Quan hệ gia đình được biểu đạt qua cấu trúc so sánh B bằn gA

Một phần của tài liệu Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận (Trang 51 - 60)

b, Cái được so sánh là những thực thể có quan hệ khăng khít, có khả năng tương tác với nhau để tạo giá trị cho nhau

2.3.2.Quan hệ gia đình được biểu đạt qua cấu trúc so sánh B bằn gA

Kiểu so sánh này cũng được xác lập trên cơ sở mối quan hệ giữa cái so sánh A và cái được so sánh B. Nhưng điểm khác biệt trong mối quan hệ này là ở chỗ B không phải là một thực thể cụ thể, xác định mà B là một thực thể, khái niệm mang tính chất phiếm định. Kiểu cấu trúc này được miêu tả theo bảng III.

(Ý niệm nguồn) sánh (Ý niệm đích) 1. Sự vật, sự việc + đại từ

phiếm chỉ (13 lần)

2. Khái niệm trừu tượng + đại từ phiếm chỉ (4 lần) 3. Trạng thái tâm lí hướng tới đối tượng không xác định (4 lần)

Đặc điểm, tính chất của sự vật, của mối quan hệ, trạng thái cảm xúc của con người: cao, sâu, trọng, ngon, vui....

bằng

1. Sự vật, sự kiện cụ thể (10 lần) 2. Khái niệm trừu tượng (7 lần)

3. Trạng thái tâm lí hướng tới đối tượng cụ thể (4 lần)

Bảng III: Cấu trúc so sánh B bằng A

2.3.2.1. Quan hệ gia đình xét từ bình diện cái được so sánh

Theo số liệu thống kê, phân loại ở bảng III, ta thấy cái được so sánh trong các câu ca dao trên khá phong phú. Đó có thể là các sự vật, những thực thể có mặt trong đời sống hàng ngày. Đó có thể là các khái niệm mang tính chất trừu tượng - sản phẩm của ý niệm hay các trạng thái cảm xúc của con người. Trong số đó, các sự vật (đèn, lầu, bánh, sông, đất...) có tần số xuất hiện lớn nhất:

Lầu nào cao bằng lầu ông Chánh Bánh nào trắng bằng bánh bò bông Đạo nào sâu bằng đạo vợ chồng

Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi.

Những sự vật được lựa chọn làm vật mẫu ví trong những câu ca trên đều là những sự vật gần gũi, quen thuộc, được lấy từ thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt của người bình dân.

Bên cạnh việc lựa chọn những sự vật quen thuộc làm vật mẫu ví để nói về quan hệ gia đình, ca dao còn sử dụng vật mẫu ví là các khái niệm trừu tượng - dùng cái trừu tượng này để biểu đạt cái trừu tượng khác:

- Thang mô cao bằng thang danh vọng Nghĩa mô trọng bằng nghĩa chồng con? Trăm năm nước chảy đá mòn

Xa nhau ngàn dặm, dạ còn nhớ thương.

- Đồi mô cao bằng đồi danh vọng Nghĩa mô trọng bằng nghĩa mẹ cha.

Dù sự vật dùng để so sánh là sự vật cụ thể hay khái niệm trừu tượng, B vẫn là thực thể không xác định. Tất cả các từ ngữ nói về sự vật cụ thể hay khái niệm trừu tượng đều đi liền với đại từ phiếm chỉ: mô, nào (nghĩa mô, lầu nào, bánh nào, sông mô...). Đặt trong văn cảnh của lời, trong tương quan với sự trải nghiệm của con người về các sự vật được biểu đạt ở A, yếu tố B có thể được hiểu là: “không có lầu nào...”, “không có nghĩa mô...”, “không có bánh nào...”. Như vậy, có thể hiểu nghĩa biểu đạt của kiểu cấu trúc này là: không có B nào (vui/ sâu/ trọng...) bằng A.

Yếu tố B có khi được biểu đạt bằng từ ngữ thể hiện trạng thái tâm lí hướng tới đối tượng như thương, nhớ:

- Thương ai bằng nỗi thương con Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng.

- Thương ai cho bằng thương chồng Bởi chồng cờ bạc nên lòng chẳng thương.

Trong những câu ca này, các từ “thương”, “nhớ” luôn đi kèm với từ chỉ đối tượng - đại từ phiếm chỉ “ai”. Có thể hiểu nội dung biểu đạt của các câu ca này là: không thương/ nhớ ai bằng thương, nhớ chồng/ con. Ở những câu ca dao này, cơ sở so sánh không xuất hiện. Người đọc sẽ từ sự trải nghiệm, sự hiểu biết của bản thân mà lí giải nội dung cần biểu đạt của lời ca.

