Hình thức sử dụng ngữ liệu

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 52 - 60)

2.3.1.1. Sử dụng ngữ liệu trong phần giới thiệu bài học

Xưa nay giáo viên chưa chú trọng lắm đến phần giới thiệu bài. Thông thường chỉ giới thiệu lại bằng kiến thức bài cũ, hoặc đi thẳng vào bài mới. Việc giới thiệu bài học đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình dạy học, đó là việc chuẩn bị cho HS tâm thế, định hướng, sự chú ý và hứng thú đối với bài học. Nếu giới thiệu bài tốt sẽ pháp huy được hiệu qủa học tập ở HS, về khả năng tư duy, trí tuệ, tính độc lập, tinh thần tự giác, chủ động, tích cực. Đó là cở sở, là tiền đề để giáo viên hoàn thành tốt những công đoạn sau trong quá trình dạy học. Điều đó cũng tránh được sự thờ ơ, không tập trung và những tác động khác chi phối sự tiếp thu của HS.

Ví dụ: Giới thiệu bài “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” SGK ngữ văn 9 tập 1.

GV đưa ngữ liệu:

- Bác Hồ nói: “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuờng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.”

- Bác Hồ từng nói non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuờng quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em hôm nay.

Hai câu văn trên có chỗ nào giống và khác nhau về hình thức và nội dung ý nghĩa? Như vậy hiện tượng dẫn lại lời nói hay nói lại ý của người khác trong câu của người đang nói là hiện tượng đã được quan tâm từ xa xưa trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Xét về cách dẫn, thì sự dẫn ý cơ bản là giống nhau, nhưng về hình thức lại có chỗ khác nhau. Bài học “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu vấn đề đó.Với những ưu thế và đặc trưng riêng ở mỗi người giáo viên lựa chọn cho mình cách thức để giới thiệu bài và cũng tùy thuộc vào nội dung kiến thức ở mỗi bài học. GV có thể giới thiệu bài một cách ngắn gọn, hay có thể kể một giai thoại ngôn ngữ, một mẫu chuyện vui hay cũng có thể là một câu cao dao, tục ngữ liên quan đến nội dung bài học. Nên lưu ý rằng việc dùng ngữ liệu văn học dân gian lại càng đem lại hiệu quả cao, nó tập trung sự chú ý của HS, kích thích sự hứng thú học tập và cũng chuẩn bị một tâm thế tốt để tiếp thu bài mới. Mà P.GS Nguyễn Văn Tứ đã nói: “Ngữ liệu văn học dân gian là những câu có vần, có điệu, với hình thức ngắn gọn, lối nói vần vè, những yếu tố gây cười, cách diễn đạt độc đáo phù hợp với tâm lý, với trình độ tiếp nhận của học sinh. Những thuộc tính đó tác động đến cảm xúc, đến trí tuệ, khêu gợi nhu cầu hiểu biết, khám phá,... làm cho việc dạy học tiếng Việt trở nên sinh động”.

Ví dụ: Trong giờ ngữ pháp, giáo viên nêu một câu hỏi ôn tập về câu: - Em hãy cho biết câu gồm mấy thành phần?

Bạn HS này đã trả lời đúng chưa các em? Vậy như thế nào mới đúng, em hãy trả lời cho chính xác?

Từ đó giáo viên giới thiệu để đi vào bài mới

Do điều kiện về mặt thời gian, nên các thao tác giới thiệu bài cần ngắn gọn, đơn giản. Yêu cầu của việc sử dụng ngữ liệu cho phần giới thiệu bài là phải gọn, rõ ràng, hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập vàcó tính chất định hướng cao đối với học sinh. Cho nên cần lựa chọn những ngữ liệu có nội dung rõ ràng, có sự liên quan trực tiếp đến nội dung bài học. Mục đích cơ bản là đưa HS vào tâm thế suy nghĩ về vấn đề sẽ học, phát huy được tinh thần, trách nhiệm học tập, chủ động tìm ra những giải pháp,... Hình thức dẫn tốt nhất là kể, đọc và không cần có sự phân tích chi tiết, cụ thể. Có thể khái quát rút ra kết luận thông qua ngữ liệu hay để HS tự tìm kết luận trong quá trình tìm hiểu bài học.

Ví dụ: Để giới thiệu vai trò của các phương châm hội thoại trong giao tiếp, GV có thể làm như sau:

Dân gian thường nói: “Ông nói gà bà nói vịt”. Quả thật không sai, trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, thì giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại.

Việc lưạ chọn ngữ liệu như thế nào là tùy thuộc vào mỗi người giáo viên và tùy thuộc vào nội dung của từng bài học cụ thể. Bởi vì như chúng ta biết phần giới thiệu bài không nằm trong chương trình của SGK, và cũng không có những ngữ liệu làm dẫn chứng. Trong qúa trình đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay thì phần giới thiệu bài cũng đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình lên lớp, nó cũng góp phần quyết định sự thành công của một tiết học. Góp phần tạo được không khí hưng phấn, đó là điều kiện thuận lợi cho một tiết học mà bất kỳ một giáo viên nào cũng cần lưu ý.

