Đôi-cặp thể hiện sự hoà hợp giữa hai cá thể

Một phần của tài liệu Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận (Trang 63 - 66)

b, Cái được so sánh là những thực thể có quan hệ khăng khít, có khả năng tương tác với nhau để tạo giá trị cho nhau

3.1.3. Đôi-cặp thể hiện sự hoà hợp giữa hai cá thể

Ca dao Việt Nam thường hay đề cập đến sự hoà hợp giữa vợ và chồng trong cuộc sống gia đình bởi trong quan niệm của người Việt, đó là điều kiện thiết yếu để đảm bảo hạnh phúc gia đình.

Trước hết, đó là sự hoà hợp về hình thức:

Cơm trắng ăn với chả chim Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no.

Trong quan niệm của người Việt, vợ chồng không chỉ cần có sự hoà hợp, tương thích về hình thức mà còn cần có sự phù hợp về tuổi tác. Người Việt cho rằng:

Chồng già vợ trẻ là duyên Vợ già chồng trẻ là tiền vứt đi.

Khi chưa thành đôi, thành cặp, các chàng trai, cô gái Việt khát khao có đôi có cặp, khát khao tìm người “xứng lứa vừa đôi”. Khi đã nên duyên vợ chồng, điều quan trọng nhất để duy trì hạnh phúc là làm sao có được sự hoà hợp trong cuộc sống:

Làm trai lấy được vợ hiền

Như cầm đồng tiền mua được của ngon Phận gái lấy được chồng khôn Xem bằng cá vượt Vũ môn hoá rồng.

Bằng cách nói giản dị, những hình ảnh so sánh gần gũi trong tâm thức người Việt, tác giả dân gian đã diễn tả một cách cụ thể, giàu sức gợi về quan hệ khăng khít, về mối quan hệ hoà hợp tương thích giữa vợ và chồng trong cuộc sống gia đình. Ước mong, khát vọng của người bình dân Việt hết sức giản dị:

Râu tôm nấu với ruột bầu

Không đòi hỏi, không mơ ước cao sang. Điều mà họ mong ước là có đôi, có cặp, vợ chồng sống hoà thuận, biết cảm thông, sẻ chia cho nhau, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.

Người Việt không chỉ đề cao Tình mà còn trọng Nghĩa. Các chàng trai, cô gái Việt đến với nhau, cùng nhau xây dựng gia đình có thể xuất phát từ tình yêu, có thể bởi sự sắp đặt nhưng khi đã thành vợ thành chồng, họ luôn trân trọng, nâng niu tình nghĩa vợ chồng:

Đốn cây ai nỡ đứt chồi

Đạo chồng, nghĩa vợ giận rồi lại thương.

Quan hệ giữa vợ và chồng không chỉ là tình mà còn là đạo, nghĩa. Sự hoà hợp về tình nghĩa trong cuộc sống vợ chồng là điều kiện quan trọng để duy trì hạnh phúc, để gia đình “trong ấm ngoài êm”, “chồng thuận vợ hoà”.

Sự hoà hợp trong quan hệ vợ chồng không tự nhiên mà có. Nó là kết quả của cả quá trình mà mỗi người trong đôi - cặp tự điều chỉnh mình để tương thích với “phần kia” của mình. Vì vậy, trong ca dao, tác giả dân gian còn bày tỏ quan niệm của mình về cách ứng xử sao cho hoà hợp trong quan hệ ấy. Để giữ gìn hạnh phúc gia đình, vợ chồng cần biết trân trọng nhau, cảm thông, hi sinh vì nhau. Trong việc giữ gìn, xây đắp hạnh phúc, người phụ nữ Việt Nam có một vai trò hết sức quan trọng. Không chỉ đảm đương gánh nặng gia đình, người phụ nữ Việt còn là những người biết cách ứng xử với chồng để tạo nên sự hoà hợp:

Muốn cho trên thuận dưới hoà Chồng kêu vợ dạ mới là gái ngoan.

Gia đình có bình ổn, hạnh phúc hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào vai trò của người phụ nữ.

Tuy mối quan hệ gia đình của người đàn ông không được đề cập nhiều như người phụ nữ nhưng người đàn ông trong gia đình không phải không có vai

trò trong việc duy trì hạnh phúc, mối quan hệ hoà hợp. Khi quan hệ vợ chồng có những vướng mắc, có khi người chồng lại là người khuyên nhủ vợ :

Em nghe anh tỏ lời này Em đòi để bỏ như vầy sao nên

Tào khang nghĩa ở cho bền Liễu mai hoà hợp, đôi bên thuận hoà.

Mong muốn của người chồng không gì khác hơn là vợ chồng hoà thuận, trong ấm ngoài êm.

Một phần của tài liệu Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w