Quy trình sử dụng ngữ liệu

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 72 - 80)

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

2.3.2.Quy trình sử dụng ngữ liệu

2.3.2.1. Xác định nội dung tri thức, kỹ năng cần dạy

Mỗi một bài học trong chương trình SGK chứa dựng một tri thức riêng và yêu cầu người GV phải đạt được với một lượng thời gian được quy định. Ở đầu mỗi một bài học trong SGK quy định yêu cầu về kiến thức cần đạt cho từng bài học cụ thể. Ví dụ ở bài 9 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 yêu cầu kết quả đạt được như sau:

- Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”, hiểu sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời. Tìm hiểu, đánh giá nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật ngôn từ của đoạn thơ này.

Biết được một vài tác giả đang sống và sáng tác văn học ở địa phương; sưu tầm và chép lại một số tác phẩm hay viết về địa phương được sáng tác trong những năm gần đây. Bước đầu có thái độ quý trọng và tự hào về văn học địa phương.

- Củng cố kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ đơn và từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ;từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; từ đồng âm; từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; cấp độ khái quát nghĩa của từ; trường từ vựng.

- Thông qua giờ trả bài, củng cố kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả; nhận ra những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm, biết sửa lỗi về diễn tả và chính tả.

Bên cạnh yêu cầu của SGK thì đầu mỗi tiết học cụ thể SGV, sách chuẩn kỹ năng kiến thức lại đề ra những mục tiêu cụ thể tương ứng. Ví dụ như ở bài 9, tuần 9, tiết 42 “Tổng kết về từ vựng” yêu cầu: Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ đơn và từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; từ đồng âm; từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; cấp độ khái quát nghĩa của từ; trường từ vựng.

Từ những yêu cầu cần đạt được của SGK và SGV, sách chuẩn kỹ năng kiến thức người GV dễ dàng xác định được nội dung kiến thức cho bài học hay cho từng mục, từng ý cụ thể. Những nội dung kiến thức đó chi phối việc lựa chọn, khai thác, phân tích ngữ liệu. Vì thế cần phải xác định nội dung kiến thức cụ thể để lựa chọn những ngữ liệu nào cho phù hợp về nội dung, ý nghĩa, vừa tiết kiệm thời gian mà lại phù hợp với đối tượng HS. Đây chính là phần quan trọng được GV chuẩn bị trước khi lên lớp, tiết học có thành công hay không, có đạt hiệu quả cao hay không chính là nhờ sự chuẩn bị kĩ càng này.

Trong việc lựa chọn ngữ liệu, cần lưu ý rằng một ngữ liệu có thể có nhiều ý nghĩa, nhiều tác dụng khác nhau. Ngữ liệu có thể được lựa chọn trước hoặc dẫn ra một cách đột xuất theo tình huống dạy học cụ thể. Một khái niệm, một quy tắc, một chức năng, ... sẽ có nhiều ngữ liệu phù hợp, tương ứng có thể minh họa. Nên cân nhắc để xem sử dụng ngữ liệu nào vào hình thức nào, phục vụ nội dung nào sẽ đưa lại hiệu quả cao nhất, toàn diện nhất.

2.3.2.2. Lựa chọn và xây dựng, thiết kế ngữ liệu phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh, hoàn cảnh dạy học

Trên cơ sở xác định mục đích bài học, nội dung tri thức, kĩ năng của bài học cụ thể giáo viên sẽ xác định được những ngữ liệu phù hợp với từng đơn vị kiến thức của bài giảng. Cần có sự sàng lọc kĩ càng vì có rất nhiều những ngữ liệu nếu mới nhìn thì có thể thấy phù hợp nhưng thực tế giảng dạy lại không

đem lại hiệu quả cao. Cũng nên lưu ý những ngữ liệu trong sách giáo khoa phần văn bản vì tất cả những văn bản được dạy trước đó là nhằm mục đích phục vụ cho phần giảng dạy Tiếng việt và Làm văn sau đó. Và vì đó cũng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và tích cực như hiện nay.

