B ng 2.8: KT QU KHO SÁT SD NG Ụ
PHƯƠNG PHÁP DY HC Ọ
Ý kiến đánh giá CBQL Toàn bộ GV
Chỉ sử dụng PPDH truyển thống 32,51 28,17 Phối hợp PPDH truyển thống và phương pháp mới . 67,49 71,83 Hài lòng về sử dụng PPDH của giáo viên 35,51 40,24
Về nguyên nhân giáo viên sử dụng phương pháp dạy học chưa tốt như: Nhà trường chưa tạo điều kiện cho giáo viên dễ dàng trong việc sử dụng trang thiết bị dạy học; chưa bồi dưỡng đầy đủ cho giáo viên về phương pháp dạy học mới; kỹ năng sử dụng phương tiện hiện đại chưa thuần thục. Do đó gây tâm lý ngại khó, ngại cái mới làm cho giáo viên vẫn quen duy trì phương pháp dạy học truyền thống nhiều. Trường chưa có chính sách khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp dạy học mới, hiện đại trong khi giáo viên phải làm việc nhiều hơn. Giáo viên vẫn chú trọng vào lý thuyết, thiếu liên hệ thực tiễn. Chất lượng học sinh đầu vào thấp nên thiếu tích cực tham gia cùng giáo viên trong giờ học, chưa làm quen với cách học mới, còn tư tưởng thụ động của học sinh phổ thông…
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trường thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ-Bộ LĐTBXH ban hành ngày 24/5/2007 của Bộ LĐTBXH về kiểm tra, thi, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng, tuy nhiên chất lượng kiểm tra, đánh giá chưa phản ánh trung thực bởi việc giảng dạy, ra đề, chấm thi đều do từng giáo viên của trường tự thực hiện. Chưa có việc tham gia của các doanh nghiệp, nhất là trong các kỳ thi tốt nghiệp của học sinh.
Bảng 2.9: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
( Đvt: %)
Ý kiến đánh giá CBQL Toàn bộ GV
Kiềm tra tự luận 57,82 64,55
Trắc nghiệm khách quan 12,27 15,26 Kiểm tra sản phẩm thực hành 69,83 58,26 Đánh giá khách quan 83,87 78,98 Đánh giá đúng trình độ học sinh 86,46 81,78
Nguyên nhân của việc giáo viên còn sử dụng phương pháp tự luận trong kiểm tra đánh giá là do phương pháp đánh giá trắc nghiệm khách quan mất nhiều thời giờ trong việc ra đề, một số môn học lý thuyết gặp khó khăn khi ra đề. Chủ yếu phương pháp trắc nghiệm khách quan được các giáo viên bộ môn ngoại ngữ sử dụng nhiều trong kiểm tra đánh giá, các môn học khác ít sử dụng.
- Đầu tư tài chính cho hoạt động dạy nghề
Đầu tư từ ngân sách cho Trường hàng năm đều tăng, chi chương trình mục tiêu dùng mua sắm trang thiết bị và chi cho xây dựng cơ sở vật chất tăng cao so với chi cho đào tạo. Định mức kinh phí đào tạo từ ngân sách nhà nước hiện nay cho một học sinh trung cấp là 4,8 triệu/năm và “cào bằng” như nhau cho mọi ngành đào tạo. Thực tế có những ngành nghề rất khó tuyển học sinh vào học như kế toán, nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, lữ hành... nhưng chi đầu tư trang thiết bị và chi phí thực hành thực tập cho những ngành học này lại rất lớn, nếu tính theo định mức kinh phí trên đầu học sinh sẽ không đủ kinh phí trang trải cho quá trình đào tạo. Vừa qua Bộ LĐTBXH ban hành thông tư 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 về việc hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên trường dạy nghề, theo đó tiêu chuẩn 1 giờ giảng lý thuyết (45 phút) và 1 giờ giảng thực hành (60phút) đều tương đương 1 giờ chuẩn. Qui định giảng dạy thực hành một nhóm tối đa chỉ có 18 học sinh. Nếu một lớp học bình quân 30 người thì phải chia làm 2 nhóm thực hành, chi phí cho giờ giảng thực hành của giáo viên sẽ tốn gấp đôi. Các nghiệp vụ nhà hàng (lễ tân, buồng, bàn - bar) có tải trọng thời gian thực hành cao, số lượng học viên ít do vậy kinh phí thường bị thiếu, phải cắt xén thời gian thực hành, hoặc giảm số lần thực tập/học sinh.
Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị và đầu tư cơ sở vật chất khá đầy đủ, đến nay Trường đã có phòng học, hội trường khang trang, rộng rãi đảm bảo cho việc dạy lý thuyết và thực hành.
Bảng 2.10: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ VẬT CHẤT (ĐVT: %) Đối tượng trả lời Đảm bảo về số
lượng Mức độ hiện đại Hiệu quả sử dụng
Đủ Thiếu Không rõ Hiện đại Lạc hậu Không Rõ Có HQ Không HQ Không rõ GV 64,2 34,1 1,7 68,33 22,81 8,86 54,05 39,57 6,38 CBQL 70,9 26,5 2,6 72,48 18,36 9,16 51,82 44,27 3,91 Kết quả khảo sát về việc khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên và CBQL đều đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường tương đối đầy đủ, 68,33% giáo viên và 72,48% cán bộ quản lý đánh giá là hiện đại. Tuy nhiên đánh giá về hiệu quả sử dụng của cơ sở vật chất và trang thiết bị, cả giáo viên (39,57%) và cán bộ quản lý (44,27%) đều cho rằng việc sử dụng không hiệu quả.
