Ảnh hởng trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân miền biển nghệ an (Trang 99 - 104)

Đạo Thiên chúa đợc truyền vào khu vực miền biển Nghệ An từ khá sớm, có thể nói là cùng thời gian với Xã Đoài (Nghi Lộc), Ba Làng (Hải Thanh - Tĩnh Gia - Thanh Hoá)… Trong quá trình du nhập và phát triển đạo Thiên chúa ở miền biển Nghệ An tính cố kết của làng xã không bị phá vỡ mà với niềm tin tôn giáo sự đoàn kết trong các xứ đạo, họ đạo ngày càng chặt chẽ hơn. Niềm tin

đó đã xoá dần những xa cách về địa lý, giúp các xứ đạo, họ đạo miền biển Nghệ An sống gần gũi với nhau, giúp đỡ nhau phát triển trong công cuộc phát triển kinh tế.

Trong quá trình phát triển đất nớc, đồng bào công giáo miền biển Nghệ An đã có những đóng góp lớn. Nếu nh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng bào Thiên chúa đã không tiếc sức ngời, sức của tham gia và ủng hộ kháng chiến, không nghe theo sự dụ dỗ, lừa gạt của các thế lực phản động thì ngày nay phong trào thi đua yêu nớc của giáo sỹ, giáo dân miền biển là tập trung vào phát triển kinh tế, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp bảo đảm quốc phòng an ninh, tích cực hoạt động từ thiện nhân đạo. điều này phù hợp với chủ đề t tởng “Đoàn kết, hiệp thông và đồng hành” tại Đại hội đại biểu những ngời công giáo Việt Nam lần thứ IV cũng nh t tởng “ Đổi mới, đồng hành và phát triển” tại Đại hội đại biểu những ngời công giáo Nghệ An lần thứ IV.

Trên tinh thần của Đại hội, trong những năm qua Đảng và chính quyền các cấp đã hết sức quan tâm phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân. Các chính sách chủ trơng lớn nh đầu t cơ sở hạ tầng cho nông thôn, thực hiện chơng trình xoá đói giảm nghèo đã thực sự đi vào đời sống, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền biển.

Trong những năm qua đời sống của giáo dân miền biển đợc cải thiện rõ rệt, 100% cơ sở vùng giáo có đờng giao thông liên thôn, liên xã rộng từ 3 đến 4m, 98 số xóm đợc sử dụng điện lới quốc gia, 100% số xã có trạm xá và nhà hộ sinh, 92% số trờng học theo tiêu chuẩn nhà cấp bốn…

Trên tinh thần của Đại hội trong những năm qua dới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, sự hớng dẫn và giúp đỡ của Mặt trận Tổ quốc và uỷ ban đoàn kết Công giáo các cấp, sự đồng tình ủng hộ của quý cha, quý tu sỹ, ban hành giáo các xứ, họ, đồng bào công giáo các huyện miền biển

Nghệ An luôn phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động, sản xuất, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ những năm gần đây đã phát triển rộng khắp và trở thành phong trào thi đua sôi nổi thu hút mọi ngời, mọi nhà tham gia.

Trong sản xuất nông nghiệp thờng phải chịu ảnh hởng của thời tiết, khí hậu và một số khó khăn nh giống, dịch bệnh… tác động trực tiếp đến lao động sản xuất và đời sống nhân dân. Nhng với truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, bà con giáo dân trong vùng đã chủ động vơn lên khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo tìm nhiều hớng làm ăn mới. Mạnh dạn đầu t chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao, đa dạng hoá ngành nghề, ngành hàng đi đôi với phơng pháp quản lý, hạch toán hiệu quả kinh tế, đa giống lúa lai, lạc lai vào sản xuất, có xã đạt tỷ lệ từ 90 - 100%, tiêu biểu trong phong trào này là các xã Diễn Thành, Diễn Thịnh (Diễn Châu), Quỳnh Phơng (Quỳnh Lu), Nghi Xuân (Nghi Lộc),…