Như vậy, xét ở bình diện cái được so sánh thì điểm chung của các câu ca dao có cấu trúc B bằng A là cái được so sánh trong các câu ca này đều được

biểu đạt qua các cụm từ có chứa đại từ phiếm chỉ: nào, mô, ai. Và từ cách diễn đạt của lời ca dao cũng như từ sự trải nghiệm của bản thân, có thể đi đến một khẳng định: không có B nào đảm bảo được điều kiện được nêu ra ở cơ sở so sánh khi đặt trong tương quan với A. Điều mà tác giả dân gian muốn thể hiện, khẳng định thông qua B là: không có thực thể nào có thể sánh ngang với A.

2.3.2.2. Quan hệ gia đình xét từ bình diện cái so sánh

Các ý niệm nguồn (cái được so sánh B) được nhắc đến ở trên là phương tiện biểu đạt các ý niệm đích (cái so sánh A). Cái so sánh A có thể là sự vật cụ thể, là khái niệm trừu tượng hay trạng thái tâm lí hướng tới đối tượng.

Trong kiểu cấu trúc câu này, cái so sánh là sự vật cụ thể có tần số xuất hiện lớn hơn:

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc Đất nào dốc bằng đất Nam Vang Một tiếng anh than hai hàng luỵ nhỏ Có chút mẹ già biết bỏ cho ai?

Tìm hiểu những câu ca dao mà cái so sánh là những sự vật, chúng tôi nhận thấy, các sự vật được nhắc đến trong các lời ca đều là những sự vật hết sức cụ thể, xác định: lầu ông Chánh, bánh bò bông, đèn Châu Đốc, đất Nam Vang, sông chợ Huyện, điện Châu Ê....Phải chăng đó là những sự vật đã quá quen thuộc trong tâm thức, suy nghĩ của người bình dân ở vùng miền chứa nó. Đặt trong hoàn cảnh diễn xướng - hoàn cảnh ra đời của các câu ca, có thể nói đó là các sự vật điển hình nhất trong số các sự vật cùng loại mang đặc điểm được nhắc đến ở cơ sở so sánh (cao, trắng, sâu..): lầu ông Chánh là ngôi lầu cao nhất, bánh bò bông là loại bánh trắng nhất.... Vậy nên, tìm hiểu các câu ca dao trong tương quan với các tiền giả định đó, mỗi một lời ca thực chất là một lời khẳng định về giá trị của thực thể xuất hiện ở A.

Tuy nhiên, tìm hiểu các câu ca dao có chứa các sự vật cụ thể đó, chúng tôi nhận thấy điều mà tác giả dân gian muốn diễn tả không phải là bản thân sự vật cụ thể được nhắc đến. Đó chỉ là phương tiện góp phần biểu đạt quan niệm của tác giả dân gian về quan hệ gia đình, ví như câu ca: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lầu nào cao bằng lầu ông Chánh Bánh nào trắng bằng bánh bò bông Đạo nào sâu bằng đạo vợ chồng

Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi.

Sự so sánh để khẳng định độ cao, độ trắng không sự vật nào có thể sánh bằng của lầu ông Chánh, của bánh bò bông chỉ là cách nói đưa đẩy, dẫn dắt để hướng tới nhấn mạnh không gì sâu nặng bằng đạo vợ chồng. Nhận thức của tác giả dân gian về quan hệ, về tình nghĩa vợ chồng được biểu đạt rõ nét hơn nhờ vào hai hình ảnh so sánh cụ thể xuất hiện ở những câu ca mở đầu.

Có khi đối tượng cần biểu đạt không trực tiếp xuất hiện trong cấu trúc so sánh. Trong các câu ca này, cái so sánh chỉ là những sự vật quen thuộc trong thiên nhiên, đời sống tưởng như không có gì liên quan đến vấn đề cần biểu đạt - quan hệ gia đình:

Sông mô sâu bằng sông chợ Huyện Điện mô khéo bằng điện Châu Ê Thôi thôi anh trở về lui

Thờ thầy với mẹ cho trọn bề hiếu trung.