Ví dụ: Giới thiệu bài “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” SGK Ngữ văn 9 tập 1.

GV dùng bảng phụ đưa ra hai cách dẫn và cho HS nhận xét về mặt nội dng và hình thức.

Cách 1: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”.

Cách 2: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam, Bác Hồ đã nói với các em rằng non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các em.

Như chúng ta đã biết hiện tượng dẫn lại lời hay ý của người khác trong câu của người đang nói là hiện tượng đã được quan tâm từ xa xưa, việc căn cứ, nghiên cứu ngôn ngữ “lời” là lời nói bên ngoài, “ý” là lời nói bên trong. Ý và lời tuy giống nhau về nội dung, vẫn khác nhau về hình thức, tác dụng thực tế. Trên cơ sở đó, bài học này giúp em phân biệt được “cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” đồng thời biết lời dẫn khác ý dẫn.

Có nhiều cách giới thiệu bài mới nhưng chủ yếu và phổ thông nhất vẫn là phương pháp thông báo – giải thích. Để thực hiện phương pháp này giáo viên dùng hình thức diễn giảng thông báo cho học sinh nắm được vấn đề kiến thức. Khi thuyết giảng nên căn cứ vào các tri thức đã có của HS rồi trên cơ sở đó hướng HS tiếp cận đến vấn đề cần học. Ví dụ để giới thiệu bài Trau dồi vốn từ

tiếng Việt lớp 9 tiết 39. GV có thể giới thiệu bằng nhiều cách:

Cách 1: “Làm thế nào để hiểu biết được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ, qua đó ta cũng biết cách sử dụng từ đúng, không những thế vốn từ của ta ngày càng thêm phong phú. Không có cách nào khác là trau dồi vốn từ. Cụ thể về vấn đề này như thế nào? Mời cả lớp vào giờ học hôm nay”. Hoặc GV có thể đưa ngữ liệu lấy từ văn bản đã học trước đó kết hợp với kiểm tra bài cũ để giới thiệu bài mới.

Cách 2: Giáo viên gọi một học sinh đọc đoạn thơ cuối của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” ở nội dung miêu tả chị em Thúy Kiều du xuân đã về:

“Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uống quanh,

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

- Các từ: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ được gọi là loại từ gì?

- Giải thích ý nghĩa của các từ đó?

- Tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong đoạn thơ?

Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét cho điểm rồi dẫn dắt: Tác dụng của những từ ngữ đó không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người: đó là tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của Thúy Kiều trong một ngày du xuân tươi đẹp đang còn mà sự linh cảm về một điều gì đó sắp xảy ra… Có thể nói Nguyễn Du đã sử dụng các từ ngữ một cách chính xác, tinh tế và thành công trong việc thể hiện nội dung văn bản, làm được điều đó chính là nhờ tác giả biết được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ để vận dụng nó một cách phù hợp nhất. Ông chính là tấm gương sáng về trau dồi vốn từ. Vậy để hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ, cách rèn luyện như thế nào chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV cũng có thể vào bài bằng cách tạo ra một tình huống có vấn đề chứa đựng nhiệm vụ học tập của bài học như dùng hình thức đàm thoại với học sinh. Các em HS sẽ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau càng tốt. Trên cơ sở tranh luận đó, GV giới thiệu bài học, tiếp tục đặt câu hỏi để giải quyết mâu thuẫn, giúp HS nhận thức ra vấn đề.

Như vậy, giới thiệu bài học có rất nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào ý định của giáo viên, điều kiện thời gian, tình huống dạy học mà lựa chọn ngữ liệu

cho phù hợp, để đem lại hiệu quả cao, khơi gợi trí tò mò, sự ham học hỏi và tạo được hứng thú học tập cho học sinh.

2.3.1.2. Sử dụng ngữ liệu trong phần phân tích, chứng minh cho nội dung bài học.

Thông thường một tiết lên lớp đối với môn Ngữ văn nói chung và tiếng Việt nói riêng người giáo viên phải tuân theo đúng nguyên tắc và cần đảm bảo 5 bước: Ổn định, kiểm tra bài cũ, bài mới, củng cố và dặn dò. Trong đó bước thứ 3 vẫn là bước trọng tâm vì đây là bước truyền thụ kiến thức mới. Dù ít hay nhiều thì đây vẫn là một thao tác luôn được giáo viên chú trọng thực hiện.