Các khái niệm, quy tắc được rút ra trên cơ sở các mẫu lời nói tức các ví dụ, các ngữ liệu, các tài liệu ngôn ngữ được sử dụng trong bài học. Việc lựa chọn và giới thiệu ngữ liệu có ảnh hưởng tương đối lớn đến qúa trình hình thành tri thức mới cho HS. Ngữ liệu có thể được sử dụng để giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích để phát hiện ra tri thức mới, cũng có thể làm tài liệu để giáo viên phân tích để minh họa, khắc sâu kiến thức mới. Ngữ liệu quan trọng như thế nên việc lựa chọn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chứa đựng những khái niệm, quy tắc, chức năng để hình thành tri thức mới cho HS.

- Ngắn gọn và có tần số sử dụng cao trong bài dạy vì như thế sẽ tiết kiệm thời gian.

- Có nội dung lành mạnh. Mẫu phải đảm bảo tính tư tưởng, có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm lành mạnh cho các em HS.

- Bảo đảm chuẩn mực ngôn ngữ và có giá trị thẩm mĩ cao. Các ngữ liệu ấy thường tìm được trong các tác phẩm của các bài thơ, bài văn.

Việc lựa chọn ngữ liệu có thể được tiến hành bằng nhiều cách. Giáo viên có thể tìm từ nhiều nguồn khác nhau để chọn ra ngữ liệu phù hợp với tri thức cần dạy và đối tượng HS, với cách này đỏi hỏi sự gia công của giáo viên lại mất nhiều thời gian trong khâu chuẩn bị ở nhà. Nhưng đem lại hiệu quả cao vì chọn được ngữ liệu đúng yêu câu kiến thức, ngắn gọn, đỡ tốn thởi gian trên lớp, có sức thuyết phục và tính thẩm mĩ cao. GV cũng có thể động viên, khuyến khích HS tìm ngữ liệu. Việc làm này có lợi là phát huy được năng lực từ ngữ vốn có của HS, các em phấn khởi, tự tin trong học tập nhưng sẽ khó tìm được những ngữ liệu như ý muốn. Đa phần GV sử dụng những ngữ liệu có sẵn trong chương trình của SGK vì bảo đảm tính chất khách quan, bảo đảm tính thẩm mĩ và có tác

dụng cho HS mô phỏng học tập để luyện tập thực hành ngay sau nội dung vừa học.

Ở huyện Vĩnh Cửu có rất nhiều con em của người dân ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh vào làm ăn sinh sống ở đây nên vẫn có bị ảnh hưởng bởi ngữ âm và từ vựng của vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Bởi mảnh đất xứ Nghệ sở hữu một chất giọng đặc trưng của vùng đất quanh năm lũ lụt với gió lào, vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” nên tạo cái chất giọng thô thô mà thương thương, cục cằn mà ngọt ngào đến kì lạ. Vì vậy, khi dạy về chuẩn ngữ âm, chuẩn từ vựng, có thể lấy một số ví dụ của ngữ âm hoặc từ vựng Nghệ An, Hà Tĩnh để minh họa.

- “Đời mô cơ cực như ri

Đồng Khánh ở giữa, Hàm nghi hai đầu”

- Bây đi mô đó, cho choa đi với = Các bạn đi đâu đấy, cho chúng tôi đi với.

- Giừ mi ở chộ mô rứa? = Giờ cậu ở chỗ nào thế? - Đóng ci cựa lại = Đóng cái cửa lại.

- Cấy chi rứa = Cái gì thế?

- A ri là răng? = Như thế này là thế nào?

- Phim ni xem hay đại = phim này xem khá hay. - Dắc con tru ra đồng = dắt con trâu ra đồng. - Ao ni su ri = Ao này sâu thế.