Sông chợ Huyện, điện Châu Ê và quan hệ giữa con cái với cha mẹ tưởng như chẳng có mối liên hệ gì với nhau nhưng trong văn cảnh của lời ca, giữa chúng lại có quan hệ thống nhất, có điểm tương đồng. Tác giả dân gian đã khéo léo dựa vào cái cụ thể, cái đã biết để nhấn mạnh, làm rõ một vấn đề mang tính trừu tượng: hiếu với cha mẹ. Không con sông nào sâu bằng sông chợ Huyện. Không điện nơi nào khéo bằng điện Châu Ê. Cũng vậy, không gì

quan trọng bằng đạo hiếu trung. Với con cái, chữ hiếu phải được đặt lên hàng đầu. Những quan hệ tình cảm khác (ví như tình yêu lứa đôi) đều phải đặt sau bổn phận đối với cha mẹ. Vậy nên, chàng trai Việt đã khéo lay động tình cảm người con gái mình thương bằng lời giãi bày chân thành:

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc Đất nào dốc bằng đất Nam Vang Một tiếng anh than

Hai hàng luỵ nhỏ

Anh có một mẹ già biết bỏ ai nuôi? Nước chảy xuôi, cá buôi lội ngược Anh muốn thương nàng

Biết được hay chăng?

Mượn cách khẳng định độ cao của đèn Châu Đốc, độ dốc của đất Nam Vang, nhân vật trữ tình muốn đề cập đến nỗi niềm day dứt, trăn trở trong lòng mình: “có một mẹ già biết bỏ ai nuôi?”. Thấu hiểu, trân trọng nỗi âu lo đáng quý ấy, chắc hẳn người con gái Việt vốn đề cao trung hiếu sẽ không khỏi rung động lòng mình trước tình cảm của chàng trai hiếu thảo.

Quan niệm của người Việt về quan hệ gia đình được nhắc đến trực tiếp hơn qua các khái niệm trừu tượng: nghĩa cha mẹ, nghĩa chồng con:

-Thang mô cao bằng thang danh vọng Nghĩa mô trọng bằng nghĩa chồng con.

-Đồi mô cao bằng đồi danh vọng Nghĩa mô trọng bằng nghĩa mẹ cha.

Ở mỗi lời ca dao trên, tác giả dân gian sử dụng hai lần phương thức so sánh B bằng A, trong đó cái so sánh A là những khái niệm trừu tượng. Ở vế so sánh thứ nhất, các câu ca dao trên đều nhắc đến danh vọng với các cách kết hợp từ khác nhau: đồi danh vọng, thang danh vọng.... Danh vọng là “tiếng

tăm và sự trọng vọng của dư luận xã hội” [40, 242]. Người Việt rất ưa danh vọng, thường hay quan tâm và nhiều khi bị chi phối bởi dư luận. Tác giả dân gian đã cụ thể hoá quan niệm ấy qua lối so sánh “đồi (thang) mô cao bằng đồi (thang) danh vọng”. Nhưng sự so sánh đó không chỉ nhằm mục đích thể hiện quan niệm của người Việt về danh vọng mà còn hướng đến việc biểu đạt quan niệm của người Việt về quan hệ giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái và ngược lại. Với người Việt, không có nghĩa tình nào lớn lao, sâu nặng hơn “nghĩa chồng con”, “nghĩa mẹ cha”.

Cái so sánh A trong kiểu cấu trúc B bằng A có khi được biểu đạt qua các từ ngữ thể hiện trạng thái cảm xúc hướng đến đối tượng như thương, nhớ:

- Thương ai bằng nỗi thương con Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng.

- Thương ai cho bằng thương chồng Bởi chồng cờ bạc nên lòng chẳng thương.

Có thể nói đó là những đúc kết của người Việt về tình cảm vợ chồng, tình cảm giữa cha mẹ đối với con cái.

So sánh ý niệm được tạo lập trên cơ sở sự liên tưởng tương đồng giữa cái so sánh A và cái được so sánh B. Và việc lựa chọn sự vật nào làm hình ảnh so sánh, làm phương tiện để biểu đạt A không đơn thuần chỉ dựa trên yếu tố khách quan: từ sự vật này liên tưởng đến sự vật khác có điểm tương đồng mà còn dựa trên yếu tố chủ quan. Yếu tố chủ quan ấy chính là quan niệm, cách cảm, cách đánh giá của người sử dụng ngôn ngữ trong một cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá nhất định. Vì vậy, bản thân những hình ảnh, sự vật được lấy làm so sánh đã là những ẩn dụ ý niệm. Những bài ca dao trên là sự kết hợp của hai phương thức tu từ nghệ thuật cơ bản nhất của ca dao: so sánh và ẩn dụ. Điều đó cho thấy tài năng của tác giả dân gian trong việc sử dụng chất liệu ngôn ngữ. Trong các đơn vị ngôn ngữ thì từ vựng là tín hiệu mở điển

