Nguyên tắc bám sát đối tượng và môi trường cuộc sống của học sinh

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 39 - 41)

dụng tiềm tàng của Tiếng Việt trong quá trình dạy và học ở trường THCS.

2.1.3. Nguyên tắc bám sát đối tượng và môi trường cuộc sống của học sinh sinh

Ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là sản phẩm của tư duy và tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Vốn tiếng Việt của học sinh được hình thành từ rất nhiều nguồn, gắn liền với môi trường sống và giao tiếp của các em. Vì vậy, nó vừa không đồng đều ở mọi đối tượng học sinh lại vừa phức tạp ngay trong tự thân. Nó không chỉ có những yếu tố tích cực mà còn có cả yếu tố tiêu cực về sự hình thành và sử dụng trong giao tiếp. Chú ý trình độ tiếng Việt của học sinh chính là điều tra, phân loại nắm vững các đặc điểm vốn tiếng Việt của các em để trên cơ sở đó đề ra những phương pháp thích hợp nhằm ý thức hoá, tích cực hoá, bổ sung hoàn thiện vốn kinh nghiệm tiếng Việt của học sinh. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học bằng các hoạt động tìm ngữ liệu, quan sát phân tích, khái quát tổng hợp rút ra kinh nghiệm và quy tắc, bài học. Nắm vững kỹ năng trình độ, vốn kinh nghiệm. Hệ thống hoá vốn kinh nghiệm tiếng Việt của từng đối tượng học sinh để có thể phát huy những kinh nghiệm tích cực, đồng thời hạn chế và loại bỏ dần những kinh nghiệm tiêu cực, qua đó có những uốn nắn kịp thời.

Không chỉ bám sát mục tiêu nội dung, chương trình dạy học. Mà người GV cần bám sát vào đối tượng học sinh, có hiểu rõ được đối tượng HS thì mới chọn ra được ngữ liệu phù hợp với suy nghĩ, nhận thức và khả năng tiếp thu của các em. Ngữ liệu được chọn lựa công phu sẽ đem lại hiệu quả cao cho bài học, tạo được hứng thú và không khí sôi động cho giờ học. Mỗi lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm tâm lí riêng và cũng có một quá trình tiếp thu kiến thức riêng. Khi xác định nội dung bài giảng GV cần lưu ý đến trình độ nhận thức, tiếp thu của HS. Nếu nội dung bài học quá khó so với trình độ các em thì sẽ khiến giờ học căng thẳng, nặng nề, các em sẽ tiếp thu bài một cách thụ động, máy móc và sẽ cảm thấy mệt mỏi, thậm chí chán nản muốn bỏ học. Còn nếu nội dung bài học quá đơn giản các em sẽ lười suy nghĩ, chủ quan, thờ ơ và cũng giảm hứng

thú học tập, không kích thích được tính sáng tạo và khả năng tư duy của các em. Với nguyên tắc bám sát vào đối tượng HS, GV cần nắm rõ đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS, nắm rõ trình độ kiến thức của HS để xây dựng hệ thống bài giảng hợp lý, vừa phù hợp với trình độ HS, vừa khích thích khả năng tư duy và tạo được bầu không khí sôi nổi.

Trình độ nhận thức của học sinh ở mỗi cấp học có những đặc điểm riêng, với những đặc điểm tâm sinh lý cũng khác nhau, cho nên việc tiếp nhận tri thức ở mỗi lứa tuổi HS là hoàn toàn khác nhau. Đối tượng của chúng ta đang dạy là HS THCS, đó là lứa tuổi nửa người lớn, nửa con nít, các em thích tìm tòi, khám phá, muốn khẳng định mình và cũng dễ bỏ cuộc nếu phải gặp khó khăn. Vì thế, GV cần có một cái nhìn khách quan, tổng thể để có cơ sở dạy đúng đối tượng tránh tình trạng quá tải, vượt tầm suy nghĩ, cũng như lan man, xa rời với kiến thức chuẩn. Bên cạnh đó khi chuẩn bị nội dung giảng dạy, GV cũng cần lưu ý đến môi trường cuộc sống của HS. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Nếu môi trường sống là thành thị khả năng nhận thức, thu nhận kiến thức của các em sẽ tốt hơn so với những HS ở nông thôn và miền núi. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi chúng ta thấy được rằng các em sống ở thành thị có điều kiện kinh tế khá hơn, được đầu tư nhiều hơn cho việc học, tiếp xúc nhiều với các phương tiện thông tin đại chúng; còn những em ở nông thôn, miền núi chỉ quanh quẩn nơi xóm làng, việc học ít được chú trọng, có nơi các em sống còn chưa có cả điện dùng nên xa lạ với những mạng thông tin. Hiểu được đối tượng HS như thế sẽ đem lại hiệu quả cao trên con đường hình thành tri thức và 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS THCS.

Như đã trình bày ở trên hầu hết dân số ở Vĩnh Cửu là dân nhập cư, dân tộc thiểu số (Chơro, Mường, Tày,) nên cũng có những đặc điểm riêng khác những địa phương khác. Học sinh Vĩnh Cửu có pha trộn giữa các vùng miền Nam – Trung – Bắc, nên có em nói giọng Nam, có em nói giọng Bắc và có em nói giọng miền Trung, với những em là người dân tộc thiểu số thì phát âm không chuẩn. Điều đó dẫn đến việc các em sai hầu các lỗi chính tả thường gặp

giữa các âm l/n; tr/ch; gi/d, dấu thanh,... Đa phần HS là con em nông dân làm rẫy và công nhân nên đời sống kinh tế đặc biệt khó khăn, có những gia đình chạy ăn từng bữa nên việc học hành ít được quan tâm vì thế các em cũng không ham thích việc học nói chung và học Văn và tiếng Việt nói riêng.

2.2. Những nội dung cơ bản của việc sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt lớp 9 ở các trường THCS huyện Vĩnh Cửu

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 39 - 41)