Ngữ liệu trong bài soạn giảng về Ngữ pháp

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 82 - 85)

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

3.1.2.Ngữ liệu trong bài soạn giảng về Ngữ pháp

* Tiết 93, Khởi ngữ, ngữ văn 9, tập 2

Ví dụ 1: Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau:

1. Về công nghiệp, chúng ta đã xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới.

2. Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toạc đầu chảy máu.

3. Khu di tích lịch sử Chiến Khu D này tôi đã đi rồi.

Ví dụ 2: Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:

Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

* Tiết 98-103, Các thành phần biệt lập, ngữ văn 9, tập 2

Ví dụ 3:

1. Sau khi đi thăm một vòng khu địa đạo chiến khu D, đại tá Võ Nguyên Giáp dừng lại nói với các đồng chí:

- Di tích Chiến Khu Đ là di tích quốc gia, là niềm tự hào, là biểu tượng truyền thống cách mạng kiên cường của người Đồng Nai và của cả Miền Đông Nam Bộ.

- Vâng! (mọi người gật đầu tán thành)

2. Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh.

(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) 3. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó.

(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) 4. Mấy hôm nay, có người ở xóm tôi gánh thịt rừng đi bán giùm cho anh Chín Quỳ mà nói là “thịt hổ gião” (thịt thú rừng bị cọp chụp bỏ lại chưa kịp ăn)

(Anh Chín Quỳ - Huỳnh Văn Nghệ)

5. Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi, nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường

tôi đi; mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím…

(Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp)

6. Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!

(Bếp lửa – Bằng Việt)

7. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

8. Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”

Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “ Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”

(Cái tết của Mèo Con – Nguyễn Đình Thi)

9. Ông Bảy nghĩ thầm “to, béo không phải là mạnh, một chỗ yếu bị chọc có thể làm cho toàn sức lực to mấy cũng trở thành vô dụng”. Nghĩ vậy ông nói với con rằng: “chúng ta phải cứu “ngài” (tức con voi), nếu không “ngài” sẽ bị mãng xà nuốt mất”.

(Trận Mãng Xà – Huỳnh Văn Nghệ) * Tiết 122-129, Nghĩa tường minh và hàm ý, ngữ văn 9, tập 2

Ví dụ 4:

1. Xác định câu có hàm ý trong đoạn đối thọai sau. Hàm ý ấy là gì ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“(…) Anh Tấn này ! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa.Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi.Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.

- Có gì đâu mà sang trọng ! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…”

2. Em hiểu hàm ý của câu ca dao sau như thế nào? “Bao giờ chạch đẻ ngọn đa

(Ca dao)

3. Đọc truyện cười sau và thực hiện các yêu cầu sau:

“Một ông chồng “hay chữ” ngồi cặm cụi viết. Bà vợ đến bên cạnh bảo: - Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?

Người chồng lấy làm đắc chí cho là vợ khen tài văn chương của mình, ý văn dồi dào giấy khổ nhỏ không đủ chép. Nhưng anh chồng cũng hỏi lại:

- Bà nói vậy là thế nào? Bà vợ thong thả nói:

- Ông chả biết tính toán gì cả, khổ giấy to bỏ đi còn đóng được xoài, chứ khổ giấy nhỏ thì làm gì được.

(Phỏng theo truyện cười dân gian) ? Câu nói đầu của người vợ có hình thức câu hỏi, song thực chất muốn nói gì? ẩn sau câu nói ấy là lời đánh giá thế nào về văn chương của ông chồng?

? Vì sao người vơ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như vậy? 4. Nêu hàm ý của câu văn in nghiêng:

“Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu”.

(Lão Hạc – Nam Cao) 5. Câu nào trong đoạn trích sau chứa hàm ý? Dựa vào ngữ cảnh, xác định nội dung của từng hàm ý?

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng”.

(Con cò - Chế Lan Viên) 6. Đọc chuyện vui sau:

“Trong rẫy điều, hai cô gái nói chuyện oang oang làm cho những người hái điều ở xung quanh rất khó chịu. Một người bèn nói:

- Hai cô ạ! Tôi chẳng nghe cái gì hết ... Một cô quay phắt lại:

- Chuyện riêng của chúng tôi, ai khiến ông nghe.”

Tìm câu có chứa hàm ý trong câu chuyện trên? Cho biết hàm ý của câu nói ấy? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 82 - 85)