hình, là nơi tiếp nhận và lưu giữ thông tin, mã hoá thực tại vào chất liệu ngôn ngữ. Đó cũng là lí do mà chúng tôi lựa chọn trình bày quan niệm của người Việt về quan hệ gia đình trong ca dao biểu đạt qua trường từ vựng ở Chương 3 của Luận văn.

Tiểu kết

1. Trong ca dao về quan hệ gia đình, kiểu câu có nghĩa biểu hiện chỉ quan hệ chiếm một số lượng lớn. Trong đó, quan hệ giữa một thực thể với một thực thể là quan hệ được đề cập nhiều hơn cả. Kiểu quan hệ này được biểu đạt qua hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ đồng nhất và quan hệ so sánh với chín kiểu so sánh khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là quan hệ so sánh A như B và quan hệ so sánh A bằng B. Qua các quan hệ so sánh này, quan niệm của người Việt về quan hệ gia đình được biểu đạt rõ nét.

2. Trong các cấu trúc biểu đạt quan hệ so sánh trên:

- Cái so sánh thường là những thực thể phản ánh thân phận bị lệ thuộc của những người phụ nữ khi đã có chồng, tình chồng nghĩa vợ, công cha nghĩa mẹ…- một lĩnh vực thuộc thế giới tinh thần trừu tượng của người Việt.

- Cái được so sánh thường là những sự vật cụ thể, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là những sự vật vô tri, vô giác, những thực thể có quan hệ khăng khít, có khả năng tương tác với nhau để tạo giá trị cho nhau, những thực thể có ý thức, có linh hồn hay những thực thể có sức sản sinh.

- Việc lựa chọn ý niệm nguồn (cái được so sánh) như thế nào phụ thuộc vào mục đích (cái so sánh) diễn tả của tác giả dân gian. Việc sử dụng linh hoạt các phương thức so sánh (từ chỉ sự vật, hình ảnh gần gũi trong thiên nhiên, cuộc sống) đã góp phần diễn tả ý niệm đích của tác giả dân gian cho thấy tài năng của tác giả dân gian trong việc biểu đạt quan niệm của mình về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngoài những điểm tương đồng, quan hệ so sánh A bằng B có những điểm riêng so với quan hệ so sánh A như B. Điều đó được thể hiện qua kiểu cấu trúc B bằng A. Kiểu cấu trúc này được tạo lập không nhằm mục đích tri nhận A dựa trên hiểu biết về B mà là để khẳng định giá trị lớn nhất của A trong tương quan với các thực thể cùng loại. Nhờ đó, quan hệ tính tất yếu của trai có vợ, gái có chồng, vợ chồng gắn với con cái được khẳng định.

3. Mối quan hệ giữa cái so sánh và cái được so sánh trong ca dao của người Việt về quan hệ gia đình xác định các đặc trưng sau:

- Người Việt rất coi trọng chuyện hôn nhân, xem việc trai có vợ, gái có chồng là bổn phận, là nghĩa vụ của mỗi người.

- Người Việt rất đề cao sự hoà hợp trong quan hệ vợ chồng, xem sự hoà hợp là nhân tố quan trọng để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Trong quan hệ vợ chồng, người Việt đề cao sự thuỷ chung và trách nhiệm, bổn phận xây đắp hạnh phúc.

- Trong quan niệm của người Việt xưa, người phụ nữ không thể tự quyết định tương lai, hạnh của phúc của mình. Hạnh phúc của người phụ nữ tuỳ thuộc vào người đàn ông họ. Vì vậy, những người phụ nữ Việt luôn khát khao có được người chồng thuỷ chung, có thể đem đến cho mình hạnh phúc. Khi đã có chồng, người phụ nữ Việt một lòng theo chồng, mong muốn cùng chồng dựng xây tổ ấm.

- Trong quan niệm, suy nghĩ của con cái, cha mẹ là những người có công lớn trong quá trình sinh, nuôi, dạy dỗ con thành người. Vì vậy, với con, cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, trong tâm thức người Việt, người mẹ có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần, tình cảm của con cái.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận (Trang 51 - 60)