C HT LẤ ƯỢNG ÀO TO NGH DU L H TR ĐẠ ỊỞ ƯỜNG TRUNG P NGH THẤỀƯƠNG M I – DU L H THANH HOÁẠỊ
3.2.2. Đổi mới phương pháp đào tạo nghề theo môđun
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Từ trước tới nay dạy học nghề đa số dạy lý thuyết và thực hành riêng và giáo viên dạy lý thuyết cũng không phải là giáo viên dạy thực hành, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay cần phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học nghề phù hợp đào tạo theo mô đun đó là kết hợp dạy lý thuyết song song với thực hành và do một giáo viên có thể đảm nhiệm được vì mục đích đào tạo của nó là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá trình dạy - học. Với hình thức này, người học chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức và thời gian (chủ động lựa chọn môn học, giáo viên, giờ học...), nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích hợp lý thuyết và thực hành, đẩy nhanh quá trình hội nhập thế giới. Đây là một phương thức đào tạo theo môđun đem lại hiệu quả giáo dục cao, tạo tính mềm dẻo và khả năng thích ứng trong đào tạo. Đồng thời nó cũng tạo được hiệu quả cao về quản lý và giảm được giá thành đào tạo.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Gồm có 5 bước cơ bản:
Bước 1: Nghiên cứu chương trình đào tạo theo môđun Bước 2: Phân tích công việc thực hiện giảng dạy môđun
Bước 3: Thiết kế bài giảng cho từng môđun Bước 4: Thực hiện giảng dạy và hiệu chỉnh Bước 5: Đánh giá học viên và tự đánh giá
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Nghiên cứu chương trình đào tạo theo môđun
- Xác định nhu cầu đào tạo
- Phân tích nghề trong chương trình
- Xác định mục tiêu và chiến lược đào tạo trong nhà trường - Nghiên cứu chương trình sẽ giảng dạy
Sản phẩm: Bản danh mục các nhiệm vụ và công việc trong nghề và vị trí, nội dung chương trình sẽ dạy
Bước 2: Phân tích công việc thực hiện giảng dạy một mô đun
- Các bước thực hiện trong từng công việc theo sơ đồ phân tích nghề - Các tiêu chuẩn thực hiện của từng bước công việc (theo tiêu chuẩn các ngành nghề trong thực tiễn)
- Các quyết định, tín hiệu và lỗi thường gặp trong từng bước công việc Sản phẩm: Các phiếu phân tích công việc
Bước 3: Thiết kế bài giảng cho từng môđun
- Mô tả các kết quả đạt được sau đào tạo
- Các yêu cầu về văn bằng chứng chỉ hoặc tín chỉ của từng môđun - Lựa chọn các nhiệm vụ và công việc trong bước 2
- Kiến thức khoa học, công nghệ cần thiết để thực hiện các công việc - Hệ thống và nhóm các kiến thức theo logic kho học và logic nhận thức đối với nội dung của từng bài
- Hệ thống và nhóm các kiến thức, kỹ năng theo logic hành nghề thành các thao tác đối với từng bài
- Các yêu cầu và công cụ đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu đào tạo đề ra
- Các nguồn lực và giới hạn cần thiết để thực hiện đào tạo Sản phẩm: Giáo án và đề cương cho các bài, phương tiện thực hiện
Bước 4: Thực hiện giảng dạy và hiệu chỉnh
- Thực hiện giảng dạy theo kế hoạch lên lớp và đề cương bài giảng - Những điều cần lưu ý khi giảng dạy trong điều kiện thực tế
- Tổ chức đúc rút kinh nghiệm - Điều chỉnh, bổ sung
Sản phẩm: Đạt mục tiêu bài giảng và đề cương bài giảng đã hiệu chỉnh
Bước 5: Đánh giá học viên và tự đánh giá
- Đánh giá tính chấp nhận được của nội dung
- Đánh giá hiệu suất và hiệu quả trong của quá trình dạy và học - Đánh giá hiệu quả ngoài của quá trình đào tạo
Sản phẩm: Các phiếu bài tập, phiếu kiểm tra và các phiếu điều tra