- Nhằm xác định mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp mà tác giả đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch ở trường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Đào tạo nghề là một trong những vấn đề hiện nay được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Nó đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giải quyết việc làm, nó không trực tiếp tạo ra việc làm nhưng nó là biện pháp quan trọng nhất tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết việc làm. Nguồn nhân lực qua đào tạo nghề đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển bởi đó là lực lượng lao động trực tiếp cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Thực hiện tốt kế hoạch đào tạo nghề để đào tạo ra đội ngũ lao động lành nghề, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đòi hỏi các cơ sở dạy nghề nói chung và Trường TCN Thương Mại Du lịch Thanh Hóa nói riêng phải tìm ra những quy trình và thống nhất trong quá trình quản lý đào tạo nghề, có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã nghiên cứu về cơ sở lý luận, khảo sát về thực trạng hoạt động đào tạo nghề và đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo nghề ở trường TCN Thương Mại Du lịch Thanh Hóa. Từ những kết quả đã nghiên cứu, có thể rút ra những kết luận sau đây:
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vấn đề chất lượng đào tạo nghề Du lịch đã xác định được cơ sở cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nhà Trường, làm rõ các tiêu chuẩn đảm bảo chương trình đào tạo nghề, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.
- Qua nghiên cứu thực trạng và khảo sát hoạt động đào tạo nghề Du Lịch tại Trường, đề tài đã đánh giá được những thực trạng và tồn tại về chất lượng đào tạo của Khoa và nhà Trường:
+ Chất lượng học sinh đầu vào yếu về trình độ học vấn, không thật sự an tâm, thiếu động lực học nghề.
+ Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá chưa đổi mới.
+ Đội ngũ giáo viên yếu về chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề do hầu hết tốt nghiệp từ trường đại học chuyên ngành. Chưa có chính sách thu hút được giáo viên giỏi.
+ Năng lực quản lý chưa đáp ứng cơ chế thị trường, cán bộ quản lý chiếm tỷ trọng lớn nhưng hiệu quả công việc chưa cao.
+ Chất lượng học sinh tốt nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.
- Để khắc phục đề tài đã nghiên cứu và đề ra 6 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề Du lịch của trường:
Nâng cao chât lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề du lịch Đổi mới phương pháp đào tạo nghề sang mô đun
Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị theo hướng công nghệ hiện đại
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành thực tập nghề du lịch Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nghề
Tăng cường mối liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp và người sử dụng lao động
Những giải pháp trên rất cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế. Vì vậy cần phải có các giải pháp tổ chức và đầu tư mạnh mẽ để xây dựng một lộ trình hợp lý từ khâu đổi mới nhận thức, từng bước xây dựng ý thức và văn hóa chất lượng, hình thành năng lực thực hiện các công việc mà giải pháp đòi hỏi cũng như giám sát, kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm thường xuyên. Giải bài toán chất lượng đào tạo nghề Du lịch của Khoa Du Lịch Trường TCN Thương mại Du lịch Thanh Hóa với việc tăng quy mô và đầu tư nguồn lực cần phải thực hiện nhiều giải pháp khác một cách hệ thống, đồng bộ, ví dụ có thể tăng chất lượng học sinh đầu vào bằng việc tuyển sinh chặt
chẽ hơn, tăng đầu tư ngân sách để mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại hơn… đồng thời có những chính sách phù hợp để kích thích động lực những người tham gia vào quá trình đào tạo của trường. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng đào tạo của trường TCN Thương Mại Du lịch Thanh Hóa thì những giải pháp đề xuất trên đây thật sự khả thi giúp cho Trường đào tạo và cung cấp cho xã hội những lao động có chất lượng “vừa hồng, vừa chuyên”.
2. Kiến nghị