KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở quận 1, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 115 - 118)

- Xây dựng hệ thống chính sách mang tính đòn bẩy để vừa giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trước mắt vừa thúc đẩy phát triển lâu

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận:

1. Kết luận:

1. Quy hoạch phát triển GD - ĐT là một bộ phận của quy hoạch tổng thể KT - XH của đất nước và của từng địa phương, là bước cụ thể hoá của chiến lược phát triển giáo dục. Vì vậy, muốn phát triển giáo dục phải tiến hành quy hoạch giáo dục đồng bộ với quy hoạch KT - XH để từng bước cụ thể hoá những định hướng, mục tiêu của chiến lược.

Quy hoạch giáo dục quan hệ chặt chẽ với quy hoạch các ngành trên địa bàn huyện, là căn cứ để xây dựng kế hoạch, đảm bảo cho hệ thống giáo dục phát triển hài hoà, cân đối, phù hợp với sự phát triển KT - XH. Do vậy, quy hoạch phát triển giáo dục là công việc không thể thiếu được trong quản lý giáo dục và việc nghiên cứu lí luận quy hoạch phát triển giáo dục là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của người quản lý.

Quy hoạch phát triển giáo dục nói chung và quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các nhân tố tích cực và hạn chế diễn biến tiêu cực của KT-XH, nó tạo tiền đề cho sự phát triển KT-XH.

2. Về mặt thực tiễn, tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục THCS; đã phác hoạ một bức tranh khái quát về tình hình phát triển giáo dục THCS của Quận 1, TP HCM, những chặng đường và những bước đi của nó trong suốt năm qua.

- Quy mô giáo dục liên tục phát triển; mạng lưới trường lớp phủ kín, tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

- Đội ngũ giáo viên vững mạnh, đủ về số lượng và đạt chất lượng.

- Chất lượng, hiệu quả giáo khá tốt, số học sinh giỏi, giáo viên giỏi ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.

- Phong trào xã hội hoá ngày càng sâu rộng. Phong trào giáo dục được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm sâu sắc; được các tổ chức, đoàn thể phối kết hợp giúp đỡ, quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ.

- Các điều kiện đảm bảo cho hệ thống giáo dục họat động ngày càng được quan tâm, tăng trưởng: đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng và ngày càng được chuẩn hoá về trình độ, đồng bộ về cơ cấu. Cơ sở vật chất trường học ngày càng được bổ sung, hệ thống các trường học ngày càng khang trang. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục ngày càng lớn.

Qua phân tích thực trạng cho thấy giáo dục THCS trên địa bàn Quận 1 vẫn còn những thiếu sót và những thách thức.

- Tình trạng phát triển giữa các trường chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của GD - ĐT.

- Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo con người phát triển toàn diện; còn thiên về dạy chữ, chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển thể mĩ, định hướng nghề nghiệp

- Cơ sở vật chất liên tục được bổ sung nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, yêu cầu chuẩn hoá và hiện đại hoá trường học.

- Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, môn thừa, môn thiếu, tỉ lệ giáo viên có trình độ chính trị, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế

- Một số bộ phận nhân dân chưa thật sự quan tâm về việc học tập của con em, chưa có sự phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

3. Trên cơ sở lý luận quy hoạch và thực tiễn giáo dục THCS, luận văn đã xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục THCS Quận 1, TP HCM đến năm 2020. Trong đó đã dự báo quy mô học sinh, lập quy hoạch phát triển trường

lớp, quy hoạch đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên và tính toán những điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho việc thực hiện quy hoạch đến 2020.

4. Để thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục Quận 1 tác giả đã đưa ra 8 giãi pháp :

+ Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đối với sự phát triển GD – ĐT

+ Biện pháp đổi mới mạnh mẽ tư duy giáo dục.

+ Quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên ở trường THCS

+ Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục

+ Huy động sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. + Tăng cường công tác quản lý và kế hoạch hoá giáo dục

+ Phân luồng học sinh sau THCS.

+ Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng để thực hiện quy hoạch; Tăng

cường công tác thanh kiểm tra, thi đua khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến.

Tuy nhiên, trong điều kiện KT - XH có nhiều biến động, những quy định mới của Nhà nước về định mức, chế độ làm việc... có thể có những thay đổi nên trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế.

2. Kiến nghị:

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở quận 1, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 115 - 118)