Với đặc thù là giáp với biển cho nên số lợng giáo dân gắn với nghề sông nớc chiếm số lợng lớn, nhiều gia đình giáo dân đã biết làm giàu từ biển. Nh ở phờng Nghi Tân (T.X Cửa Lò) có gia đình ông Trần Văn Sáng thuộc giáo họ Đức Xuân mở quán ăn giải quyết việc làm cho 7 lao động. Anh Trần Văn Lợi họ Tân Lộc mở quán ăn Song Ng, mạnh dạn nuôi cá lồng đảo Ng, đầu t chung vốn thuê đất làm chợ, kinh doanh buôn bán xăng dầu, từ đó anh đã tạo việc làm cho 30 lao động. Anh Nguyễn Văn Quý ở khối 2 thuộc giáo họ xứ Tân Lộc (T.X Cửa Lò) đầu t xây khách sạn, xây dựng xí nghiệp chế biến hải sản, thu hút giải quyết việc làm cho 50 lao động, các hộ này chi trả tiền công hàng tháng cho ngời lao động từ 600- 800 đồng/ngời. Còn ở Nghi Lộc năm 2007 có hơn 100 hộ ngoài nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản còn kết hợp với kinh doanh dịch vụ cho thu nhập từ 40 đến 60 triệu đồng, điển hình có hộ ông Cẩm - Trởng ban hành giáo xứ Tràng Cảnh, hộ gia đình anh Ngô thiết ở họ Vạn Cảnh (Nghi

Xuân), anh Kiệm ở họ Đông Ngàn (Nghi Thiết)… Một số gia đình còn mạnh dạn đầu t nuôi cá nớc ngọt, nuôi tôm sứ cho thu nhập hàng năm từ 40 đến 100 triệu đồng, tiêu biểu ở họ Đông Ngàn (Nghi Thiết) có gia đình anh Cần, họ Lộc Mỹ (Nghi Quang) có gia đình anh Thanh, anh Hớng, anh Trung, anh Phơng…

Về chăn nuôi trong những năm qua cũng gặp không ít khó khăn nh dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, giá sản phẩm không ổn định… đã làm ảnh hởng trực tiếp đến lợi ích của ngời chăn nuôi. Tuy nhiên với tinh thần vợt khó, bà con giáo dân đã không ngừng vơn lên đã có nhiều mô hình chăn nuôi điển hình từ 50 con lợn mỗi năm trở lên nh ở Diễn Thịnh, Diễn Hải (Diễn Châu), Nghi Quang (Nghi Lộc), Quỳnh Phơng (Quỳnh Lu),… Cùng với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ là xu hớng tất yếu của xã hội phát triển. Các giáo dân miền biển Nghệ An khá nhạy bén trong lĩnh vực này. Năm 2002 trở về trớc, sản xuất công nghiệp cha phát triển, dịch vụ còn hạn chế, nhng trong những năm trở lại đây lĩnh vực này phát triển khá mạnh trong đồng bào giáo dân. Tiêu biểu nh ở Diễn Hồng, Diễn Thành (Diễn Châu) khu công nghiệp nhỏ Diễn Hồng có 41 hộ sản xuất kinh doanh thì có 37 hộ là giáo dân, cơ sở sản xuất phôi thép của anh Chu Quang Hùng, ông Trần Ngận, anh Nguyễn Văn Sơn, anh Trần Thế, sản xuất tôn, xà gồ thép của anh Nguyễn Minh Châu, sản xuất cơ khí của Ông Nguyễn Báu, cơ sở kinh doanh sữa chữa cơ khí ô tô của anh Nguyễn Văn Long xứ Xuân Phong - Diễn Thành đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập 1 triệu đồng/tháng trở lên, các doanh nghiệp này có thu nhập từ 50 triệu đến 1 tỷ đồng/năm; ngoài ra còn nhiều cơ sở khác có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm nh cơ sở xay xát gạo của bà Bùi Thị Khai (Diễn Mỹ - Diễn Châu), cơ sở mộc của ông Nguyễn Ban, ông Hoàng Kiều, ông Trần Hộ (Diễn Vạn - Diễn Châu), cơ sở sản xuất gạch ngói vật liệu xây dựng của ông Nguyễn Văn Hoa (Diễn Thành - Diễn Châu). Ngoài những điển hình kinh tế thu nhập cao, trong các xứ họ còn có những ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ khác nhau, đã tạo thu nhập ổn định cho phần đông giáo dân ở

