Biện pháp tăng cường công tác quản lý và kế hoạch hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở quận 1, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 111 - 113)

- Xây dựng hệ thống chính sách mang tính đòn bẩy để vừa giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trước mắt vừa thúc đẩy phát triển lâu

3.4.6. Biện pháp tăng cường công tác quản lý và kế hoạch hóa giáo dục

Mục tiêu:

- Tăng cường quản lý tập trung của Nhà nước về những vấn đề trọng yếu trong giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng; tuy nhiên phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Mở rộng quyền chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cấp dưới dồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các cấp có thể sử dụng rộng rãi các phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng.

- Đổi mới cơ bản tư duy và phương thức quản lý THCS theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phân cấp mạnh mẽ, hợp lý cho cơ sở GD THCS nhằm phát huy tiềm năng, tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, các cơ sở giáo dục THCS.

- Giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề đang còn bất cập diễn ra trong giáo dục THCS.

Tổ chức thực hiện:

- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, hàng năm phải bám sát hướng đi và mục tiêu của từng bộ phận của quy hoạch tổng thể; phải hướng cho địa phương bám sát quy hoạch chung để triển khai cho phù hợp với định hướng chung trên địa bàn Quận và phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Khi xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và biện pháp thực hiện kế hoạch hàng năm cần chú ý:

+ Hệ thống chỉ tiêu đặt ra phải thống nhất với mục tiêu tổng thể của quy hoạch, từng bước hiện thực hoá quy hoạch.

+ Xã hội chuyển biến với tốc độ ngày càng nhanh, nhiều thách thức, cơ hội đang đặt ra đối với giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng, vì vậy trong từng giai đoạn khi có những nhân tố ảnh hưởng nảy sinh phải kịp thời điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

- Tiếp tục giữ vững nề nếp xây dựng kế hoạch hiện có đồng thời tích cực đổi mới công tác kế hoạch hoá. Để thực hiện được yêu cầu này cần chú ý mấy điểm sau đây:

- Duy trì nề nếp xây dựng kế hoạch hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải được xây dựng từ cơ sở.

- Kế hoạch cho năm học sau phải được xây dựng ở thời điểm phù hợp. Khi xây dựng kế hoạch cho năm sau phải có phần đánh giá việc thực hiện kế hoạch của năm trước.

- Gắn liền công tác xây dựng kế hoạch với công tác thi đua; coi việc thực hiện kế hoạch được giao là một tiêu chí quan trọng của công tác thi đua.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ trường học; việc thực hiện kế hoạch trong các thời điểm quan trọng của năm học (khai giảng năm học, kết thúc học kỳ 1, kết thúc năm học), kịp thời uốn nắn những lệch lạc, sửa chữa các sai sót.

- Chấn chỉnh nề nếp quản lý sử dụng bảo quản hồ sơ sổ sách và tài sản ở đơn vị, thực hiện cơ chế dân chủ, công khai tài chính.

- Lưu trữ hồ sơ một cách hệ thống, khoa học để tiện đối chiếu, theo dõi.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở quận 1, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w