Cái so sánh không có điều kiện bổ sung

Một phần của tài liệu Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận (Trang 35 - 38)

Cái so sánh không có điều kiện bổ sung xuất hiện trong kiểu câu biểu thị sự so sánh ngang bằng A như B trong đó cái so sánh A được làm rõ nhờ cái được so sánh B mà không cần có điều kiện nào khác. Nội dung của các câu ca dao này hướng tới việc đánh giá về bản thân A.

Yêú tố A trong các câu ca dao này có thể được biểu đạt qua các danh từ dùng để gọi tên các thành viên trong gia đình như: con, cha, mẹ, vợ, chồng

hoặc các từ ngữ dùng để gọi tên đối tượng tương ứng với các thành viên đó khi đặt trong văn cảnh như: thân em, thiếp, thân anh. Yếu tố A được biểu đạt qua các từ ngữ này xuất hiện 34 lần (trong tổng số 141 lần sử dụng kiểu cấu trúc so sánh A như B). Trong số đó, mẹ, vợ và các từ ngữ mang nghĩa biểu đạt tương ứng có tần số xuất hiện lớn hơn: từ mẹ (mẹ già) được nhắc đến 13 lần (trong đó có 10 lần xuất hiện độc lập, 3 lần được nhắc đến trong kết hợp từ cha mẹ), từ vợ (và các từ ngữ khác có nghĩa biểu đạt tương ứng như: em, thân em, thân thiếp) được nhắc đến 12 lần.

Trong những câu ca dao có nhắc đến người vợ, từ vợ thường xuất hiện trong những câu ca thể hiện sự đánh giá cao về họ:

Vợ anh như bát cơm xôi

Anh còn chẳng chuộng nữa tôi cơm hàng Vợ anh tay bạc tay vàng

Anh còn chẳng chuộng nữa nàng tay không Vợ anh như trúc như thông

Như hoa mới nở như hồng mới thêu Anh còn uốn éo trăm chiều Gan ai là sắt mà gieo mình vào.

Tuy nhiên, sự xuất hiện kiểu câu đó không nhiều. Trong những câu ca dao viết về người vợ có sử dụng hình thức so sánh A như B, yếu tố A thường được biểu đạt qua các từ ngữ thể hiện thái độ nhún mình, hạ mình của người vợ: em, thân em, thiếp, thân thiếp:

Trách chàng ăn ở chấp chênh

Em như thuyền thúng lênh đênh giữa dòng May ra trời lặng nước trong

Chẳng may bão táp cực lòng thiếp thay Công thiếp vò võ đêm ngày Mà chàng ăn ở thế này, chàng ôi!

Thiếp như hoa đã nở rồi Xin chàng che lấy mặt trời cho tươi.

Nhân vật trữ tình trong những câu ca dao này không ai khác mà chính là những người vợ. Họ cất lên tiếng nói, giãi bày tâm sự mình trước những cảnh ngộ éo le.

Người mẹ cũng được nhắc đến nhiều trong kiểu cấu trúc câu A như B. Những câu ca dao có nhắc đến người mẹ hầu hết thể hiện sự đánh giá, quan niệm của con cái:

- Mẹ già như chuối chín cây Gió lay mẹ rụng con rày mồ côi.

- Mẹ như ánh nắng mùa đông Soi không tận mặt tận lòng cho em.

Trong những câu ca dao trên, nhân vật trữ tình không phải là người mẹ mà là những người con. Họ nghĩ về mẹ, thể hiện sự đánh giá, bày tỏ tình cảm của

mình đối với mẹ. Bởi lẽ, trong cuộc sống của con, người mẹ có một vai trò hết sức quan trọng.

Yêú tố A không có điều kiện bổ sung trong những câu ca dao có cấu trúc A như B có khi được biểu đạt qua các từ ngữ thể hiện quan hệ, tình nghĩa giữa các thành viên trong gia đình: đôi ta, tình chồng nghĩa vợ, công cha nghĩa mẹ.

Những từ ngữ được sử dụng để biểu đạt quan hệ hoà hợp giữa vợ và chồng, tình nghĩa vợ chồng khá phong phú: đôi ta, anh với em, vợ chồng....

với 19 lần xuất hiện. Để diễn tả mối quan hệ hoà hợp và tình nghĩa giữa vợ và chồng trong cuộc sống gia đình, ca dao diễn tả:

- Chồng già vợ trẻ mới xinh Vợ già chồng trẻ như hình chị em.

- Vợ chồng như đôi cu cu

Chồng thì đi trước, vợ gật gù theo sau.

Trong ca dao về quan hệ gia đình, tác giả dân gian thường hay nhắc đến công cha nghĩa mẹ, ơn cha nghĩa mẹ (với 23 lần được sử dụng). Công cha, nghĩa mẹ có khi được nhắc đến một cách trực tiếp:

Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!

Có khi công cha, nghĩa mẹ được diễn tả qua những cách biểu đạt khác: ơn hoài thai, nghĩa dưỡng dục, cha mẹ nuôi con, cha sinh mẹ dưỡng ra con...:

Ơn hoài thai như biển Nghĩa dưỡng dục, tợ sông Em nguyền ở vậy phòng không Lo đàng cha mẹ cho hết lòng phận con.

Những câu ca trên thể hiện thái độ đánh giá của con cái đối với công ơn, nghĩa tình của cha mẹ. Thế mới biết, người Việt luôn sống đậm tình nặng nghĩa. Dẫu ở đâu, trong hoàn cảnh nào, những người làm con cũng không bao giờ nguôi quên nghĩ suy, trăn trở về công cha, nghĩa mẹ. Đó cũng là đạo lí tốt đẹp ngàn đời của người dân đất Việt: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài các cách biểu đạt trên, cái so sánh không có điều kiện bổ sung còn được biểu đạt qua các từ ngữ khác: thương mẹ nhớ cha, những lời anh nói, thuyền anh ra cửa, đắng cay,...

Một phần của tài liệu Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận (Trang 35 - 38)