Đôi-cặp thể hiện sự sẻ chia cho nhau, hi sinh vì nhau

Một phần của tài liệu Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận (Trang 66 - 67)

b, Cái được so sánh là những thực thể có quan hệ khăng khít, có khả năng tương tác với nhau để tạo giá trị cho nhau

3.1.4.Đôi-cặp thể hiện sự sẻ chia cho nhau, hi sinh vì nhau

Kết hợp với nhau để cùng thực hiện chức năng, bổn phận, vợ chồng luôn sống cùng nhau trong quan hệ ràng buộc (về tình, về nghĩa). Họ sống cho nhau và vì nhau :

Thiếp vì chàng thiếp mới lênh đênh nơi biển ái Chàng vì thiếp mới lỗi đạo tâm can.

Điều quan trọng trong cuộc sống vợ chồng là vợ chồng phải sống thuận hoà, ngọt bùi cùng hưởng, đắng cay cùng chịu. Không hạnh phúc nào bằng niềm hạnh phúc vợ chồng luôn bên nhau, cảm thông, sẻ chia cùng nhau trong mọi hoàn cảnh :

Đèn lồng khi xách khi treo Vợ chồng khi thảm khi nghèo có nhau.

Đặc biệt, trong hoàn cảnh có thử thách, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam càng ngời sáng bởi tấm lòng vị tha, bởi đức hi sinh thầm lặng mà cao cả :

Có chồng thì phải theo chồng Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo.

Dù khó khăn, vất vả bao nhiêu, người phụ nữ Việt Nam vẫn một lòng chung thuỷ, vẫn mong muốn theo chồng cho vẹn “nghĩa phu thê”. Khát khao

gần gũi, sẻ chia cùng chồng, người phụ nữ Việt Nam có thể bất chấp mọi gian lao, thử thách.

Trong những câu ca dao viết về quan hệ vợ chồng, trường từ vựng đôi - cặp xuất hiện với tần số lớn, với nhiều cách biểu đạt khác nhau. Ở đây yếu tố từ vựng thực sự đã trở thành một công cụ tri nhận mạnh mẽ để phạm trù hoá phạm trù trừu tượng - phạm trù quan hệ vợ chồng. Đôi - cặp không chỉ thể hiện khát vọng thiết tha của người Việt về mái ấm gia đình, về hạnh phúc vợ chồng mà còn thể hiện thái độ coi trọng, đề cao gia đình.

Một phần của tài liệu Quan niệm của người việt về quan hệ gia đình trong ca dao từ bình diện tri nhận (Trang 66 - 67)