2.3.2.3. Phân tích ngữ liệu

“Phân tích là một trong những thao tác của tư duy nhằm làm cho tư duy thông hiểu, tức là nhận thức được cái bản chất của đối tượng, hiện tượng. Phân tích ngữ liệu là làm cho HS nắm được nội dung của ngữ liệu, từ đó liên hệ, mở rộng kiến thức một cách đầy đủ, sâu sắc về nội dung tri thức và kĩ năng bài học. Việc phân tích ngữ liệu còn nhằm hình thành cảm xúc, hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng và thao tác phân tích, đánh giá ngữ liệu, góp phần rèn luyện phương pháp nhận thức, phương pháp tự học cho HS. Khi phân tích, căn cứ vào yêu cầu của bài học, có thể có những mức độ khác nhau, có thể phân tích cái hợp lí (chuẩn mực) và cái không hợp lí (phi chuẩn mực) của ngữ liệu, để học

sinh có thể hiểu rõ và tạo điều kiện cho HS tự suy nghĩ, tìm tòi thêm. GV có thể áp dụng các mức độ phân tích ngữ liệu sau.” (theo tác giả Nguyễn Văn Tứ)

* Phân tích chi tiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích chi tiết là chỉ ra được toàn bộ nội dung, ý nghĩa của ngữ liệu nhằm minh họa một cách trực tiếp, cụ thể những tri thức và kĩ năng của bài học. Phân tích chi tiết có thể tiến hành đối với các hình thức dẫn ngữ liệu khác nhau nhưng cơ bản vẫn là hình thức dẫn nguyên ngữ liệu.

Yêu cầu của phân tích ngữ liệu là làm cho HS hiểu được nội dung bề mặt ngữ liệu, xác định và chỉ rõ những cơ sở ngôn ngữ học và Việt ngữ học hàm chứa trong đó, và liên hệ, định hướng đến nội dung bài học để HS nắm, hiểu một cách sâu sắc. Việc phân tích phải luôn bám sát với yêu cầu dạy và học tiếng Việt, yêu cầu của từng bài học cụ thể ở trường THCS.

Ví dụ: Phân tích chuyện cười “Mất rồi” (Ngữ văn 7, tập 2, tr 17)

- Tình huống giao tiếp: người bố đi vắng và đưa cho con mảnh giấy.

- Tình huống diễn ra: đứa bé làm cháy tờ giấy và có người khách đến tìm người bố.

- Tình huống lệch pha giữa những người giao tiếp: người khách hỏi người bố, người con trả lời (mảnh giấy) bị mất.

- Kết quả giao tiếp: người khách thương xót người bố bị mất.

Từ sự phân tích đó, có thể chỉ cho HS thấy được cơ sở để tạo nên nội dung, cốt truyện là những câu nói không có chủ ngữ, câu nói không đầy đủ, sự không thống nhất giữa những người tham gia hoạt động nói năng. Từ đó, giáo dục HS khi nói năng phải đầy đủ, gọn gàng tránh tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt” gây nên hậu quả xấu trong giao tiếp.

* Phân tích sơ lược

Phân tích sơ lược là hình thức phân tích nhằm chỉ ra những nội dung cần thiết, cơ bản của ngữ liệu nhằm minh họa trực tiếp cho nội dung bài học. Phân tích sơ lược được tiến hành bằng cách gạt bỏ những nội dung phụ của ngữ liệu hoặc chỉ chọn lấy những nội dung phù hợp với bài học và hoàn cảnh dạy học. Phân tích sơ lược tiết kiệm được thời gian, song phải có thao tác hợp lý, dẫn dắt

học sinh một cách khoa học để có thể chiếm lĩnh được nội dung ngữ liệu, liên hệ được với nội dung bài học.

Ví dụ: Phân tích sơ lược chuyện vui sau:

“Trong rẫy điều, hai cô gái nói chuyện oang oang làm cho những người hái điều ở xung quanh rất khó chịu. Một người bèn nói:

- Hai cô ạ! Chúng tôi chẳng nghe cái gì hết ... Một cô quay phắt lại:

- Chuyện riêng của chúng tôi, ai khiến ông nghe.” Đối với mẫu chuyện này, có hai ý nghĩa chính:

+ Thể hiện cách nói hàm ngôn (lời của người kia hàm ý rằng chẳng nghe được lời trong phim và đề nghị hai cô gái kia không nói chuyện to)

+ Thể hiện tính chất văn hóa trong nói năng (hai cô gái nói chuyện riêng không đúng chỗ, không đủ trình độ để nhận hiểu cách nói hàm ngôn)

Như vậy, tùy thuộc vào nội dung bài dạy, chúng ta có thể phân tích ý nghĩa một hoặc ý nghĩa hai.

