Chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch ở trường trung cấp nghề thương mại du lịch thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 48)

Đội ngũ giáo viên của trường TCNTMDL Thanh Hoá nói chung và của khoa Du Lịch nói riêng đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tỷ lệ học sinh/giáo viên theo đúng qui định.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy của Trường gồm 3 loại chủ yếu:

− Giáo viên dạy các môn văn hóa, môn chung như : Chính trị, pháp luật, ngoại ngữ…

− Giáo viên dạy các môn lý thuyết nghề. − Giáo viên dạy và hướng dẫn thực hành.

Chương trình đào tạo nghề được thiết kế giảng dạy theo từng môđun, đặc điểm của chương trình đào tạo theo môđun nghề là sự gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, vì vậy có nhiều giáo viên vừa đảm nhiệm dạy cả lý thuyết và thực hành.

Bảng 2.2: SỐ LUỢNG VÀ CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN

TT CHỈ TIÊU CƠ CẤU Số lượng Tỷ lệ %

Tổng Số 45 100

1 Theo trình độ chuyên môn

− Tiến sĩ 0,00

− Thạc sĩ 7 15,5

− Đại học 35 77,8

− Cao đẳng 3 6,7

− Trình độ khác 0 0

2 Theo kinh nghiệm công tác giảng dạy

− Dưới 5 năm 10 22,2

− Từ 5 năm đến 15 năm 28 62,2

− Trên 15 năm 7 15,6

3 Theo trình độ sư phạm nghề

− Đại học Sư phạm kỹ thuật 5 10,6

− Sư phạm 1 30 63,82

− Sư phạm 2 7 14,89

− Chưa qua bồi dưỡng SP 0 0,00

4 Trình độ tay nghề − Bậc 7/7 3 10.56 − Bậc 6/7 0 − Bậc 5/7 0 − Bậc 4/7 2 4.2 − Bậc 3/7 0 − Khác

Về tỷ lệ học sinh/giáo viên : So với tỷ lệ chuẩn học sinh/giáo viên của

ngành dạy nghề là 25 HS/GV. Theo công văn số 199/TCDN-KHTC của Tổng Cục Dạy nghề ban hành ngày 6/4/2007 hướng dẫn thực hiện quyết định 468/QĐ-BLĐTBXH của BLĐTBXH về việc xác định giáo viên quy đổi, tính toán tỷ lệ học sinh/giáo viên cơ hữu của trường đủ về số lượng, tỷ lệ học sinh/giáo viên toàn trường là 21.2, so với quy định chuẩn của ngành là 25 như vậy đảm bảo chủ động đội ngũ giáo viên. Điều này do quy mô đào tạo trong

các năm qua tăng nhanh nhưng Trường đã có cố gắng tăng cường đội ngũ giáo viên bổ sung đáp ứng với yêu cầu. Tỷ lệ HS/giáo viên trong từng ngành nghề có sự chênh lệch khá cao, các ngành kỹ thuật chế biến món ăn, Nghiệp vụ Bàn - Bar, Lễ tân, còn thiếu nhiều giáo viên. Các nghề này có tỷ lệ học sinh/giáo viên vượt mức 3 lần qui định. Như vậy để đáp ứng yêu cầu dạy học thì Trường phải hợp đồng thuê từ bên ngoài, dễ bị động về đội ngũ giáo viên, khó quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo.

Có thể thấy rõ xu hướng lựa chọn nghề của học sinh trong các năm gần đây không thích vào học các khối ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, Nghiệp vụ Bàn - Bar, Lễ tân, mua bán hàng tuyển dụng lao động các ngành này tại địa phương rất ít.

Về chất lượng đội ngũ GV: Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên tự đánh

giá các mặt cho kết quả như sau :

Tổng số giáo viên được khảo sát : 45. Trong đó: Nam chiếm tỷ lệ 25.53%, nữ chiếm tỷ lệ 74,47.%.

+ Phẩm chất đạo đức, và thái độ nghề nghiệp: Có 10 tiêu chí đưa ra để giáo viên tự đánh giá. Kết quả tự đánh giá của giáo viên có 98,23 % giáo viên đạt yêu cầu trở lên; Tỷ lệ giáo viên nữ đạt cao hơn giáo viên nam.

