Phật giáo là một trong số các tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam sớm nhất so với các tôn giáo ngoại lai. Đạo Phật hấp dẫn bởi nó là tôn giáo ra đời từ chiều sâu tâm linh, lấy sự bình yên làm cứu cánh, rất dễ thích nghi với nơi nó đợc truyền đến. Vì vậy khi đến Việt Nam, Phật giáo bị dân gian hoá, mang màu sắc tín ngỡng Việt Nam.
Từ thế kỷ II đến thế kỷ V, Phật giáo phát triển dới ảnh hởng chủ yếu là Phật giáo Ân Độ. Nhng từ thế kỷ V đến thế kỷ X thì vai trò ảnh hởng của Phật giáo Trung Hoa nổi bật hơn. Một số dòng thiền nh: Vô Ngôn Thông, Thiền Thông…đã đến Việt Nam.
Giai đoạn này Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh với nhiều nhà s nổi tiếng đồng thời giới tăng sĩ cũng là giới tri thức đơng thời. Họ không những chỉ truyền bá Phật giáo mà còn dạy chữ và chữa bệnh.
Đến thế kỷ X - XI , dới thời Lý, Phật giáo gây ảnh hởng lớn đối với Đại Việt. Theo nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hu: “nhân dân quá nửa là s sãi, trong nớc chỗ nào cũng có chùa”. Dới thời Trần, nhà Nho Trơng Hán Siêu cho rằng: “thiên hạ năm phần thì s tăng chiếm một”. Ngay đến những ngời đứng đầu nhà nớc Đại Việt lúc đó nh Lý Thánh Tông, Lý Cao Tông, các vua Trần nh Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông cũng là những Phật tử trung thành của đạo Phật. Rõ ràng là ảnh hởng của đạo Phật đối với Đại Việt không nhỏ. Ngời Việt không tiếp nhận Phật giáo một cách thụ động mà những ngời có học thức, có cầm quyền đã gắn đạo Phật với quyền lợi dân tộc, đã soạn giáo lý đạo Phật của riêng mình, tạo cơ sở cho sự ra đời của các phái Thiền Trúc Lâm, một phái Thiền thuần tuý Việt Nam. Thế kỷ XV, nhà Lê lên ngôi, lấy đạo Nho làm chủ đạo, Phật giáo suy tàn dần, không còn giữ đợc vị trí độc tôn nh thời Lý - Trần, song vẫn giữ đợc gốc rễ sâu bền trong nhân dân. Đồng thời với thái độ
khoan dung, Phật giáo đã chung sống với Nho giáo, Lão giáo theo kiểu “tam giáo đồng nguyên”. Thời kỳ nhà Nguyễn cùng nh thời Pháp thuộc, Phật giáo trong tình trạng suy vi. Mãi tới năm ba mơi của thế kỷ XX, một số nhà tu hành và nhân sỹ yêu nớc đã đứng ra vận động phong trào “chấn hng Phật Giáo”, phong trào này kéo dài đến tận năm 1954.
Giai đoạn 1954 - 1975 đất nớc bị chia cắt, Phật giáo ở hai miền có sự khác nhau: ở miền Bắc: “Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ra đời” (1958) đã quy tụ Phật giáo miền Bắc vào một tổ chức duy nhất vừa hoạt động tôn giáo, vừa hoạt động yêu nớc. Đó là bớc chuyển biến quan trọng trong tiến trình gắn bó với dân tộc của giới Phật giáo ở miền Bắc.
ở miền Nam tình hình Phật giáo diễn biến khá phức tạp, song có thể nhận xét khái quát là: Trong những năm 1954 - 1975 một bộ phận nhỏ Phật giáo ở miền Nam đã bị chi phối bởi những khuynh hớng tiêu cực, song đại đa số tăng ni , Phật tử đứng về phía dân tộc, hởng ứng, ủng hộ và tham gia cách mạng. Chính vì những nỗ lực cũng nh những đóng góp của đông đảo tăng ni, Phật tử đã duy trì đợc ảnh hởng tích cực của Phật giáo trong dân tộc.
Sau năm 1975, đất nớc hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, đó là điều kiện thuận lợi cho Phật giáo thống nhất các hệ phái trong một tổ chức chung. Tháng 11 năm 1981, Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo đã long trọng tổ chức tại thủ đô Hà Nội, gần hai trăm đại biểu tăng ni, c sĩ đại diện cho các tổ chức hệ phái trong cả nớc về dự. Đây là một sự kiện cực kỳ trọng đại trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Cũng nh phật giáo Việt Nam, Phật giáo ở Nghệ An vốn có lịch sử lâu đời gắn bó với cộng đồng hơn là các tôn giáo khác. Rất có thể là Phật giáo đợc truyền vào Nghệ An sớm từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất. Sự kiện sau đây chứng tỏ điều đó:
Năm 29 tuổi, Thái tử Suddhartha Gautama (566 - 486 TCN) quyết định từ bỏ danh vọng giàu sang lên đờng tìm chân lý về sự bí ẩn của đau khổ nơi thế
gian. Thoạt đầu Suddhartha theo những thuyết giảng của những nhà khổ hạnh khác nhau nhng không đạt tới mục đích đó. Ngài liền quay về theo con đờng Thiền định và sau 49 ngày Thiền định chuyên chú dới một gốc cây bồ đề thì ngại đạt tới Đại giác hoàn toàn hay “ngộ” lúc 35 tuổi. Hiện tợng “ngộ” đó trong tiếng Phạn gọi là But - đa (Bodha), và rất có thể từ Bodha đã do các tì kheo ấn Độ truyền bá thẳng vào Nghệ An mà cho đến nay Nghệ An vẫn còn lu giữ tên một vùng đất gọi là Bụt - Đà ở huyện Anh Sơn cũ, nay là Đà Sơn thuộc huyện Đô Lơng [60, 112-113].
Qua đó, chứng tỏ Nghệ An là nơi đặt chân đầu tiên của các nhà s truyền giáo ấn Độ, vì vậy Nghệ An cùng là nơi tiếp nhận giáo lý đạo Phật sớm của Phật giáo Việt Nam. Ngời dân Nghệ An tiếp thu Phật giáo, đa niềm tin Phật giáo vào hành lý tinh thần của mình và do đó Phật giáo gắn bó với tâm hồn con ngời xứ Nghệ, chính vì giáo lý đạo Phật có những nét tơng đồng với thờ cúng tổ tiên do vậy nó có sức lan toả nhanh.
Trải qua thời gian, qua các triều đại chùa chiền mọc lên ở nhiều nơi, ở miền biển Nghệ An cũng xuất hiện nhiều ngôi chùa nh : Chùa Cù ở làng Đông Hồi xã Quỳnh Lập (Quỳnh Lu), chùa Bà, chùa Ông ở làng Hựu Lập, xã Quỳnh Lập (Quỳnh Lu) , chùa Am Ôc Tự ở xã Tiến Thuỷ (Quỳnh Lu), chùa Phúc Long ở xã Diễn Vạn (Diễn Châu) , chùa Cổ An ở xã Diễn Minh (Diễn Châu), chùa Lô Sơn ở phờng Nghi Tân (T.X Cửa Lò), chùa Ng trên Đảo Ng (T.X Cửa Lò).
Các ngôi chùa ở miền biển Nghệ An đến nay có chùa đang hoạt động, có chùa chỉ còn là phế tích song ngời dân ở đây vẫn sùng đạo Phật, cho dù đó là những tín đồ đạo Phật tu tại gia cho đến những ngời không phải là tín đồ nhng trong tâm hồn họ lúc nào cũng có một phần của Phật.