Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch ở trường trung cấp nghề thương mại du lịch thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

Quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ GV và của từng GV. Công tác giảng dạy chính là tổ chức quá trình nhận thức của học sinh, chất lượng giảng dạy là yếu tố quyết định đến chất lượng nhận thức của học sinh. Vì vậy, hoạt động giảng

dạy là một trong hai hoạt động trọng tâm của nhà trường, đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, thời gian, trí tuệ của đội ngũ GV, đây là hoạt động mang hàm lượng chất xám cao.

Quản lý hoạt động giảng dạy của GV chính là thực hiện quản lý các khâu:

+ Quản lý kế hoạch chương trình giảng dạy

Kế hoạch dạy học của mỗi GV phải dựa trên việc xác định mục tiêu công tác giảng dạy trong năm học, cụ thể là chỉ tiêu của từng lớp mà họ được giao phụ trách giảng dạy. Điều này phải dựa trên trình độ năng lực giảng dạy của GV và kết quả khảo sát chất lượng lớp học mà họ được giao từ đầu năm.

Trong quá trình quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy, BGH cần huy động các thành viên trong bộ máy quản lý nhà trường như Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, khoa, tổ chuyên môn, phân công theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình hàng tuần, tháng thông qua kiểm tra lịch giảng dạy, sổ đầu bài, dự giờ, sử dụng thời khóa biểu . Từ đó để đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp, giúp GV thực hiện đúng, đủ chương trình theo qui định.

+ Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ dạy

Bài là bản thiết kế cụ thể cho giờ lên lớp, nó phải thực hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức lớp học. Cấu trúc chương trình của các môn học bao gồm nhiều loại bài như: bài học kiến thức mới, bài tập, bài ôn tập, sơ kết, tổng kết, bài thực hành (yêu cầu các bước thực hiện, kế hoạch phôi liệu) . . . Khi soạn bài GV cần xác định rõ mục đích yêu cầu cho từng loại bài để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức lớp học phù hợp.

Để chuẩn bị cho một giờ lên lớp có chất lượng tốt, người GV cần làm tốt khâu xây dựng kế hoạch dạy học cho cả năm và từng học kỳ dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ chương trình đào tạo của cấp trên qui định, sách, tài liệu tham khảo, trình độ của HS.

Để quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp, BGH phải chú ý đến một số công việc như sau:

- Hướng dẫn các qui định và yêu cầu về soạn bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học.

- Cung cấp tài liệu phân phối chương trình của Bộ LĐTB-XH, sách tham khảo, thiết bị, phôi liệu, phương tiện phục vụ dạy học

- Hướng dẫn khoa, tổ chuyên môn thống nhất nội dung, phương pháp và tình hình tổ chức lớp học.

- Tổ chức kiểm tra việc soạn giáo án và giờ lên lớp của GV, việc này có thể tiến hành thường xuyên, hoặc có thể đột xuất, kiểm tra gắn liền với nhận xét, đánh giá và có những biện pháp điều chỉnh, để tạo lập một nề nếp tốt.

+Quản lý giờ dạy giáo viên và hồ sơ chuyên môn giáo viên

Hoạt động DH ở trường chủ yếu thực hiện qua giờ lên lớp của GV và việc học tập của HS. Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định trong quá trình dạy học, trong đó người giữ vai trò chính, quan trọng nhất là GV. Tuy nhiên, công tác quản lý cũng góp phần tác động gián tiếp đến hiệu quả giờ lên lớp của GV. Vì vậy, chủ thể quản lý phải tạo điều kiện phát huy khả năng và nhiệt tình của GV, đồng thời phải có những biện pháp tác động đến giờ lên lớp của GV. Có thể sử dụng một số biện pháp sau để quản lý giờ lên lớp của GV:

Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy theo qui định của Bộ LĐTB-XH, để đánh giá, xếp loại giờ dạy của GV.

Xây dựng thời khóa biểu hợp lý, dựa vào điều kiện, nguyện vọng của GV và khả năng đáp ứng của nhà trường.

Kiểm tra giờ lên lớp bằng nhiều hình thức: dự giờ và rút kinh nghiệm sư phạm bài dạy, thông qua kiểm tra hồ sơ GV, sổ ghi đầu bài để tìm hiểu việc thực hiện chương trình và nề nếp dạy học. Công tác này phải được chủ thể quản lý tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức phù hợp. Đánh giá giờ lên lớp của GV phải trên cơ sở tôn trọng năng lực sư phạm và bảo đảm tính khách quan. Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người quản lý.

Hoạt động dự giờ là hoạt động mang tính sư phạm, nhằm giúp cho việc trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy giữa các GV, giúp nâng cao trình độ chuyên môn và là một trong những cơ sở đánh giá thi đua của GV. Để quản lý tốt công tác này, BGH cần có kế hoạch và qui định cụ thể cho từng GV về trách nhiệm dự giờ trong học kỳ và năm học. Phân công cụ thể nhiệm vụ cho PHT, khoa, tổ trưởng chuyên môn dự giờ GV trong đơn vị theo kế hoạch.

+ Quản lý sinh hoạt chuyên môn

Hoạt động chuyên môn là hoạt động chính của khoa, tổ chuyên môn, đó là trao đổi phương pháp giảng dạy từng bài, những bài khó, những tư liệu mới cần bổ sung vào bài giảng, những điều kiện vật chất kỹ thuật cho bài giảng, tổ chức các chuyên đề để đổi mới phương pháp dạy học và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các đồng nghiệp.

Quản lý tốt hoạt động chuyên môn chính là giúp triển khai có hiệu quả kế hoạch của nhà trường và giúp nâng cao chất lượng dạy học.

Cần xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch của khoa, tổ chuyên môn. Căn cứ vào nội dung sinh hoạt, BGH hướng dẫn đưa ra yêu cầu kiểm tra sinh hoạt tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch ở trường trung cấp nghề thương mại du lịch thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w