Về tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ kết hợp với đào tạo để tăng nguồn thu, Trường khuyến khích giáo viên và học sinh tìm kiếm nguồn dịch vụ, đồng thời chỉ đạo bộ phận quan hệ doanh nghiệp liên kết phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu nhưng chưa thường xuyên. Giáo viên tay nghề chưa đạt cộng với tinh thần năng động kém không dám tổ chức thành lập cơ sở riêng, chủ yếu trông chờ Trường tìm kiếm. Hiệu quả từ hoạt động dịch vụ chưa cao, chưa tạo thành một nguồn thu ổn định phục vụ đào tạo và thực tập tay nghề cho học sinh.
- Quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo
(Đvt: %)
Ý kiến đồng ý Giáo viên CBQL
Trường có quan hệ với doanh nghiệp : - Nhiều doanh nghiệp
- Một số doanh nghiệp - Không 22,81 62,15 15,04 30,58 61,33 8,09 Kết hợp xây dựng chương trình đào tạo 10,08 25,17 Kết hợp trong dạy thực hành 5,1 15,49 Kết hợp kiềm tra đánh giá tốt nghiệp 2,98 8,02
Đa số giáo viên ( 84,96%) và cán bộ quản lý ( 91,81%) đều đánh giá nhà trường có quan hệ với doanh nghiệp. Thực tế việc kết hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp trong các mặt hoạt động cụ thể thì chưa có nhiều. Đánh giá của đội ngũ giáo viên về kết hợp với doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo chỉ có 10,08% có ý kiến, 5,1% đánh giá có kết hợp trong dạy thực hành, 2,98% đánh giá doanh nghiệp có tham gia kiểm tra đánh giá thi tốt nghiệp. Tương tự đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý cũng rất thấp. Như vậy, có thể thấy công tác thực hiện việc đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo hiện nay còn rất yếu.
Do kết quả khảo sát ở các doanh nghiệp quá ít, chưa phản ánh đầy đủ chất lượng học sinh của trường đang làm việc tại doanh nghiệp. Những ý kiến các doanh nghiệp đánh giá chất lượng học sinh tập trung chủ yếu vào các yếu tố sau :
Đánh giá học sinh qua đào tạo của trường có kiến thức và kỹ năng từ mức trung bình trở lên.
Khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm ở mức trung bình. Tác phong công nghiệp của lao động còn yếu kém. Việc chấp hành nội qui doanh nghiệp, giờ giấc làm việc yếu.
Những đánh giá này khá sát hợp với thực tế, đây cũng chính là những hạn chế lớn nhất của đội ngũ công nhân nước ta hiện nay.
- Thực hiện một số chính sách trong quá trình đào tạo
Theo kết quả khảo sát, có tới 85,63% giáo viên và 90,67% cán bộ quản lý cho rằng nhà trường đã có cố gắng thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Điều này có thể thấy qua kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên của trường hầu hết đều có trình độ đại học. Đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, có 52,56% giáo viên đồng ý cho rằng nhà trường có tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, cán bộ quản lý có tỷ lệ cao hơn, 64,08% đồng ý.
Bảng 2.12: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO Ở NHÀ TRƯỜNG
(ĐVT: %)
Ý kiến đồng ý Giáo viên CBQL
Đã thực hiện tốt việc chuẩn hóa giáo viên 85,63 90,67 Đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo 52,56 64,28 Đã có khuyến khích giáo viên dạy tốt 54,78 66,08 Kinh phí cho đào tạo còn hạn chế do chưa có chính
sách huy động nguồn lực tài chính.
40,49 59,63 Đã đầu tư cơ sở vật chất thiếu tập trung. 25,6 18,77
Trong quá trình đào tạo chỉ có 54,78% giáo viên đồng ý trường đã có cơ chế chính sách khuyến khích giáo viên dạy tốt, trong khi đó có 66,08% cán bộ quản lý đánh giá là tốt. Điều này cho thấy việc phổ biến hoặc thực hiện các chính sách khuyến khích giáo viên của trường chưa được tốt, chưa hiệu quả hoặc giáo viên chưa thấy sự thiết thực. Việc đầu tư cơ sở vật chất của trường còn 25,6% giáo viên và 18,77% cán bộ quản lý đánh giá thiếu tập trung, còn mang tính chất dàn trải. Trong phần khảo sát về khai thác và sử dụng cơ sở vật chất cũng có tỷ lệ khá cao giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá không hiệu quả ( bảng 2- 15). Có 40,49% giáo viên và 59,63% cán bộ quản lý cho rằng nhà trường chưa có cơ chế chính sách huy động nguồn lực tài chính nên kinh phí đào tạo còn hạn chế. Như trong phần khảo sát đầu tư tài chính đã
thấy chính sách thu học phí của trường theo quy định nhà nước là quá thấp, không có tác dụng gì cho việc bổ sung kinh phí đào tạo. Quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa gắn bó, chưa có hỗ trợ hoặc kết hợp với doanh nghiệp trong thực hành, thực tập, đầu tư trang thiết bị...