4. Phương pháp dựa vào các chỉ số phát triển trong chương trình phát triển KT-XH địa phương của thời kì quy hoạch.
1.2.4.2. Mục đích, yêu cầu của qui hoạch phát triển giáo dục
Mục đích
Quy hoạch phát triển GD - ĐT nhằm xây dựng cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý giáo dục hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển cho từng giai đoạn định hướng quan trọng phục vụ cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, các dự án đầu tư ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn.
Yêu cầu
Quy hoạch phát triển Giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở cương lĩnh, đường lối chiến lược phát triển KT - XH của quốc gia và đường lối, chiến lược, định hướng phát triển GD - ĐT của Đảng và Nhà nước.
Việc xây dựng quy hoạch phải giúp các cơ quan lãnh đạo và quản lý có căn cứ khoa học để đưa các chủ trương, kế hoạch, giải pháp hữu hiệu để điều hành quá trình phát triển KT - XH.
Quy hoạch phải đảm bảo yêu cầu của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.
Quy hoạch là một quá trình động, có trọng điểm trong từng thời kỳ. Do đó quy hoạch phải đề cập được nhiều phương án, thường xuyên cập nhật, bổ sung tư liệu cần thiết để có giải pháp kịp thời điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế; tìm ra giải pháp giải quyết các mâu thuẫn và tính tới những vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa của hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội . Kết hợp trước mắt và lâu dài, có tính toán các bước đi cụ thể, xác định trọng điểm đầu tư, thứ tự ưu tiên.
Quy hoạch giáo dục phải gắn với quy hoạch dân cư, quy hoạch lao động, quy hoạch vùng kinh tế, kết hợp hài hoà giữa ngành và lãnh thổ. Đảm bảo sự tương thích với quy hoạch các ngành khác, lấy các ngành khác làm cơ sở và đồng thời là cơ sở để quy hoạch các ngành khác.
Quy hoạch phát triển Giáo dục phải được xây dựng sao cho các hệ thống con của hệ thống giáo dục được phát triển cân đối, đồng bộ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo cho hệ thống giáo dục phát triển bền vững.