thể hiện qua câu chỉ quan hệ
Ở mảng ca dao viết về quan hệ gia đình, đặc biệt là những câu ca dao viết về quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con cái, kiểu câu chỉ quan hệ chiếm một số lượng lớn và chứa đựng những vấn đề hết sức thú vị cả về phương diện lô-gích và về phương diện ngôn ngữ học.
Khảo sát các câu ca dao về quan hệ gia đình (quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái), chúng tôi nhận thấy mảng ca dao này sử dụng cả bốn kiểu quan hệ trong kiểu câu chỉ quan hệ (đã trình bày ở Chương 1). Trong bốn mối quan hệ đó, quan hệ giữa một thực thể với một thực thể là kiểu quan hệ xuất hiện với tần số lớn và nó cũng phản ánh được những đặc trưng cơ bản
nhất của ý niệm về quan hệ gia đình của người Việt. Vì khuôn khổ của mình, Luận văn chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu mối quan hệ này.
Quan hệ giữa một thực thể với một thực thể gồm có hai loại: quan hệ so sánh và quan hệ đồng nhất.
2.1.1. Quan hệ so sánh
Quan hệ so sánh bao gồm nhiều loại khác nhau : (1) A như B, (2) A hơn B, (3) A kém B, (4) A bằng B, (5) A khác B, (6) A/B…Đây là quan hệ được đề cập khá nhiều trong ca dao về gia đình nói riêng, ca dao nói chung. Đó cũng là một trong những cách diễn đạt quen thuộc của ca dao.
(1). Trong ca dao về gia đình, kiểu quan hệ so sánh A như B được sử dụng nhiều nhất, đa dạng và biến hoá nhất với 141 lần sử dụng chiểm tỉ lệ 50.36%:
- Anh em như thể tay chân Vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa. - Ơn cha như biển, nghĩa mẹ như trời
Thương mừng ghét sợ, không dám trao lời thở than.
(2). Kiểu quan hệ A hơn B chỉ xuất hiện 8 lần chiếm tỉ lệ 2.86% nhưng cũng có khả năng khơi gợi ở người đọc những liên tưởng, rung cảm sâu xa:
- Xưa nay những bạn má hồng Thà hầu quân tử hơn chồng tiểu nhân.
- Thà ăn bắp hột chà vôi Còn hơn giàu có bồ côi một mình.
(3). Kiểu quan hệ A kém B xuất hiện 11 lần (chiếm tỉ lệ 3.93%). Kiểu quan hệ so sánh này được thể hiện khá phong phú qua các từ so sánh khác nhau: không bằng, sao bằng, không tày, chẳng tày…
Hai mươi hăm mốt chẳng chầy Của cao bằng núi không tày sớm con
Của cao bằng núi bằng non Không bằng sớm vợ, sớm con lúc này.
(4). Kiểu quan hệ A khác B xuất hiện 5 lần chiếm tỉ lệ 1.79 %. Kiểu quan hệ này được biểu thị qua các từ so sánh: khác gì, khác nào, khác chi:
Có chồng mà chẳng có con Khác gì hoa nở trên non một mình.
(5). Cấu trúc chỉ quan hệ A bằng B xuất hiện 36 lần chiếm tỉ lệ 12.86%. Kiểu quan hệ này được biểu đạt chủ yếu qua các từ so sánh: bằng, cũng bằng, tày…:
Cầu mô cao bằng cầu danh vọng Nghĩa mô nặng bằng nghĩa chồng con
Ví dầu nước chảy đá mòn
Xa nhau nghìn dặm lòng còn nhớ thương.
(6). Quan hệ A/B được cấu tạo bởi cách ngắt nhịp, ngắt giọng và hình thức đối chọi thay cho từ chỉ quan hệ so sánh. Kiểu cấu trúc này xuất hiện với tần số khá cao (47 lần chiếm tỉ lệ 16.78%). Không sử dụng từ so sánh nhưng qua kiểu cấu trúc này, tác giả dân gian cho phép người đọc mở rộng trường liên tưởng, cảm nhận ý nghĩa của lời ca theo cách riêng của mình:
Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.