Đôi-cặp thể hiện khát vọng được sống gần gũi với người khác giớ

Một phần của tài liệu Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận (Trang 61 - 62)

b, Cái được so sánh là những thực thể có quan hệ khăng khít, có khả năng tương tác với nhau để tạo giá trị cho nhau

3.1.1.Đôi-cặp thể hiện khát vọng được sống gần gũi với người khác giớ

giới

Trong tư duy người Việt, khi đến tuổi trưởng thành, mỗi cá nhân đều có ý thức xây dựng gia đình, xem như đó là nghĩa vụ phải làm và cũng là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống :

Thờ cha kính mẹ đã đành Theo đôi theo lứa mới thành thất gia.

Làm con, để làm tròn đạo hiếu với cha mẹ, ngoài chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, con người phải “theo đôi, theo lứa”, trai phải có vợ, gái phải có chồng. Đó cũng là khát vọng hoàn thiện mình của mỗi con người.

Khi đã có đôi, có lứa, mỗi một nửa của đôi - cặp ấy luôn khát khao được sống gần nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Khi người chồng xa nhà, người vợ không khỏi xót xa vì tình cảnh cô đơn :

Anh đi đâu ba bốn năm tròn Để em giã gạo chày con một mình.

Đằng sau nỗi buồn vì tình cảnh cô đơn ấy là niềm mong mỏi thiết tha được gần gũi, sẻ chia cùng chồng trong cuộc sống gia đình. Vậy nên trong hoàn cảnh chia xa, người vợ vẫn luôn mong nhớ, đợi chờ chồng. Người chồng cũng không khỏi xót xa :

Giậm chân đấm ngực kêu trời Vợ chồng chưa mấy năm trời lại xa

Chân trời xứ lạ xót xa Cái đời lính mộ khổ là xiết bao !

Mong ước lớn nhất của đôi vợ chồng trong hoàn cảnh chia xa là được gặp lại một nửa yêu thương của mình:

Gửi thư một bức

Đêm nằm thổn thức, dạ những luống trông Biết làm sao cho vợ gặp chồng

Cho én hiệp nhạn

Gan teo từng đoạn, ruột thắt chín từng Anh với em như quế với gừng

Dầu xa nhân ngãi, xin đừng tiếng chi.

Những hình ảnh ẩn dụ “én hiệp nhạn”, “quế với gừng” giúp người đọc tri nhận một cách cụ thể, sinh động mối quan hệ khăng khít, ước mong vợ chồng đoàn tụ và tình nghĩa vợ chồng bền vững.

Một phần của tài liệu Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận (Trang 61 - 62)