Hành động nhân vật

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác dành cho người lớn của tô hoài trước cách mạng tháng tám (Trang 44 - 45)

Điều mà Tô Hoài quan tâm trong sáng tác của mình là sự thành thật, những điều tai nghe mắt thấy hàng ngày trong cuộc sống xung quanh, nên ông chú ý đến hành động, cử chỉ của nhân vật. Vì thế, hiện thực cuộc sống cứ cựa quậy, vận động không ngừng trên trang sách ông.

Nhân vật trong sáng tác dành cho ngời lớn của Tô Hoài trớc cách mạng không bình lặng, êm đềm nh trong sáng tác của Thạch Lam, cũng không phải là những con ngời nhiều đắn đo suy nghĩ, nhiều ớc mơ hy vọng giằng xé nh nhân vật của Nam Cao, mà nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài lại hành động theo một kiểu riêng. Tác giả không chú ý miêu tả khía cạnh tâm lí mà chủ yếu lu tâm đến sự phát ttriển của sự việc, hành động của nhân vật. Hành động của nhân vật không có gì lắt léo, gay cấn bất ngờ mà là những hành động rất tự nhiên. Tô Hoài cũng không tập trung miêu tả xung đột giai cấp đối kháng, mà xoay quanh các mâu thuẫn trong từng gia đình, dới từng mái nhà.

Cuộc sống của con ngời Nghĩa Đô quẩn quanh bế tắc trong cảnh đói nghèo và luôn chìm ngập trong tâm trạng lo sợ, tiếng chửi trở thành gia vị cho cuộc sống, họ xem điều ra tiếng vào là chuyện bình thờng cho vui cửa vui nhà. Đọc truyện của Tô Hoài thiếu lời cãi cọ, to tiếng liền nhơ nhớ. Tiếng chửi ở đây không phải tiếng hát của một tâm hồn méo mó (kiểu Chí Phèo) nhng cũng bộc lộ sự ức chế của những tâm hồn không giải thích đợc vì sao túng quẫn:"Họ thờng

ngứa miệng, muốn to tiếng là to tiếng liền. Hàng xóm bốn bên nghe chán cả tai, không buồn nghe nữa (Nhà Nghèo,tr 149).

Hành động dạy dỗ con của Nhiêu Thục cũng mang tính bản năng. Khi nghe việc con gái mình, cô Ngây bị ngời khác đem dán vè ở cột đình nói xấu, ông Nhiêu Thục đã mợn chén để dạy con gái: "Con mẹ mày chết rồi, không ai dạy

mày, cho nên mày mới làm cho nó chửi ông.ối! Con ơi là con ôi. Ông nghĩ ông căm lắm. Tao phải cho mày một trận. Nằm xuống đây nằm xuống đây.

Ngây vẫn đứng yên. Ông Nhiêu giơ gậy lên, vụt một gậy ngang lng. Ngây kêu rú chạy vào khung cửi. ở dới nhà bà Ba nghe tiếng, nháo lên thì thấy hai bố con đang đuổi nhau quanh cái phản giữa. Bà xô vào à cái con mụ này

muốn lôi thôi cái gì. Ông phang vụt một gậy.

- Con bà cô! Ông quật chết tơi đong dỏng bây giờ. - Làm cái gì thế hàng xóm ngời ta nghe thấy.

- Mặc cha bố con ông.

Rồi ông Nhiêu Thục hằm hè đuổi con gái. Ngây chạy thoát ra sân, ông lập cập theo, vấp phải bậc cửa, ngã dụi xuống. Rợu đã ngấm đến cực độ, khiến ông không thể cất đầu lên đợc nữa. Ông cúi xuống bò đi khềnh khàng nh một con cua. Ông khua hai tay rồi khụy xuống. Thế là ông kêu lên rền rền: Gậy của tôi đâu? Đánh bỏ mẹ nó đi - tôi có say đâu.

Tự nhiên ông cong cổ lên, hoác miệng ra, nôn thông thốc một hồi, cơm phòi từng đống (Quê Ngời, tr 62-63). Đó là hành động dạy con của Nhiêu Thục.

Kết cục con chạy không nghe đợc câu giáo huấn nào, còn ông ngã rút và say bí tỉ. Miêu tả hành động nhân vật, Tô Hoài muốn cho chúng ta cảm nhận đợc những cái trông thấy phải nhờng chỗ cho những cái nghe thấy, sờ thấy. Mặc dù miêu tả hành động nhân vật cha có sự dữ dội, mạnh mẽ và mang tính giai cấp nh trong sáng tác của Nam Cao, Ngô Tất Tố nhng Tô Hoài đã có sự cố gắng trong việc miêu tả hành động nhân vật. Hành động nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài dành cho ngời lớn trớc cách mạng diễn ra rất tự nhiên nh chính bản thân cuộc sống đang vận động.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác dành cho người lớn của tô hoài trước cách mạng tháng tám (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w