Sử dụng cấu trúc lặp.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ thơ phạm tiến duật qua tập vầng trăng quầng lửa (Trang 54 - 56)

IV. Đặc trng cấu trúc câu thơ điển hình.

3.Sử dụng cấu trúc lặp.

Khi nói hoặc viết muốn nhấn mạnh một ý nào đó ngời ta thờng nhắc đi nhắc lại một đơn vị ngôn ngữ nh một từ, một ngữ, có khi cả câu. Chúng tôi gọi đó là biện pháp tu từ điệp ngữ (hay gọi là phép lặp). Đây là một hiện tợng phổ biến trong thơ Phạm Tiến Duật. Tuy mức độ, cách sử dụng, ý nghĩa có khác nhau nhng nó gần nh có mặt trong hầu hết các bài thơ của ông.

Thơ Phạm Tiến Duật có đủ các kiểu lặp thuộc mọi cấp độ: ngữ âm, thanh điệu, từ ngữ, cú pháp, kiểu lặp từng đoạn nh điệp khúc. Có kiểu lặp đầu các khổ thơ, hoặc cách quãng trong bài thơ, kiểu cấu trúc lặp sóng dôi cú pháp với nhiều biến thể: điệp nguyên vẹn, điệp bộ phận. Có thể khẳng định những tác phẩm thành công nhất của Phạm Tiến Duật đều sử dụng thủ pháp lặp nh " Lửa đèn ", " Trờng Sơn Đông - Trờng Sơn Tây ", " Gửi em, cô thanh niên xung phong ", " Nhớ ". Nếu cất đi chùm thơ ấy chắc chắn lâu dài thơ Phạm Tiến Duật không vững chắc nh hiện nay và nếu không sử dụng câu có cấu trúc lặp thì các tác phẩm ấy không có sức sống nh thế. Điều ấy không bao giờ tác giả của nó muốn đặt ra bởi có lẽ nhà thơ thông minh đặc biệt này đã tâm huyết, gửi gắm rất nhiều, tin cậy rất nhiều ở sức mạnh, ở biện pháp tối u này.

3.1. Lặp ngữ âm: Khả năng tạo câu có cấu trúc lặp thanh điệu trong thơPhạm Tiến Duật đến độ tinh tế khiến ngời ta có cảm giác tự nhiên nh nó vốn phải Phạm Tiến Duật đến độ tinh tế khiến ngời ta có cảm giác tự nhiên nh nó vốn phải

là thế. ở bài " Tiểu đội xe không kính " đang trúc trắc, khúc khuỷu với những thanh trắc:

Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng ... Không có kính ừ thì có bụi ... Không có kính, ừ thì ớt áo

thì một câu thơ toàn thanh bằng lại xuất hiện:

Ma ngừng, gió lùa mau khô thôi

Một sự thanh thản nhẹ nhàng trong cách quan niệm của ngời lính lái xe đợc thể hiện. Dờng nh bao khó khăn, mệt nhọc tan biến, không có chỗ trú ngụ trong tầm hồn những con ngời ấy.

3.2. Lặp từ: Còn ở bài " Trờng Sơn đông - Trờng Sơn tây ", tác giả đã mờilần điệp lại từ "Trờng Sơn", mời lăm lần xuất hiện từ "đông", "tây"; mời bốn lần lần điệp lại từ "Trờng Sơn", mời lăm lần xuất hiện từ "đông", "tây"; mời bốn lần xuất hiện từ " anh ", " em ". Bản hùng ca nấp dới dáng vẻ của bản tình ca này đã xây dựng một hệ thống dày đặc các yếu tố lặp. Nó mở ra một không gian " đẹp lắm ", một không gian huyền thoại, một thế giới phi thờng khiến nhân vật trữ tình ngỡ ngàng, thốt lên và gọi tên nó đến hàng chục lần. Thế giới ấy có hai không gian riêng nhng khoảng cách đã bị xoá nhoà bởi hai không gian ấy kết gắn với nhau nh tình anh và em. Hai cặp từ "đông"- "tây"; "anh" - "em" đi song song với nhau cho đến"nối lời vô tận " cuối bài, biểu hiện một tình cảm sắt son, thiêng liêng không thể chia lìa.

