chính P. hiệu trưởng kinh tế HIỆU TRƯỞNG
lý giáo dục, phần lớn là quản lý theo kinh nghiệm. Cán bộ của Trường thường xuyên được cử tham gia các lớp bồi dưỡng nhưng tập trung chủ yếu vào các chuyên đề quản lý hành chính nhà nước, chưa được bồi dưỡng hoặc đào tạo về nghiệp vụ quản lý giáo dục hoặc giáo dục nghề nghiệp. Những chuyên đề mang tính nghiệp vụ quản lý giáo dục hiện đại như kiểm định và đánh giá chất lượng dạy nghề, lập kế hoạch chiến lược dạy nghề chưa được chú ý đào tạo.
- Về cơ cấu giới và độ tuổi: Tỷ lệ cán bộ nữ chiếm khoảng 3/4 đội ngũ
cán bộ quản lý, mất cân đối về giới. Tỷ lệ cán bộ trẻ có độ tuổi dưới 35 năm là 64,51%. Đây là thuận lợi rất lớn đối với công tác quy hoạch bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý.
- V ề cơ sở vật chất
Sau khi được nâng cấp trở thành Trường Trung cấp nghề, cơ sở vật chất nhà trường được UBND tỉnh đầu tư khang trang và đang hướng tới hoàn thiện. Hiện tại nhà trường có tổng diện tích mặt bằng là 18.510 m2, trong đó tổng diện tích sàn sử dụng của các công trình đã xây dựng khoảng 5.500 m2, bao gồm :
+ Phòng học lý thuyết 40 chỗ ngồi : 12 phòng + Xưởng thực hành 7 ngành nghề : 07 xưởng + Hội trường 150 chỗ ngồi trở lên : 01 hội trường + Hội trường 30 – 50 chỗ ngồi : 01 hội trường + Phòng học vi tính 20máy/phòng: 05 phòng + Thư viện 30 chỗ ngồi.
+ Ký túc xá : 30 phòng (6 người/ phòng). Hiện nay đang xây dựng thêm khu ký túc xá 4 tầng phục vụ nơi ăn ở cho học sinh
+ Nhà làm việc > 15m2 có 15 phòng.
Ngoài ra còn các công trình phụ trợ như nhà để xe, sân tập thể thao, nhà công vụ cho giáo viên, phòng y tế …
Về trang thiết bị, từ năm 2006 đến nay Trường được Tỉnh đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản khá đầy đủ với tổng giá trị 35 tỷ.
Trang thiết bị của Trường hầu hết được mua sắm mới, tương đối hiện đại phù hợp với trang thiết bị của các doanh nghiệp, các nhà hàng, khách sạn hiện nay. Hàng năm Trường tiếp tục được đầu tư mua sắm mới và bổ sung thay thế thiết bị lạc hậu.
- Quy mô đào tạo
Quy mô đào tạo của trường tăng thường xuyên hàng năm. Từ năm 2010 đến nay Trường được tuyển sinh hệ trung cấp nghề với chỉ tiêu hàng năm 750- 1200 học sinh dài hạn.
2.2.2.3 Tình hình chung về bộ máy, cơ cấu tổ chức:
Dựa trên kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên khoa Du Lịch của trường TCN Thương mại Du lịch Thanh Hoá đã cơ cấu giáo viên trong khoa theo từng bộ môn, nhưng về hoạt động chuyên môn một giáo viên cũng có thể hoạt động ở cùng một lúc ở nhiều bộ môn khác nhau, hiện đào tạo 3 nghề:
- Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Nghề phục vụ khách sạn
- Nghề Quản trị lữ hành – nhà hàng – khách sạn
Cơ cấu giáo viên của khoa cũng thực hiện trên từng nghề,mỗi nghề có một trưởng bộ môn riêng và trực thuộc khoa. Mô hình tổ chức của khoa du lịch như sau:
(Nguồn: Phòng Hành chính trường TCN TMDL Thanh Hoá 6/2012)
Sơ đồ2 : Tổ chức bộ máy của khoa Du lịch trường TCN Thương mại Du lịch Thanh Hóa
2.2.2.4. Trình độ và chất lượng học sinh đầu vào
a. Trình độ và chất lượng học sinh đầu vào
Năm nay Trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh từ 1300 học viên các hệ . Tuyển sinh đầu vào tại Trường được thực hiện theo hình thức xét tuyền, trình độ Trình độ trung cấp nghề xét tuyển đối tượng phổ thông trung học với thời gian đào tạo 2 năm, đối tượng phổ thông cơ sở thời gian đào tạo 3 năm.