mỗi xứ họ nh nghề sản xuất bánh kẹo ở Diễn Vạn, dịch vụ lạc xuất khẩu ở Diễn Thịnh, Diễn Trung, đánh bắt và chế biến hải sản ở Diễn Ngọc, Diễn Bích. ở Nghi Lộc tiêu biểu cho lĩnh vực phát triển làng nghề, hàng năm cho ra nhiều sản phẩm hàng hoá xuất khẩu có giá trị nh họ Đông Ngàn (Nghi Thiết), đánh bắt và chế biến hải sản ở xứ Tân Lộc phờng Nghi Tân T.X Cửa Lò, xã Quỳnh Phơng (Quỳnh Lu)…

Nhìn chung trong cộng đồng công giáo miền biển Nghệ An rất nhạy bén trong cơ chế thị trờng, mạnh dạn đầu t trong sản xuất kinh doanh nên số hộ giàu trong giáo dân tăng lên nhanh chóng, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong vùng. Cụ thể nh huyện Nghi Lộc trong 5 năm qua (từ 2002 - 2007) đời sống bà con giáo dân đợc nâng lên rõ rệt, hộ khá giàu ngày càng tăng, hộ đói nghèo ngày càng giảm trong các xứ, họ:

Năm 2002 hộ giàu có 452 hộ năm 2007 tăng lên 946 hộ. Năm 2002 hộ khá có 2.074 hộ năm 2007 tăng lên 2.870 hộ.

Năm 2002 hộ trung bình có 3.389 hộ năm 2007 giảm xuống còn 2.958 hộ.

Năm 2002 hộ nghèo có 2.224 hộ năm 2007 giảm xuống còn 1.721 hộ. Năm 2002 còn 176 hộ đói nhng đến 6 tháng đầu năm 2007, Nghi Lộc cơ bản không còn hộ đói. Tỷ lệ bình quân họ nghèo trong đồng bào giáo dân chiếm 20,2%, theo tiêu chí mới cao hơn 2,8% với mặt bằng chung của toàn huyện.

Bên cạnh những mặt tốt, mặt tích cực đã nêu trên vẫn còn một số vấn đề khiến chúng ta phải hết sức quan tâm, nhiều nơi giáo hội đang tích cực tiến hành xây dựng lại cơ sở vật chất thờ tự, các nhà thờ đợc nâng cấp xây dựng lại thờng có quy mô lớn với tổng số vốn đầu t lên đến hàng tỷ đồng số tiền này chủ yếu do giáo dân tự đóng góp. Ngời theo đạo Thiên chúa, ngoài các khoản đóng

góp theo đúng nghĩa vụ đối với đất nớc, thì còn phải đóng góp cho nhà thờ, khoản đóng góp này có tác động xấu đến đời sống của bà con giáo dân…đây là vấn đề khá nhạy cảm và tế nhị. Dù cho các khoản đóng góp khá lớn hay nhỏ, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn đến mức độ nào bà con vẫn tìm mọi cách đóng đủ và đúng thời hạn. Một số giáo dân không thực sự ủng hộ chủ trơng này của giáo hội, song họ không còn con đờng nào khác để trốn tránh trách nhiệm. Bằng mọi cách các linh mục và bộ phận giúp việc tạo ra một d luận, áp lực tâm lý buộc các giáo dân thực hiện nghĩa vụ của mình. Chính vì thế các cấp chính quyền rất khó xác định cụ thể mức đóng góp và không nhận đợc bất cứ lời than vãn khiếu nại nào để có thể can thiệp một cách hợp lý. Nếu chúng ta can thiệp vào vấn đề này sẽ dẫn đến những xung đột bất lợi trong mối quan hệ giữa tôn giáo và chính quyền. Nếu thả lỏng thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho bà con giáo dân trong việc đầu t và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân miền biển nghệ an (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w