiền của Chính phủ và dùng tiền tích luỹ chung để trả định kỳ. Những ngời có thu nhập thấp đợc u tiên mua nhà trớc, sau đó đến những ngời có thu nhập cao. Việc làm này của Chính phủ Singapore đợc mọi ngời chấp nhận, xã hội ổn định, đồng thời nó cũng tăng cờng sự hiểu biết và tình cảm công dân đối với Nhà nớc, loại bỏ hay làm dịu đi sự biến động và nhân tố bất ổn định của các tầng lớp nhân dân lớp dới. Thực hiện kế hoạch “cụm nhà ở” có lợi cho sự hoà hợp các dân tộc, làm cho các dân tộc khác nhau cùng chung sống và thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu hảo. Kết quả là đã có 87% dân số Singapore đợc ở trong hơn 60 vạn căn hộ do Cục phát triển nhà ở xây dựng, trong đó có hơn 3/4 đợc ở căn hộ khép kín [46,70].

Điều có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự thành công của Singapore trong bốn thập kỷ qua là ngời dân của đất nớc này đợc hởng sự phân phối công bằng của quá trình phát triển. Chính sách trợ cấp giáo dục, y tế, nhà ở và các loại phúc lợi xã hội khác đã làm cho mọi ngời dân có cơ hội vơn lên làm giàu bằng khả năng của mình. Nhờ có đủ công ăn việc làm và bình đẳng trong việc chọn nghề nghiệp nên số ngời nghèo ở Singapore giảm đi rất nhanh. Nếu vào cuối thời kỳ thuộc địa Anh có tới 40% số hộ ở Singapore thuộc diện nghèo đói, thì đến giữa những năm 70 giảm xuống còn 17%. Đến đầu những năm 80, số gia đình nghèo chỉ còn 3,5% và giữa những năm 90 con số đó còn khoảng từ 1 đến 2% [25,114]. Những ngời nghèo ở Singapore chủ yếu rơi vào nhóm cộng đồng ngời Malay, thuộc diện hộ đông con và những đối tợng không có tay nghề và lời nhác.

Từ chỗ bình quân 13 ngời dân có một vô tuyến truyền hình vào năm 1970, nhng đến cuối những năm 80 tỷ lệ này là 5/1. Năm 1995, hầu nh 100% số hộ gia đình ở Singapore có tivi, máy điện thoại [25,114].

Chính sách điều chỉnh lơng bổng có lợi cho ngời lao động trực tiếp và trợ cấp về giáo dục và đào tạo cho những ngời gặp nhiều khó khăn đã làm cho sự chênh lệch về mức sống và thu nhập giữa các nhóm cộng đồng dân tộc và các nhóm cộng đồng nghề nghiệp khác nhau ngày càng hẹp lại. Trớc năm 1968,

những ngời làm nghề buôn bán, dịch vụ tài chính có thu nhập rất cao. Chính sách điều chỉnh lơng đã làm cho mức thu nhập của những ngời làm việc trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến đầu những năm 80 tơng đơng với những ngời làm nghề buôn bán và dịch vụ. Thêm vào đó, chênh lệch giữa mức lơng của những ngời làm việc trong thành phần kinh tế Nhà nớc và thành phần kinh tế t nhân càng ngày càng thu hẹp.

Các điều kiện thuận lợi cho phát triển y tế cũng đợc cải thiện. Từ năm 1960, Singapore thực hiện chiến dịch chiếu X - quang đại chúng chống bệnh lao; những dịch vụ y tế học đờng đợc mở rộng; nhiều phòng khám đa khoa phúc lợi cho bà mẹ và trẻ em đợc xây dựng, các điều kiện vệ sinh và tiêm phòng đợc cung cấp.

Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore còn thành lập Quỹ tiết kiệm trung ơng (CPF) nhằm thu hút vốn của ngời dân vào đầu t sản xuất và phát triển kinh tế. CPF là thể chế quan trọng, là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện chính sách xã hội nói chung và chính sách đảm bảo xã hội nói riêng của Singapore. Quỹ bắt đầu hoạt động từ tháng 7 năm 1955, đợc thành lập trớc hết nhằm đảm bảo thu nhập cho công dân có thu nhập thấp khi về hu hoặc không còn khả năng lao động. Đây là quỹ tiết kiệm nhng thực chất hoạt động gần nh quỹ bảo hiểm nhằm mục đích đảm bảo xã hội cho các thành viên tham gia về các lợi ích nh bảo hiểm hu trí và bảo hiểm y tế. CPF trở thành công cụ quan trọng nhất giải quyết các vấn đề công bằng xã hội và tạo điều kiện cho nhân dân ổn định cuộc sống của họ, cũng chính là sự đảm bảo cho ổn định chính trị Singapore.

