Khái quát về việc dạy học tiếng Việt và dạy học môn Ngữ văn lớp 9 các trường THCS huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 33 - 35)

các trường THCS huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Việc dạy học tiếng Việt và dạy học môn Ngữ văn lớp 9 các trường THCS huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cũng phải theo đúng chương trình của Bộ GD, theo đúng chuẩn kĩ năng kiến thức. Nghĩa là theo quy định chung của bộ GD, mỗi tuần 4 tiết đối với chương trình ngữ văn lớp 6, 7, 8 và 5 tiết đối với chương trình ngữ văn lớp 9. Trong đó thường dành 2 tiết cho văn bản, 1tiết cho tiếng việt và 1- 2 tiết cho tập làm văn. Như vậy, theo chương trình của Bộ GD ngữ văn lớp 9 có 175 tiết/37 tuần; văn bản 81 tiết, tiếng việt 31 tiết, làm văn 57 tiết.

Bên cạnh việc dạy theo đúng chương trình của Bộ GD, theo đúng chuẩn kĩ năng kiến thức thì mỗi địa phương, vùng miền đều có bổ sung thêm phần văn học địa phương. Trong chương trình sách giáo khoa cũng dành khoảng 6tiết cho phần văn học địa phương bao gồm cả Văn - Tiếng - Làm văn. Trong đó Tiếng Việt chiếm 2 tiết (mỗi học kì một tiết). Chính văn học địa phương – văn học Đồng Nai hoặc miền Đông Nam Bộ làm nổi bật đặc trưng của từng vùng. Chúng ta thấy rằng văn học Đồng Nai với sự đa dạng về thể loại, nó góp phần không nhỏ trong quá trình dạy học Ngữ văn. Và nó cũng đóng góp một số lượng cho phần ngữ liệu tiếng Việt, cũng như văn bản. Ta không lạ với những câu ca dao mượt mà, thiết tha:

- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai Ai về xin nhớ cho ai theo cùng. - Đồng Nai xứ sở lạ lùng

Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um. - Biên Hòa có bưởi Thanh Trà

Thủ Ðức nem nướng, Ðiện Bà Tây Ninh.

hay những vần thơ trong treo của những tác giả tên tuổi như Huỳnh Văn Nghệ, Nguyễn Tất Nhiên, ... hoặc những tác phẩm đã để lại những dấu ấn khó phai của Lý Văn Sâm, Hoàng văn Bổn, Bình Nguyên Lộc, ...

Bên cạnh đó chúng ta cũng nhìn nhận ra những ưu điểm và hạn chế trong việc dạy học môn Văn. Hiện nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công

nghệ thông tin và mạng truyền thông internet được sử dụng rộng rãi để tổ chức trong quá trình dạy và học với những phương pháp và hình thức linh hoạt.

Song song đó là số lượng sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn nhiều. Điều đó tạo ra những thuận lợi rất nhiều cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình tìm hiểu về bài giảng, cũng như các phẩm - tác giả, các đơn vị tri thức về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.

Các lớp học nâng cao trình độ tạo điều kiện để giáo tham gia học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi mới hiện nay.Thông qua hoạt động dự giờ thường xuyên, các tiết hội thảo chuyên đề, các giờ thao giảng và thông qua việc trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp, thì đa số các thầy cô giáo dạy Ngữ văn đã có sự đầu tư, đã có cố gắng nghiên cứu, vận dụng các phương pháp mới vào giảng dạy để thực hiện nguyên tắc dạy học nhằm phát huy tính tích hợp của chương trình, tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Nhưng trong quá trình thực hiện áp dụng vào hoạt động dạy học, ít nhiều còn lúng túng, gượng ép, máy móc; chưa thể hiện sự nhuần nhuyễn, xuyên thấm soi rõ cho nhau giữa ba phân môn: Văn học - Tiếng việt - Tập làm văn và chưa phát huy được hứng thú, chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức.

Nếu ở các trường khác có thể học sinh trả lời câu hỏi và làm bài tập rất nhanh, vì các em được gia đình quan tâm đến việc học. Cộng thêm việc các em chịu khó đọc sách giáo khoa, chịu khó đọc các tài liệu tham khảo như: sách bài tập, sách học tốt ... Thực tế công tác ở trường THCS Huỳnh Văn Nghệ, tôi nhận thấy là vùng sâu, vùng xa, số học sinh là người dân tứ xứ từ khắp nơi kéo đến sinh sống nên các em không có điều kiện để dùng những loại sách ấy tham khảo. Ngay cả sách giáo khoa có khi các em cũng chẳng đọc trước, không soạn bài trước khi đến lớp. Nhiều em đến lớp còn không đem theo sách vở với muôn vàn lí do khác nhau. Có em vì hổng kiến thức nên không hứng thú với việc học. Hầu hết các em học sinh hiện nay hết sức lơ mơ về kiến thức Ngữ Văn. Có một thực tế là hiện nay rất ít học sinh biết rung động trước những tác phẩm văn học hay nhưng khó cảm thụ như Hai cây phong, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Thuế

máu…, nhiều khi học sinh thường suy luận chủ quan, dung tục hoá văn chương, bên cạnh đó là tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, viết sai tên tác giả, tác phẩm, nhầm tác phẩm của nhà văn này với nhà văn khác (Ví dụ: “Thuế máu là tác phẩm nổi tiếng của Ngô Tất Tố” hay “Ngô Tất Tố là con của Ngô Thì Nhậm”…). Tâm lí thờ ơ, vô cảm coi thường môn Văn của học sinh và thậm chí cả của các bậc phụ huynh. Chính thái độ thờ ơ, vô cảm coi thường môn Văn dẫn đến các em học sinh không có được say mê, hứng thú học văn, đọc văn như một nhu cầu tự thân. Không còn nữa những giờ giảng văn mà cả thầy và trò đều xúc động trước một câu thơ hay, một áng văn đẹp, một số phận nhân vật. Học sinh lười đọc sách, đọc tác phẩm thậm chí còn không đọc cả tác phẩm được học trong sách giáo khoa vì cho rằng nói khó hiểu, dài dòng.

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 33 - 35)