* Phân tích chủ đề

Phân tích chủ đề là việc nêu lên giá trị, ý nghĩa của nội dung ngữ liệu đối với tri thức và kỹ năng của bài học. Đó thường là một kết luận, một nhận xét, một phán đoán khái quát làm cho học sinh hiểu và liên hệ nội dung ngữ liệu với nội dung bài học. Ưu điểm của phân tích chủ đề là tiết kiệm thời gian, phát huy được trí tưởng tượng, sự sáng tạo của HS. Tuy nhiên, để phân tích chủ đề của ngữ liệu một cách chính xác, phải nắm vững nội dung ngữ liệu, phải lựa chọn hình thức diễn đạt ngắn gọn, khái quát hóa nhất để học sinh có thể lĩnh hội được. Phân tích chủ đề thường được tiến hành đối với các ngữ liệu mà trước đó đã được phân tích chi tiết, phân tích lược bỏ hoặc tự học sinh có thể nhận thức được. Trong nhiều trường hợp phân tích chủ đề có thể trùng hợp với việc khái quát hóa ngữ liệu. Ví dụ: Đối với truyện đọc “Người ăn xin”, việc phân tích chủ đề chỉ giới hạn ở chỗ nêu lên giá trị của lời nói và thái độ tôn trọng, lịch sự trong hoạt động giao tiếp.

Như vậy, phân tích ngữ liệu là việc làm rất cần thiết trong việc cung cấp tri thức, làm rõ nội dung bài học. Tùy vào nội dung tri thức từng bài học mà GV lựa chọn cách phân tích cho thích hợp. Vì nó không chỉ cung cấp kiến thức mà còn rèn luyện cho HS những kĩ năng sử dụng tiếng Việt. [51, tr.123-126]

2.3.2.4. Rút ra bài học về việc cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục nhân cách qua việc sử dụng ngữ liệu

Sau khi phân tích ngữ liệu GV thường để HS tự nhận xét, rút ra bài học, vì như thế HS đã sơ bộ hình thành tri thức mới. GV khái quát, bổ sung để hoàn thiện tri thức. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình kết luận kiến thức, nó là điểm chốt của vấn đề đã trình bày. Từ việc phân tích ngữ liệu đi đến kết luận một cách tự nhiên. HS sẽ nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, đó cũng là cơ sở để rèn luyện kỹ năng khác. Việc khái quát hóa lại vấn đề qua ngữ liệu còn giáo dục nhân cách cho HS.

Ví dụ: Qua truyện đọc “Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một đồng xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông.

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão.

Ngữ liệu không chỉ cung cấp tri thức cho bài học là “khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác” mà qua đó còn giáo dục HS tình yêu thương, – một thứ tình cảm thiêng liêng - lòng nhân ái giữa những con người với nhau. Cuộc sống cần có sự cảm thông và chia sẽ, giúp đỡ, yêu thương nhau. Như vậy ngữ liệu không chỉ được sử dụng để chứng minh cho bài học, cung cấp tri thức mà còn rèn luyện kỹ năng, giáo dục nhân cách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.5. Giáo viên tự đánh giá hiệu quả sử dụng ngữ liệu và đề xuất điều chỉnh cho việc sử dụng trong bài dạy khác

Như chúng ta đã biết để tổ chức được một giờ dạy có hiệu quả, giáo án của giáo viên cần được chuẩn bị kĩ càng, có sự đầu tư trong từng hoạt động.

Thông qua việc học tập và kết quả của học sinh giáo viên tự đánh giá kết quả giảng dạy của mình một cách cụ thể, chính xác. Vì sao các em học không tốt, chất lượng bài bài kiểm tra yếu, để từ đó tìm ra những biện pháp nhằm năng cao kết qủa học tập, có thể cho HS thực hành ở lớp và qua các bài tập ở nhà. Qua đó GV rút ra được kinh nghiệm cũng như tự mình ôn lại kiến thức đã dạy để dạy những tiết học sau tốt hơn.

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 72 - 80)