Kiểu cấu trú cA như B trong ca dao về quan hệ gia đình

Một phần của tài liệu Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận (Trang 31 - 34)

Kiểu so sánh này được xác lập trên cơ sở có sự tương đồng nào đó về các nét nghĩa hiện hữu chung trong A và B, qua đó làm nổi bật A, giúp người đọc, người nghe có được sự tri nhận cụ thể, sinh động hơn về các đặc trưng của thực thể A. Kiểu quan hệ này được miêu tả theo Bảng II.

(Ý niệm đích) sánh (Ý niệm nguồn) 1. Vợ, chồng, cha, mẹ, con (34 lần) 2. Quan hệ vợ chồng, tình chồng nghĩa vợ; Công cha nghĩa mẹ (42 lần) 3. Các cách biểu đạt khác (34 lần) 4. Con, con người (9 lần) 5. Trai, gái (22 lần) - có / không có cha mẹ - có/ không có vợ/ lấy được vợ hiền; có chồng/ lấy được chồng khôn/ lấy chồng chung/ mất chồng

như

1. Thực thể vô tri vô giác (100 lần, 70.92 %)

2. Thực thể có tiềm năng, có khả năng tương tác với nhau (15 lần, 10.64 %) 3. Thực thể có ý thức, có linh hồn (25 lần, 17.73%) 4. Thực thể có sức sản sinh (1 lần, 0.71%)

Bảng II: Các kiểu so sánh ý niệm đích và ý niệm nguồn ở dạng so sánh A như B

Mô hình so sánh điển hình của các dạng so sánh bao gồm 4 yếu tố, trong đó yếu tố 1 là cái so sánh (cái cần làm nổi bật, cần thể hiện), yếu tố 2 là cơ sở để so sánh (phương diện, khía cạnh cần làm rõ), yếu tố 3 là yếu tố cơ bản tạo nghĩa so sánh hơn, bằng, kém.

1.Cái so sánh A 2.Cơ sở so sánh 3.Từ so sánh 4.Cái được so sánh B Con Con có cha không cha như như nhà có nóc nòng nọc đứt đuôi

Tuy nhiên, trong ca dao về quan hệ gia đình, các kiểu câu so sánh A như B không phải bao giờ cũng đảm bảo cả 4 yếu tố nêu trên. Từ so sánh trong các câu ca dao này chủ yếu là quan hệ từ “như”. Ở vị trí của từ này còn có các từ khác được sử dụng như: tựa, tợ...

Sử dụng kiểu quan hệ so sánh này, tác giả dân gian nhằm mục đích nhấn mạnh, biểu đạt A. Trong các bài ca dao có sử dụng so sánh, giá trị của A không phải là giá trị mà tự bản thân nó có được mà nhờ đặt trong quan hệ với giá trị của B đã biết, đã được chấp nhận từ trước như một tiền giả định bắt buộc. Chính nhờ những giá trị đã biết của yếu tố B mà người đọc có thể hiểu, cảm nhận được về A. Khi cái được so sánh B xuất hiện đằng sau từ so sánh

như, tựa...., nó có giá trị cụ thể hoá cái so sánh, giúp người đọc tri nhận cụ thể hơn về A. Đó chính là cách nói ví von, giàu hình ảnh, mang tính biểu cảm cao, là cách nói quen thuộc trong ca dao người Việt.

So sánh ý niệm trong ca dao về gia đình được triển khai một cách đa dạng. Thông thường, sự so sánh được xác lập trên cơ sở mối quan hệ giữa một vật, hình ảnh, đối tượng cần làm rõ (cái so sánh) với một vật, hình ảnh, đối tượng được đưa ra để làm nổi bật các đặc trưng của cái so sánh:

Chàng ơi phụ thiếp làm chi

Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.

Cơm nguội, trong tiềm thức của người Việt Nam, trong một thời điểm nào đó so với cơm, là thức ăn dư thừa, nhưng nó lại có giá trị khi người ta cần, tức

Cũng có khi sự so sánh được mở rộng hơn: so sánh một hình ảnh, một đối tượng với hai hình ảnh, hai đối tượng:

Con người có bố, có ông Như cây có cội, như sông có nguồn.

Có khi sự so sánh được tạo bởi quan hệ giữa một cái so sánh A với nhiều cái được so sánh B:

Có chồng như chạc vấn do Như khuy mắc nút, như đò thả neo.

Cấu trúc so sánh kép này tạo cho vế được so sánh có thêm những phẩm chất phong phú, làm cho hình ảnh về đối tượng trở nên đậm nét hơn. Nhờ vậy, vế so sánh trở nên sáng rõ, cụ thể hơn, góp phần giúp cho sự tri nhận của người đọc về cái cần so sánh trở nên dễ dàng.

Một phần của tài liệu Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w