3.3. Lặp cụm từ: Phạm Tiến Duật cũng hay tạo điệp ở cấp độ cụm từ.Những lúc ấy nhà thơ đã cho nó gánh vác bao trọng trách. Trong " Lửa đèn " cụm Những lúc ấy nhà thơ đã cho nó gánh vác bao trọng trách. Trong " Lửa đèn " cụm từ "nơi tắt lửa" lặp đi lặp lại cách quãng trong bài thơ. Ngoài nhiệm vụ cung cấp, nhấn mạnh thông tin về đối tợng, nó còn là chất keo kết gắn hàng loạt các chi tiết, sự kiện, hình ảnh trong đoạn lại để cuối cùng tác giả nâng lên thành một nhận định tổng quát.

" Chứa bao điều thay đổi lớn lao "

Bên cạnh đó, điệp khúc ấy còn là nơi mã hoá, ký thác bao xảm xúc sâu xa, bao bất ngờ thú vị. Một thế giới " lắm âm thanh mới lạ ", một thế giới bất thờng nhng đầy ý nghĩa.

Đôi lúc, ở cấp độ điệp ngữ, Phạm Tiến Duật còn ký gửi chất thơ của mình vào đó, sau một chuỗi sự kiện đợc liệt kê

Thơng em, thơng em, thơng em biết mấy

Phép điệp ngữ nh một nốt lặng chặn ngừng dòng chảy của sự kiện, trả lại linh hồn và sự sống cho tác phẩm bằng chất thơ đợc tạo ra từ biện pháp lặp.

3.4. Lặp câu: Một cấp độ lặp thờng gặp nữa trong thơ Phạm Tiến Duật là lặpnhững câu đầu các khổ thơ. Thông thờng bài thơ của Phạm Tiến Duật có số lẻ là ba những câu đầu các khổ thơ. Thông thờng bài thơ của Phạm Tiến Duật có số lẻ là ba phần (mô típ dân gian). Đầu mỗi phần, Phạm Tiến Duật thờng tạo câu lặp. Bài thơ "

Lửa đèn " là ví dụ điển hình. Đầu mỗi đoạn, tác giả lại viết:

Anh cùng em sang bên kia cầu Nơi có những miền quê yên ả

Nó đợc nhấn mạnh nh một lời mời tha thiết, lời thúc dục, vẫy gọi lên đờng. Biện pháp lặp ấy đã làm cho bài thơ dù dài, lắm sự kiện, chi tiết nhng đầy ám ảnh, ấn tợng bởi nó đã cho tác phẩm sự rõ ràng, chặt chẽ về bố cục, sâu sắc về ý, chan chứa về tình. Bài thơ có trờng đoạn, lớp lang của nó. Hơn thế, linh hồn của nền văn hoá dân gian với âm hởng mợt mà, duyên dáng, ngọt ngào của dân ca Bắc Bộ, làm điệu hát xoan hát ghẹo Phú Thọ nh chất chứa trong biện pháp lặp câu đầu đoạn này. Bởi thế, ngời ta đánh giá Phạm Tiến Duật là một trong hai nhà thơ chống Mỹ vận dụng sáng tạo, thành công tinh hoa của nền văn học dân gian.

Tóm lại câu có cấu trúc lặp đã tạo ra một vẻ đẹp cân đối hài hoà, duyên dáng, khúc chiết cho thơ Phạm Tiến Duật.

Phạm Tiến Duật là một nhà thơ có nền văn hoá tổng hợp. Cái mạnh của văn học dân gian đã phả vào hồn thơ ông, cái mạnh của văn học Châu Âu đã cho ông khả năng dàn dựng đội quân ngôn ngữ tài tình. Có lẽ, ở mặt từ Phạm Tiến Duật không mấy gọt dũa, cốt để tự nhiên thì ở mặt câu ông đã chú trọng công phu dàn dựng. Bởi thế cấu trúc câu của thơ Phạm Tiến Duật thật đặc sắc, độc đáo và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ thơ phạm tiến duật qua tập vầng trăng quầng lửa (Trang 54 - 56)