Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 105 - 110)

I. Đặc điểm và vai trò của khởi ngữ trong câu:

2) Phương châm về chất

3.3.4. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được chúng tôi xác định cả về phương diện định tính và phương diện định lượng, bằng phương pháp thực nghiệm thăm dò và thực nghiệm dạy học. Qua kết quả của bài kiểm tra nhanh có thể nhận thấy, mức độ đạt được kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự chênh lệch rất rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh có bài kiểm tra đạt loại Giỏi và Khá là rất ít trong khi đó tỉ lệ này ở lớp thực nghiệm là rất cao. Đồng thời qua việc quan sát giờ học chúng tôi nhận thấy, trong giờ học có vận những ngữ liệu hay phù hợp HS sôi nổi, tích cực tham gia phát biểu hơn là trong giờ học theo truyền thống.

Qua thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, của một số giáo viên ở trường THCS huyện Vĩnh Cửu, của một số lớp 9, chúng tôi thấy rằng, việc sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt lớp 9 như luận văn của chúng tôi đề xuất là có tính khả thi và hiệu quả.

Qua thực nghiệm dạy học của bản thân và của một số đồng nghiệp về việc sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt lớp 9 ở các trường THCS Vĩnh Cửu, chúng tôi cũng đã thu được kết quả khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả như trên.

Tuy nhiên, tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt lớp 9 ở các trường THCS huyện Vĩnh Cửu còn phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm của người dạy, vào điều kiện giảng dạy của nhà trường và các yếu tố chủ quan và khách quan khác.

Tiểu kết chương 3

Như vậy ở chương 3, chúng tôi đã thiết kế một số ngữ liệu có thể phục vụ cho một số bài học về Tiếng Việt ở lớp 9 trong chương trình Ngữ văn THCS.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thiết kế một số bài soạn giảng và áp dụng thực nghiệm một số lớp 9 ở các trường THCS – THPT Huỳnh Văn Nghệ huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Với kết quả cho thấy, việc áp dụng một số ngữ liệu theo hướng đề xuất, HS tích cực tham gia xây dựng bài học, nắm bài tốt hơn và khả năng sử dụng tiếng Việt chính xác hơn.

KẾT LUẬN

Từ lâu việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nói chung và việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu của giáo dục hiện đại. Gắn liền với sự thay đổi đó, phương pháp dạy học của GV và phương pháp học tập của HS cũng đã có sự thay đổi. Trong đó có phân môn Tiếng Việt, bởi vì tiếng Việt cũng có nhiều lợi thế để hình thành tư duy hình tượng cho học sinh. Nhưng việc dạy học tiếng Việt là cả một quá trình khó khăn, gian nan bởi giáo viên thường quan niệm đó là môn học khó, khô khan. Vì thế việc lựa chọn ngữ liệu phù hợp cũng góp phần thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Với thực trạng dạy môn Ngữ văn nói chung, phần tiếng Việt nói riêng như hiện nay thì việc nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp để dạy tiếng Việt theo định hướng tích hợp đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới chương trình, SGK và thực tiễn xã hội là một việc làm rất cần thiết. Nếu thực hiện tích hợp một cách hợp lý và đổi mới phương pháp phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.

Việc lựa chọn ngữ liệu trong dạy học nói chung và dạy học Tiếng Việt nói riêng từ lâu đã được nhiều nhà giáo sư, nhà giáo nhiều kinh nghiệm áp dụng và đem lại hiệu quả khả quan. Nó không chỉ góp phần đổi mới về phương pháp dạy học mà còn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Với mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ và phương pháp dạy học của đề tài, bước dầu chúng tôi đã đạt được một số kết quả nhất định như sau.

Việc sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho GV trong giờ dạy như tiết kiệm thời gian, kích thích hứng thú học tập, giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, giờ học trở nên sinh động, các em chủ động tìm tòi tri thức mới. Ngữ liệu không chỉ phát huy được khả năng tư duy, hình thành các kiến thức mới mà còn củng cố lại những kiến thức cũ mà học sinh đã học. Bên cạnh đó, còn giúp cho HS hình thành thói quen tự học, phát huy được khả năng giao tiếp, vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế đời sống.

Song song với sự thuận lợi này GV cũng không ít những khó khăn nhất định trong việc tổ chức dạy học theo phương pháp mới. Đó là về điều kiện cơ sở

vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học còn thiếu thốn; năng lực và phẩm chất sư phạm của GV chưa đồng bộ, vẫn còn sự chênh lệch giữa GV với GV, giữa các trường, giữa các vùng với nhau, đặc biệt có sự phân biệt rõ rệt giữa GV thành thị và nông thôn, miền núi. Việc chọn lựa ngữ liệu đòi hỏi sự kì công, năng lực sư phạm và kinh nghiệm của người giáo viên, cũng như thời gian chuẩn bị bài ở nhà nhiều. Bởi vì để có được một ngữ liệu “đắc” GV buộc phải tìm tòi và sàng lọc rất nhiều những ngữ liệu tương ứng với nội dung đơn vị tri thức.

Dạy học theo hướng đổi mới đòi hỏi GV cần phải đầu tư nhiều vào cách tổ chức trên lớp, GV phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp. GV cũng cần phải có sự sáng tạo không nên vận dụng các bước lên lớp một cách cứng nhắc. Bên cạnh đó, trang thiết bị cũng là yếu tố không thể thiếu. Ở các trường phổ thông cần được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học, tạo điều kiện về cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt hơn cho việc dạy học. Ngoài ra, ngành giáo dục cũng nên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV một cách thường xuyên và có hiệu quả nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho GV rút ngắn các khoảng cách giữa GV ở thành thị và vùng nông thôn để GV có thể thích ứng và thực hiện tốt nội dung, phương pháp dạy học mới. Dạy học theo hướng đổi mới phương pháp như hiện nay yêu cầu GV phải hiểu rõ, nắm vững phương pháp mới, có trình độ chuyên môn vững, nắm bắt được vấn đề dạy học thì mới có thể thực hiện đúng hướng, tạo được những giờ học tích cực hiệu quả.

Chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả các thiết kế bài học theo hướng sử dụng phương pháp mới như việc dùng ngữ liệu. Vì hạn chế về mặt thời gian nên việc thực nghiệm chưa được tiến hành trên nhiều đối tượng HS thuộc các địa bàn khác nhau, các nội dung dạy học vẫn chưa đầy đủ. Nhưng kết quả thực nghiệm có ý nghĩa khẳng định quy trình dạy học Tiếng Việt theo hướng tích hợp phù hợp với trình độ, năng lực tư duy của HS, cho phép chúng tôi tin vào tính khả thi của đề tài.

Những kết quả thu được ở trên có thể nói đề tài này đã đạt được mục đích đề ra. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian hạn hẹp, tài liệu chuyên sâu phục vụ cho việc dạy học bộ môn Tiếng Việt chưa nhiều vì thế trong quá trình triển khai đề tài của chúng tôi nhất định không tránh khỏi những hạn chế nhất định về mặt khoa học.

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w