Bảng 2.3: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC VÀ THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN.

( ĐVT: %) Kết quả Tổngsố

Theo giới

tính Theo độ tuổi Nam Nữ < 35 t 35-45t >45t Từ đáp ứng yêu cầu trở lên 98,23 97,34 99,12 96,48 98,75 99,51

Kết quả Tổngsố

Theo giới

tính Theo độ tuổi Nam Nữ < 35 t 35-45t >45t Chưa đáp ứng yêu cầu 1,77 2,66 0,88 3,52 1,25 0,49 Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100% Những tiêu chí được giáo viên tự đánh giá ở mức cao, theo thứ tự trở xuống, bao gồm :

Việc chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Việc chấp hành quy định của ngành, Trường

Thái độ đúng mực trong ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh.

Sống trung thực giản dị, gương mẫu.

Những tiêu chí được giáo viên tự đánh giá ở mức thấp, theo thứ tự thấp nhất trở lên, bao gồm :

Thân mật, gần gũi học sinh

Ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ

Hoàn thành các công việc được giao.

+ Năng lực chuyên môn: Khảo sát về năng lực chuyên môn đưa ra 8 tiêu chí về kiến thức và kỹ năng chuyên môn ( Phụ lục )

Bảng 2.4: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN.

Kết quả Tổngsố Theo giới tínhNam Nữ <35 tTheo độ tuổi35– 45t >45 t Từ đáp ứng yêu cầu trở lên 87,36 86,55 88,15 87,88 86,21 88,51 Chưa đáp ứng yêu cầu 12,64 13,45 11,85 12,12 13,79 10,49 Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100% Kết quả cho thấy còn 12,64% giáo viên tự đánh giá chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu. Giáo viên độ tuổi dưới 35 và trên 45 tuổi tự đánh giá đáp ứng yêu cầu chuyên môn cao hơn so với trung bình. Trong các tiêu chí về kiến thức và kỹ năng chuyên môn được giáo viên tự đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu tập trung nhiều vào các tiêu chí sau đây ( theo thứ tự từ thấp nhất trở lên ) :

Khả năng sử dụng ngoại ngữ để hỗ trợ cho hoạt động nghề nghiệp Năng lực nghiên cứu khoa học

Sự hiểu biết về các vấn đề văn hoá, xã hội.

Khả năng phát triển chương trình, giáo trình đào tạo.

+ Năng lực sư phạm : Để có kết quả đánh giá năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, khảo sát đưa ra 11 tiêu chí. Kết quả như sau :

Bảng 2.5: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN.

Kết quả Tổng số

Theo giới tính Theo độ tuổi Nam Nữ <35 35– 45t >45 t Từ đáp ứng yêu cầu trở lên 82,15 86,49 77,79 76,76 81,16 88,8 Chưa đáp ứng yêu cầu 17,85 13,51 22,21 23,24 18,84 11,47

Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100% Còn 17,85% giáo viên tự đánh giá chưa đủ năng lực sư phạm để đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó giáo viên nữ, giáo viên trẻ có độ tuổi dưới 35 trở xuống có tỷ lệ về năng lực sư phạm chưa đáp

ứng yêu cầu cao hơn. Những tiêu chí có tỷ lệ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu ở mức cao (theo thứ tự từ thấp nhất trở lên ):

Khả năng biết và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác giảng dạy.

Khả năng thiết kế và phối hợp các công cụ để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Việc chuẩn bị những học liệu và điều kiện đảm bảo cho bài dạy học Việc phối hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp, khuyến khích sự tham gia của tất cả người học.

c. Chương trình đào tạo

Từ năm 2007 thực hiện Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ban hành về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Căn cứ chương trình khung của BLĐTBXH ban hành, Trường đã thành lập Ban Chủ Nhiệm xây dựng chương trình khung của từng nghề để áp dụng thống nhất trong trường. Đến nay đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình khung trình độ trung cấp nghề cho các ngành học tại trường. Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề đang tiếp tục tiến hành hoàn thiện để áp dụng thống nhất. Chương trình khung được xây dựng theo hướng giảm bớt nội dung lý thuyết, tăng nội dung và thời lượng cho thực hành kỹ năng, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới…

Ngày 9 tháng 3 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân theo quyết định 38/2009/QĐ-TTg, đây là cơ sở cho việc chuẩn hoá chương trình đào tạo trong các trường thuộc hệ thống giáo dục của nước ta.