Bảng 2.1a : KẾT QUẢ TUYỂN SINH THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
NĂM HỌC Chỉ tiêu tuyển sinh Kết quả tuyển sinh
Phân theo hệ đào tạo Hệ TCN (KTCB MA, DVNH) Hệ SC (CBMĂ) Hệ ĐT ngắn hạn Hệ liên kết (KToán) 2009- 2010 1000 1940 768 379 702 91 2010- 2011 1200 6134 830 210 5020 74 2011- 2012 1300 8032 Hiện tại 06/ 2012 là 1212 197 6537 86 Tổ trưởng Nghiệp vụ Nhà hàng Trưởng khoa Du Lịch
Giáo viên nghiệp vụ Bàn – Bar- Buồng –
Lễ tân Giáo viên dạy
nấu ăn Giáo viên các bộ môn chung Tổ trưởng các bộ môn chung Tổ trưởng kỹ thuật chế biến món ăn
Bảng 2.1b- ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH ĐẦU VÀO
(ĐVT: %)
Chất lượng đầu vào Giáo viên đánh giá
Giỏi 2,5%
Khá 40 %
Trung bình 55 %
Yếu 2,5 %
Hầu hết số học sinh được tuyển sinh đầu vào đều có trình độ tốt nghiệp THPT, chỉ có19,8 % học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Qua khảo sát ý kiến của giáo viên giảng dạy trong Trường, đa số ý kiến (70 %) cho rằng chất lượng học sinh đầu vào là yếu và không an tâm, thiếu động lực học nghề, 60,35% ý kiến giáo viên được hỏi đánh giá chất lượng học sinh đầu vào là trung bình và chỉ có 5,6 % ý kiến cho là khá. Có thể thấy những ý kiến đánh giá có tính khách quan, sát thực không chỉ đối với trường mà còn là tình trạng chung của các trường nghề trong cả nước. Nguyên nhân của tình trạng học sinh đầu vào học nghề yếu kém như vậy là do :
− Quan niệm “ Trọng thầy, khinh thợ”, tâm lý “ bằng cấp” còn rất nặng nề trong các bậc phụ huynh và học sinh. Nhiều học sinh vẫn cứ đăng ký dự thi vào các Trường Đại học, cao đẳng trong khi biết mình không đủ khả năng, dường như vào học trường nghề là con đường cuối cùng trong sự lựa chọn của học sinh THPT.
− Chính sách xét tuyển nguyện vọng 3 của các Trường ĐH, CĐ kéo dài trong khi các trường nghề đã ổn định và nhập học, học sinh vẫn cứ bỏ trường nghề vì trúng tuyển nguyện vọng 3 nên chuyển sang theo học ĐH, CĐ. Điều này làm cho công tác tuyển sinh của các trường nghề không ổn định, chất lượng thấp và không đủ chỉ tiêu.
− Hệ vừa làm, vừa học ( tại chức ) của các Trường ĐH, CĐ vẫn tuyển sinh cả đối tượng mới tốt nghiệp THPT, như vậy học sinh vẫn có cơ hội vào ĐH, CĐ trong khi năng lực thực chỉ đủ vào học trung cấp chuyên nghiệp hoặc học nghề.
− Một số đông học sinh nam vào học trường nghề chỉ để tránh né nghĩa vụ quân sự. Chính sách ưu tiên học sinh trường nghề và việc xét tuyển dễ dãi tạo kẽ hở cho những học sinh kém năng lực lợi dụng.