Ngữ liệu trong bài soạn giảng về Từ vựng

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 80 - 82)

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

3.1.1.Ngữ liệu trong bài soạn giảng về Từ vựng

* Tiết 21-25, Sự phát triển nghĩa của từ, ngữ văn 9, tập 1

1. Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò. 2. Đọc các câu sau:

- Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người

- Anh phải suy nghĩ cho thật chín mới nói cho mọi người - Tài năng của cô ấy đã đến độ chín

- Khi phát biểu trước mọi người, đôi má của bạn ấy chín như quả bồ quân. ? So sánh từ chín trong các câu trên với từ chín trong ví dụ sau:

“Vay chín thì trả cả mười

Phòng khi túng nhỡ có người cho vay.”

? Từ chín trong câu ca dao có thể xem là hiện tượng chuyển nghĩa của từ hay không? Vì sao?

? Từ chín nào tròng các câu trên là nghĩa gốc? Từ nào là nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào?

3. Hãy xác định từ mượn các ngôn ngữ Châu Âu có trong đoạn trích sau: “Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh

hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.”

4. Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”

(Nguyễn Du)

Những từ “cân, ép” trong câu thơ được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ hay hoán dụ? Trong những câu trên, từ “cân, ép” nghĩa là gì?

5. Hãy dựa vào kiến thức Ngữ văn đã học, em hãy điền các từ ngữ vào chỗ trống trong các câu sau:

a) …………..là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

b) ………..là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Nó thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

c) ………. là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

d) ………..là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

e) ……. ….là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.

g) ...là loại văn bản nhằm giúp người đọc hình dung được đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cách, làm cho những cái đó hiện lên trước mắt người đọc.

Các từ ngữ được điền vào có thể xem là các thuật ngữ của ngành học Ngữ Văn hay không?

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 80 - 82)