Năm 2011, Truờng TCN Thương mại Du lịch Thanh Hóa có 2 nghề được chọn là nghề trọng điểm quốc gia: Kỹ thuật chế biến món ăn và Dịch vụ nhà hàng.

Qua khảo sát về mức độ phù hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo nghề so với yêu cầu sử dụng, kết quả như sau :

Đội ngũ cán bộ quản lý đánh giá Trường có đủ các chương trình dạy nghề, tuy nhiên chỉ có 67,92% cán bộ quản lý và 57,97 giáo viên đánh giá phù hợp với dịch vụ hiện tại. Mục tiêu, chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình giảng dạy tương đối phù hợp, với tỷ lệ 84,90% CBQL và 74,77% giáo viên đồng ý. Về giáo trình, cả quy trình biên soạn và sự đáp ứng nội dung, phương pháp của giáo trình đều nhận được sự đánh giá cao của CBQL và giáo viên. Về nội dung cập nhật giáo trình CBQL và giáo viên đánh giá là chậm cập nhật .

Bảng 2.6: ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN VỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ CỦA TRƯỜNG SO VỚI YÊU CẦU

SỬ DỤNG

Ý kiến đồng ý đánh giá về chương trình đào tạo CBQL GV

1. Đủ các chương trình dạy nghề cho các nghề trường đang đào tạo

96,20 98,55 2. Phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuât hiện đại 67,92 57,97 3. Phù hợp với mục tiêu và chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương

trình khung.

84,90 74,77 4. Thường xuyên được cập nhật theo hướng hiện đại 56,60 52,77 5. Giáo trình được biên soạn phê duyệt đúng quy trình 86,25 91,02 6. Giáo trình đáp ứng nội dung và phương pháp dạy học. 82,61 75,17

Về mức độ phù hợp của tải trọng lý thuyết/ thực hành trong chương trình đào tạo nghề: Cả hai đối tượng giáo viên và học sinh đều có tỷ lệ % ý kiến khá cao (84,37% giáo viên; 62,98% học sinh) cho rằng tải trọng lý thuyết và thực hành trong dạy nghề là phù hợp. Tuy nhiên có 20,17% học sinh đánh giá tải trọng lý thuyết và 31,27% đánh giá tải trọng thực hành là nặng.( Bảng 2-10).

Kết quả Giáo viên Học sinh

Nhẹ Phù hợp Nặng Nhẹ Phù hợp Nặng Lý thuyết 6,05 84,37 9,58 16,85 62,98 20,17 Thực hành 4,31 68,92 26,77 14,4 54,33 31,27

d. Phương pháp dạy học

Trong thời gian qua Trường thường xuyên tổ chức thao giảng, hội thảo trong đội ngũ giáo viên về các phương pháp dạy học mới, dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm…nhưng kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn nhiều giáo viên chỉ sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là chính, có 32,15% cán bộ quản lý cho rằng như vậy? Chỉ có 28,17% giáo viên đánh giá chỉ sử dụng phương pháp truyền thống trong giảng dạy. Có tới 71,83% giáo viên phối hợp được giữa phương pháp truyển thống và phương pháp dạy học mới trong giảng dạy, 67,49% cán bộ quản lý cho rằng giáo viên phối hợp được cả hai phương pháp. Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều hạn chế về kỹ thuật sử dụng chủ yếu là thuyết trình, ít giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận hay đàm thoại do tốn kém thời gian, mất nhiều công sức chuẩn bị bài. Trong thực hành giáo viên thực hiện thao tác mẫu, học sinh theo dõi và bắt chước làm theo một cách thụ động…Giáo viên do tay nghề thấp nên khi làm mẫu trên mô hình thiếu chuẩn xác, phòng học thực hành chật hẹp, các thiết bị dụng cụ dùng phục vụ cho việc học chưa đồng bộ nên làm hạn chế tầm quan sát của học sinh nên kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch ở trường trung cấp nghề thương mại du lịch thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w