2.2.5.2. Rút ngắn khoảng cách nghề nghiệp giữa các cộng đồng dân tộc

Những cải cách giáo dục và chính sách liên kết dân tộc do Chính phủ Singapore khởi xớng đã làm rút ngắn khoảng cách biên giới nghề nghiệp giữa các nhóm cộng đồng trong các ngành kinh tế quốc dân. Theo số liệu thống kê thì chỉ số khác nhau giữa ngời Hoa và ngời Malay trong các ngành kinh tế là 37% năm 1957 tụt xuống 27% năm 1966 và còn lại 14,7% vào năm 1980 [23,201].

Chỉ số chênh lệch giữa lực lợng ngời Hoa và ngời Malay trong ngành kinh tế nh nông nghiệp, giao thông vận tải và bu điện, dịch vụ ngày càng giảm dần và còn lại chênh lệch không đáng kể vào năm 1980. Đến thời điểm 1970, chỉ số chênh lệch giữa ngời Hoa và ngời Malay trong lĩnh vực nông nghiệp hầu nh triệt tiêu. Nhng sau đó, tỷ lệ lao động ngời Malay có mặt ở lĩnh vực kinh tế này tăng lên quá nhanh so với ngời Hoa nên chỉ số khác nhau giữa họ lại lớn lên nhanh. Mặc dầu có nhiều nỗ lực của ngời Malay trên thơng trờng về buôn bán, tài chính - ngân hàng nhng chỉ số chênh lệch giữa họ và ngời Hoa trong lĩnh vực kinh tế này còn rất lớn (13,1%). Đây là nét nhận dạng dễ thấy nhất về sự khác nhau giữa ngời Hoa và ngời Malay trong hoạt động kinh tế hiện nay ở Singapore [23,202].

Ngoài ra, sự chênh lệch trong thu nhập giữa các cộng đồng dân tộc cũng rút ngắn lại. Trớc năm 1965, mức thu nhập bình quân của mỗi hộ ngời Hoa th- ờng cao hơn rất nhiều, so với hộ ngời Malay, thờng từ 300 đến 500% (từ 3 đến 5 lần). Đến năm 1973, mức thu nhập của ngời Malay chỉ thua kém ngời Hoa 42% và con số đó còn 30% vào năm 1977. Từ đầu những năm 80 trở đi, Chính phủ có chủ trơng giúp đỡ nhiều hơn đối với những hộ nghèo ngời Malay và ấn Độ, nên mức chênh lệch trong thu nhập giữa các nhóm tộc ngời ngày càng thu nhỏ. Những thành tựu trên không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn đóng góp rất lớn tạo ra sự ổn định về chính trị, công bằng xã hội và hài hoà dân tộc.

2.2.5.3. Xây dựng kỷ cơng xã hội

Singapore là một quốc gia pháp trị cao độ. Chính phủ quản lý đất nớc, can thiệp vào kinh tế và thực thi chính sách công cộng, đều vận hành trên quỹ đạo pháp luật. Nhờ vậy đã làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh trên cơ sở bảo đảm của pháp luật. Phát biểu tại Hội luật pháp Mata tháng 1 năm 1962, ông Lý Quang Diệu nhấn mạnh “Luật pháp nghiêm minh mới có thể sản sinh ra trật tự xã hội chỉnh tề”. “Trong một xã hội ổn định, chỉ khi nào trật tự đã đợc thiết lập, các điều khoản đợc thi hành, mới có khả năng căn cứ vào các điều khoản

luật pháp xác định trớc, vạch ra những nguyên tắc quan hệ giữa quốc dân và quốc dân cũng nh giữa quốc dân và quốc gia” [47,31].

