Quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình môn học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch ở trường trung cấp nghề thương mại du lịch thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 58)

B ng 2.8: KT QU KHO SÁT SD NG Ụ

2.3.2. Quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình môn học

Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL và GV về Quản lý việc xây dựng thực hiện chương trình môn học

TT Nội dung Đánh giá

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thựchiện(%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện Tốt Khá TB 1

Tổ chức cho giáo viên nắm vững mục tiêu, nô ̣i dung và nguyên tắc xây dựng chương trình môn học

100 41 40,2 18,8

2 Yêu cầu giáo viên xây

dựng kế hoạch môn học 95,8 4,2 47,5 40 12,5 3 Tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình hàng tháng, học kỳ 97,5 2,5 60,2 21,1 18,7 4 Có biện pháp xử lý giáo viên thực hiện sai chương trình

90 10 67,3 20,2 12,5

Qua khảo sát cho thấy: Nội dung1:100% cán bộ, giáo viên cho rằng việc tổ chức cho giáo viên nắm vững mục tiêu, nô ̣i dung và nguyên tắc xây dựng chương trình môn học được thực hiện thường xuyên. Nhưng kết quả thực hiện tốt khá chỉ đạt 81,2%, trung bình: 18,8%. Kết quả này cho thấy: Việc tổ chức cho giáo viên nắm vững mục tiêu và nguyên tắc xây dựng

chương trình môn học tại trường phổ biến thường xuyên, nhưng thiếu giáo viên tham gia nghe phổ biến và vẫn còn một lượng giáo viên và cán bộ quản lý chưa nắm vững mục tiêu, nô ̣i dung và nguyên tắc xây dựng chương trình môn học nên kết quả thực hiện còn hạn chế.

Nội dung 2: 95,8% cán bộ, giáo viên cho rằng việc yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch môn học là thường xuyên; chỉ có 4,2% cán bộ giáo viên cho là thỉnh thoảng: Kết quả thực hiện tốt khá được đánh giá là 87,5% còn lại 12,5% kết quả trung bình. Điều này có thể thấy đa số các giáo viên đã quán triệt được sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch môn học và đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch môn học một cách tương đối nghiêm túc.

Nội dung 3: 97,5% cán bộ quản lý đánh giá công tác kiểm tra thực hiện chương trình hàng tháng, học kỳ là thường xuyên và kết quả thực hiện tốt, chỉ có 2,5% cán bộ, giáo viên cho rằng đây là việc làm thỉnh thoảng và kết quả thực hiện chỉ đạt 81,3% khá tốt còn lại 18,7% là trung bình.

Đây là một trong những nội dung quản lý mà nhà trường quan tâm chỉ đạo, thường xuyên có sự kiểm tra việc thực hiện chương trình.

Quy định quản lý sổ báo giảng của giáo viên :

- Sổ báo giảng của giáo viên phải được nộp cho Trưởng khoa ngay từ đầu tuần và được bảo quản tại văn phòng khoa.

- Phòng đào tạo phân công thư ký giáo vụ có thể kiểm tra sổ báo giảng của giáo viên trong Khoa bất cứ lúc nào. Trên cơ sở so sánh lịch trình (kế hoạch môn học) của giáo viên đã được Hiệu trưởng phê duyệt với nội dung và thời gian thực hiện trong sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài.

- Đối với giảng dạy thực hành: Ngoài quản lý sổ báo giảng, nhà trường còn kiểm tra sổ thực tập của học sinh.

- Sổ thực tập của học sinh là sổ ghi chép các nội dung học tập: hướng dẫn đầu giờ, yêu cầu bài thực hành, quy trình công nghệ của bài tập. Nhận xét, đánh giá chấm điểm bài thực hành

Ngay trang đầu tiên của sổ thực tập xưởng phải ghi thứ tự các bài tập được học và thực tập của học sinh trong một học kỳ.

Tuy nhiên có thể thấy khâu quản lý tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình chưa có kế hoạch cụ thể nên có những giáo viên được kiểm tra thường xuyên, có những giáo viên không được kiểm tra thường xuyên.

Nội dung 4: 90% cán bộ, giáo viên đánh giá công tác xử lý giáo viên thực hiện sai chương trình của Hiệu trưởng là thường xuyên chỉ có 10% là thỉnh thoảng và đạt hiệu quả tốt khá là 87,5%; còn lại 12,5% kết quả thực hiện là trung bình; cho thấy việc xử lý giáo viên thực hiện sai chương trình của Hiệu trưởng có phần chưa kịp thời nên hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch ở trường trung cấp nghề thương mại du lịch thanh hóa luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w