Nghĩa của hệ thống hình tợnG trong thế giới nghệ thuật của tác giả.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ thơ phạm tiến duật qua tập vầng trăng quầng lửa (Trang 61 - 62)

thuật của tác giả.

1. Nguyên lý chung.

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể. Thế giới nghệ thuật của nhà văn tạo nên bởi toàn bộ tác phẩm cũng là một chỉnh thể khác rộng lớn hơn. Trong thế giới nghệ thuật ấy thờng có một số hình tợng tâm huyết nhất cứ trở đi trở lại nhiều lần nh là một nỗi ám ảnh đối với nhà văn. Những hình tợng ấy xuất hiện thờng có ý nghĩa thể hiện những day dứt khôn nguôi trong tâm hồn nhà văn. Nó " càng có tính phổ biến bao nhiêu, càng có ý nghĩa t tởng sâu sắc và cơ bản bấy nhiêu " (32, 23).

Các nhà văn có phong cách bao giờ cũng có một thế giới nghệ thuật riêng biệt và những hình tợng trong thế giới đó bao giờ cũng là những yếu tố nghệ thuật. Muốn nắm bắt thế giới ấy, ngời đọc phải tôn trọng các yếu tố biểu hiện, các yếu tố lặp lại, các dấu hiệu khác thờng của tác phẩm. Nhng tất nhiên không phải chỉ làm một phép tính cộng đơn giản mà đòi hỏi ta phải đánh giá đúng chất lợng nghệ thuật của mọi hình tợng trong tác phẩm của nhà văn. " Vì hình tợng không phải đơn giản chỉ phản ánh từng hiện tợng riêng lẻ trong cuộc sống, trong nhận thức của con ngời mà là sự tái hiện đợc ngời nghệ sỹ phản ánh và nhận thức với sự hỗ trợ của các phơng tiện vật chất và ký hiệu " (32, 33). Khi tìm hiểu ý nghĩa của các hình tợng không nên cắt nghĩa các chi tiết từ ngữ một cách riêng lẻ mà phải đặt nó vào chỉnh thể nghệ thuật, từ đó thâm nhập vào ý thức nghệ thuật, vào thế giới chủ quan nội cảm của tác giả để tìm ra ý nghĩa sâu sắc và bao quát nhất của hình tợng.

Thơ là một thể loại đặc thù. T duy hình tợng trong thơ cũng có những nét đặc thù riêng biệt. Nhà thơ t duy bằng tâm hồn đầy tình cảm, cảm xúc. Thế giới nghệ thuật thơ là thế giới tâm linh của tác giả. Đó là những hiểu biết, những tình cảm, kỷ niệm, những dấu ấn sâu sắc về thế giới tụ lại trong tâm khảm của con ng- ời. Và cứ thế, nó đợc tái tạo, xây dựng lại " thành một bức tranh sinh động và t- ơng đối hoàn chỉnh về cuộc sống " (10, 23) bằng hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần điệu với t tởng sáng tạo và cách đánh giá của ngời nghệ sỹ.

Ông luôn tạo sự điển hình hoá bằng hình tợng. Mặc dù thơ ông bộn bề chi tiết nhng Phạm Tiến Duật không sa vào đó mà luôn tìm thấy ý nghĩa khái quát. Bởi thế, hình tợng của ông có sức ám ảnh khơi gợi sâu xa trong lòng bao độc giả.

Những hình tợng trong thơ ông gọi nhau thành một trờng ngữ nghĩa hình t- ợng, nó tạo phản ứng dây chuyền, gợi liên tởng về một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Hình tợng " trăng ", " đèn " gọi hình tợng " lửa ". Hình tợng " lửa " gọi hình tợng " pháo sáng ". Tất cả chúngđều gợi lên một thời kỳ bom rơi lửa cháy.

Đi vào thế giới hình tợng ấy ta còn thấy đó là sự khúc xạ những năm tháng hào hùng, khốc liệt, gian khổ của cả dân tộc ta gồng mình lên đánh Mỹ mà chính tác giả là ngời trong cuộc. Trung tâm bức tranh mịt mù khói đạn, bom lửa ấy là chân dung những con ngời trẻ trung, tếu táo, hồn nhiên, giàu lý tởng, nhiệt tình ,vô t với cách mạng. Họ là hiện thân cho vẻ đẹp của con ngời thời đại, cho dân tộc Việt Nam. Đến với thơ ông ta sẽ gặp lại dải rừng Trờng Sơn, một biểu tợng huyền thoại của sức mạnh dân tộc, ta sẽ đọc đợc lịch sử tâm hồn đất nớc trong thời kỳ vẻ vang, oanh liệt thời đánh Mỹ. Tất cả đó là cánh cửa đi vào thế giới nghệ thuật thơ của Phạm Tiến Duật.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ thơ phạm tiến duật qua tập vầng trăng quầng lửa (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w