ở đất nớc này, từ việc đại sự quốc gia cho đến việc nhỏ nh lời lẽ cử chỉ ăn mặc, đi đứng hàng ngày... đều có ghi thành luật và có thể dựa vào luật. Trên đờng phố, bến tàu bến xe, cửa hàng ăn, vờn hoa công viên đâu đâu cũng thấy niêm yết cáo thị, kèm theo đó là khoản tiền phạt. Theo thống kê, từ 1981 đến 1990, số tiền phạt đã lên đến 910 triệu SGD (Singapore Dollar). Còn đối với các tội trộm cắp, cớp giật... thì đợc xử bằng luật hình. Mọi ngời ở đây đều học tập luật từ thuở bé.

Đội ngũ làm công tác pháp luật ở Singapore rất đông đảo, năm 1999 có hơn 1 vạn cảnh sát (bình quân 269 ngời dân có một cảnh sát), 9 toà án cấp cao, 96 viện kiểm sát và hàng vạn tổ an ninh trong dân chúng [4,50]. Mỗi khi có kẻ phạm pháp, lập tức cảnh sát vũ trang xuất hiện ở hiện trờng. Cảnh sát và Viện kiểm sát làm việc rất “rắn”. Sau 5 phút đợc báo mà cảnh sát không có mặt tại hiện trờng, sẽ bị quy cho tội “không hoàn thành chức trách”.

Từ ngày lập nớc, Chính phủ đã nghiêm túc nhìn nhận nguy cơ của đất n- ớc, đó là tài nguyên ít ỏi, cơ sở mỏng manh, chủng tộc phức tạp, môi trờng ô nhiễm. Muốn đất nớc phát triển đợc cần có môi trờng xã hội ổn định, một pháp chế xã hội công bằng, đồng thời phải giáo dục cho mọi ngời thấy rõ những nguy cơ đó. Nếu nói những thành công trong kinh tế và xây dựng bản sắc quốc gia của Singapore là “kỳ tích”, thì việc tạo nên “kỳ tích” này lại do một bàn tay vô hình là Chính phủ đã tạo ra một kỷ luật xã hội đối với nhân dân của họ. Thực tế, Singapore là một xã hội đa sắc tộc, đa tôn giáo nhng tỷ lệ phạm pháp rất thấp. Số liệu năm 1999 cho thấy các tội phạm cớp giật, trộm cắp ở Singapore chỉ có 10 vụ/ngày [4,51].

Tinh thần luật pháp đợc biểu hiện ở ngời dân là kỷ luật, Chính phủ Singapore đã thực hiện các biện pháp để đa pháp luật gắn chặt vào đời sống thực tế của từng công dân của mình. Chính phủ đa ra luật là để đảm bảo lợi ích và cuộc sống của ngời dân, vì vậy mọi ngời ý thức đầy đủ về pháp luật. Mặt

khác, pháp luật đợc xây dựng rất rõ ràng và không có khe hở để không ai có thể lợi dụng đợc. Tất nhiên, trong qua trình thi hành pháp luật, không phải lạnh lùng, vô tình. Và việc xử lý pháp luật đợc công khai, cũng nh các số liệu về phạm tội thờng xuyên đợc công bố. Pháp luật Singapore không cho phép “làm việc dới gầm bàn” (đút lót), hành vi tham nhũng bị xử phạt nghiêm minh và rất nặng, cộng thêm với chế độ đãi ngộ cao (lơng cao) nên nạn tham nhũng ở đây diễn ra rất ít. Mọi việc đều rõ ràng và minh bạch, chính vì thế Singapore đợc các nhà đầu t nớc ngoài đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn với họ.

Thông thờng, trớc khi Singapore ban bố một pháp lệnh nào đó, trên báo chí, đài và vô tuyến bắt đầu cuộc vận động tuyên truyền giáo dục rầm rộ. Bộ tr- ởng và Nghị sĩ Quốc hội thay nhau xuống cơ sở để giải thích mục đích, ý nghĩa của việc ban hành pháp lệnh đó. Thậm chí còn thông qua báo chí làm cho lập pháp ngày càng vững chắc hơn. Pháp lệnh vừa đợc ban bố sẽ công bằng vô t với mọi ngời.

Luật pháp nghiêm minh của Singapore không chỉ đảm bảo cho Singapore có trật tự xã hội tốt mà còn làm cho ngày càng nhiều công dân Singapore thông qua điều lệ quy định của luật pháp tăng thêm sự ràng buộc hành vi xã hội của mình, làm cho mọi ngời không hoang phí tiền bạc, thời gian và tâm lực không cần thiết để xử lý các mối quan hệ phức tạp.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc gia dân tộc singapore 1965 2005 (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w