Trong một tiết học thì thao tác truyền tải nội dung tri thức đóng vai trò trọng tâm, then chốt. HS có hiểu bài, có nắm được tri thức, có vận dụng, thực hành được các tri thức ấy hay không là nhờ vào hoạt động này. Vì thế việc lựa chọn ngữ liệu cũng có vai trò khá quan trọng, nó không chỉ cung cấp kiến thức mà nó chính là những mẫu chuẩn để HS có thể rèn luyện theo và từ đó tạo lập thành kỹ năng kỹ xảo, cuối cùng là đi đến đích vận dụng trong quá trình nói, viết, thực hành giao tiếp trong đời sống. Bài học là nơi cung cấp những hệ thống khái niệm, những quy tắc, những đơn vị tri thức thuộc thuộc các lĩnh vực ngữ âm, chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, văn bản,... Ngữ liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau từ văn xuôi, văn vần. Một bộ phận ngữ liệu được GV lựa chọn nhiều nhất và đem lại hiệu quả cao nhất cho tiết học phải kể đến những ngữ liệu VHDG, đặc biệt là những bài học về khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ phục vụ nhu cầu giao tiếp. Điều đó đã được ông bà ta ngay từ rất xa xưa lưu ý, chúng ta chẳng còn xa lạ với những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ rất quen thuộc và trở thành những lời khuyên nhủ, răng dạy:

- Ăn có nhai, nói có nghĩ. - Nói chín thì nên làm mười,

Nói mười làm chín kẻ cười người chê. - Lời nói không mất tiền mua,

- Nói gần nói xa chẳng qua nói thiệt. - Nói có sách mách có chứng.

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe. - Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.

- Người thanh tiếng nói cũng thanh,

Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu. - Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. - Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. - Chừng nào còn nước Đồng Nai Anh còn giết giặc không sai lời thề.

Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ ấy còn nhắc nhở, khuyên nhau khi nói phải lựa lời, chọn lời, cân nhắc ý tứ. Lời nói luôn có sẵn, đối với từng trường hợp cụ thể mà chúng ta dành những “lời hay ý đẹp” cho nhau. Có niềm vui nào hơn khi trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được nghe những lời nói đẹp, những lời nói hay, sâu sắc, để cho con người sống thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn. Mỗi cử chỉ, mỗi hành vi, mỗi việc làm, lời nói đều bộc lộ phần nào phẩm chất, đạo đức, nhân cách của con người. Một khi lời nói đã thốt ra thì không bao giờ lấy lại được nữa. Câu “nhất ngôn hạ xuất, tứ mã nan truy” đủ để biết sự cẩn trọng đến nhường nào trong lời ăn tiếng nói.

Như chúng ta đã biết hầu hết tất cả các tri thức nói chung và tri thức về môn Tiếng Việt nói riêng đều được các nhà biên soạn sách giáo khoa đưa ngữ liệu vào để minh họa cho nội dung kiến thức. Đó có thể là những ngữ liệu được lấy từ văn bản vừa học, những văn bản trong chương trình, hay những những câu chuyện vui, những giai thoại chữ nghĩa để chứng minh cho nội dung kiến thức. Với những ngữ liệu có sẵn từ SGK người GV chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu, phân tích mẫu ngữ liệu ấy để rút ra nội dung bài học và thực hành theo mẫu.

Ví dụ 1: Để hình thành khái niệm về “Phương châm về chất” SGK ngữ văn 9 tập 1 đã đưa ra ngữ liệu về “Quả bí khổng lồ”. Chúng tôi đã dựa vào đó để sáng tạo ra ngữ liệu sau đây:

ĐỐI ĐÁP CỦA HAI NGƯỜI LAO ĐỘNG GIỎI

Hai người ở hai xã khác nhau nhưng cùng tham dự Hội nghị những người lao động giỏi của huyện Vĩnh Cửu. Xong hội nghị, người lao động giỏi về nông nghiệp dẫn người lao động giỏi về thủ công nghiệp về nhà chơi. Khi đi qua rẫy người bạn, anh làm thủ công nghiệp thấy quả bí rất to bèn kêu lên:

- Chà! Quả bí kia to thật!

Anh bạn làm nông nghiệp vốn hay nói khoác, cười mà bảo rằng:

- Thế thì lấy gì làm to! Năm ngoái tôi có quả bí to hơn nhiều, to như gian nhà bếp kia kìa!

Anh kia nói ngay:

- Ừ! Năm ngoái thợ đúc nồi của tôi cũng đã làm cái nồi to bằng gian nhà lớn bên cạnh gian nhà bếp đấy!

Anh làm nông nghiệp vặn lại:

- Cái nồi to như thế thì dùng để làm gì? Anh kia giải thích:

- Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí của anh vừa nói ấy mà!

Hai người bạn cùng cười lớn, tâm đắc với trò nói khoác “đôi lứa xứng đôi” của mình.

(Theo: Phỏng theo truyện cười dân gian) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV cho HS đọc mẫu ví dụ và đưa ra những câu hỏi hướng dẫn gợi ý như sau:

Truyện cười này phê phán điều gì? Truyện phê phán những người nói khoác, sai sự thật, không đúng với sự thật và trong thực tế thì không có quả bí

Một phần của tài liệu Sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng việt lớp 9 ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 52 - 60)